- Trang chủ
- Chẩn đoán & điều trị
- Chẩn đoán và điều trị bệnh máu
- Thiếu máu hồng cầu non chứa sắt không Hemoglobin
Thiếu máu hồng cầu non chứa sắt không Hemoglobin
Khi nhiễm độc chì là nguyên nhân, có thể điều trị bằng liệu pháp chelat hóa. Đôi khi bệnh giảm với những liều folat hoặc pyridoxin 200 mg/ngày, nhưng đa số không đáp ứng với điều trị.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Có thiếu máu ở người trưởng thành như hematocrit thấp hơn 4.1% (Hb < 13,5 g/dL) ở nam hay 37% (Hb < 12 g/dL) ở nữ. Dựa vào bệnh sử, nghĩ đến thiếu máu bẩm sinh khi có tiền sử cá nhân và gia đình. Dinh dưỡng thiếu thốn gây thiếu acid folic và có thể tham gia vào thiếu sắt. Phải luôn luôn nghĩ đến thiếu sắt khi có chảy máu. Thăm khám thực thể bao gồm chú ý cẩn thận đến các dấu hiệu của những bệnh máu tiên phát (các bệnh ở hạch, gan lách to hay tủy xương suy kém). Những thay đổi niêm mạc như lưỡi nhẵn bóng đưa ra khả năng thiếu máu hồng cầu khổng lồ.
Thiếu máu được phân loại tùy theo cơ sở sinh lí bệnh của chúng nghĩa là hoặc liên quan đến giảm sản xuất hoặc tăng mất hồng cầu hay tùy theo kích thước tế bào. Các khả năng chẩn đoán khi có thiếu máu hồng cầu nhỏ là thiếu sắt, bệnh thalassemia và thiếu máu trong những bệnh mạn tính. Thiếu máu hồng cầu nhỏ nhiều (Mean Cell volume - MCV - thể tích trung bình hồng câu < 70 fL) thường là do hoặc thiếu sát hoặc do thalassemia. Thiếu máu hồng cầu to có thể do hoặc nguyên hồng cầu khổng lò (thiếu folat hay vitamin B12) hoặc do những nguyên nhân không phải nguyên hồng cầu khổng lồ. Thiếu máu hồng cầu to quá (MCV > 125 fL) phần lớn do những nguyền nhân nguyên hồng cầu khổng lồ; cá biệt do hội chứng rối loạn tủy hoặc trước hay sau hóa trị liệu.
Thiếu máu hồng cầu non chứa sắt không hemoglobin là một nhóm không đồng nhất các bệnh trong đó tổng hợp hemoglobin bị giảm thiểu vì tổn thương heme cố định vào protoporphyrin để tạo thành hemoglobin. Sắt tập trung đặc biệt vào ti lạp thể. Nhuộm bằng xanh Prussian tủy xương sẽ phát hiện hồng cầu non chứa sắt không hemoglobin có vòng, những tế bào có lắng đọng sắt (ở trong ty lạp thể) bao vòng quanh nhân hồng cầu. Rối loạn này thường là mắc phải. Đôi khi nó biểu hiện một giai đoạn tiến triển của một rối loạn tủy xương lan tràn (loạn sản tủy) mà sau này có thể tận cùng bằng bệnh bạch cầu cấp. Những nguyên nhân quan trọng khác bao gồm nghiện rượu mạn tính, độc do thuốc (các chất chống ho, chloramphenicol) và nhiễm độc chì.
Người bệnh không có những dấu hiệu lâm sàng đặc trưng ngoài những dấu hiệu liên quan đến thiếu máu. Thiếu máu thường là nhẹ với hematocrit 20 - 30%, nhưng nhiều khi vẫn cần phải truyền máu. Tuy MCV thường là bình thường hoặc tăng nhẹ, đôi khi thấp làm dễ nhầm với thiếu sắt. Kính phết máu ngoại biên cho thấy một cách rất đặc hiệu một quần thể hồng cầu hai hình thái: một bình thường và một nhược sắc. Chính do sự hiện diện của các tế bào hồng cầu nhược sắc ở kính phết máu ngoại biên kết hợp với MCV thấp mà làm tăng chẩn đoán thiếu sắt. Trong những trường hợp ngộ độc chì, có những chấm thô kiềm tính trong hồng cầu.
Chẩn đoán bằng cách khám tủy xương. Tủy tăng sinh hồng cầu một cách đặc biệt, một dấu hiệu tạo hồng cầu không hiệu quả (lan tràn những ổ tạo hồng cầu trong tủy xương nhưng không có hiệu quả trong việc sản xuất ra hồng cầu lưới ở máu ngoại vi). Vết sắt trong tủy cho thấy một sự tăng toàn thể dự trữ sắt và có những vòng hồng bầu non chứa sắt không hemoglobin. Những dấu hiệu labô đặc trưng khác gồm sắt huyết thanh cao và độ bão hoà transferrin cao. Nếu có nhiễm độc chì thì mức chỉ trong huyết thanh sẽ tăng lên.
Khi nhiễm độc chì là nguyên nhân, có thể điều trị bằng liệu pháp chelat hóa. Đôi khi bệnh giảm với những liều folat hoặc pyridoxin 200 mg/ngày, nhưng đa số không đáp ứng với điều trị. Đôi khi, thiếu máu nặng đến mức cần truyền máu. Những bệnh nhân này thường không đáp ứng với liệu pháp erythropoietin.