Giải phẫu bệnh của ruột thừa

2012-11-29 01:56 PM

Bệnh có thể có ở mọi tuổi nhưng xuất độ bệnh cao nhất xảy ra ở thanh niên và người trẻ. Nam giới có xuất độ bệnh cao gấp 5 lần nữ giới.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Ruột thừa ở người vẫn là một bộ phận bí ẩn vì người ta chưa biết rõ chức năng của nó. Có quan điểm cho rằng ruột thừa có chức năng miễn dịch tương tự với túi Fabricius của loài chim.

Ruột thừa có kích thước thay đổi, đường kính thường từ 0,5-1cm, dài khoảng 8cm. Gốc ruột thừa đổ vào manh tràng khoảng 3cm dưới góc hồi manh tràng, nơi 3 dãy cơ dọc hội tụ. Ruột thừa có mạc treo và rất di động nên có thể nằm ở nhiều vị trí. Bình thường ruột thừa nằm ở vị trí điểm giữa đường nối gai chậu trước trên đến rốn (điểm Mac Burney).

Vách ruột thừa rất dày, có cấu trúc 4 lớp như ruột già. Điểm đặc biệt là ruột thừa có rất nhiều mô limphô ở lớp niêm mạc và dưới niêm mạc. Ở người trẻ, mô limphô tạo thành một lớp liên tục với các nang limphô.

Mô limphô teo đét dần theo tuổi và biến mất ở người già (lúc đó, phần xa của ruột thừa cũng bị xơ hóa).

Viêm ruột thừa cấp tính

Bệnh có thể có ở mọi tuổi nhưng xuất độ bệnh cao nhất xảy ra ở thanh niên và người trẻ. Nam giới có xuất độ bệnh cao gấp 5 lần nữ giới.

Nửa thế kỷ trước, Wangenstean và cộng sự đã chứng minh rằng nghẹt ruột thừa đưa đến viêm. Ruột thừa có thể bị nghẹt vì cục phân cứng, u, sỏi, một búi ký sinh trùng (giun kim). Hiếm khi ruột thừa bị nghẽn do dây dính bên ngoài, do tăng sản mô limphô trong lòng ruột (đi kèm với bệnh nhiễm virus toàn thân).

Khi ruột thừa bị nghẹt, kèm theo dịch nhầy được tiết ra, áp suất trong lòng khúc ruột bị nghẽn tăng lên, làm xẹp các tĩnh mạch. Sau đó là tình trạng thiếu máu tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập gây nên phản ứng viêm với phù và tiết dịch. Tình trạng thiếu máu và xâm nhập vi khuẩn tạo thành một vòng lẩn quẩn khiến cho viêm ngày càng nhiều thêm.

Tuy nhiên, cũng có một số rất ít trường hợp ruột thừa không bị nghẽn mà vẫn bị viêm cấp, những trường hợp này người ta không biết nguyên nhân.

Lúc đầu, chỉ có ít dịch xuất chứa bạch cầu đa nhân trung tính ở niêm mạc, dưới niêm mạc (đôi khi có tổn thương niêm mạc) và có kèm sung huyết và thấm nhập bạch cầu ở dưới thanh mạc.        

Lúc ấy, thanh mạc trơn, bóng, chắc và lốm đốm có hạt (viêm ruột thừa cấp tính giai đoạn sớm).

Trễ hơn, bạch cầu đa nhân trung tính thấm nhập nhiều hơn các lớp của thành ruột nhất là ở lớp cơ. Lớp thanh mạc được phủ bởi lớp mủ fibrin. Sau đó, có các ổ áp xe ở vách kèm theo loét và hoại tử có mủ ở niêm mạc (viêm ruột thừa cấp tính có mủ).

Nếu diễn tiến xấu hơn, có loét xuất huyết niêm mạc, hoại tử và hoại thư ở vách ra đến thanh mạc, có thể gây vỡ ruột thừa (viêm ruột thừa cấp hoại tử), gây viêm phúc mạc, hoặc áp xe ruột thừa.

Một số rất hiếm trường hợp có thể gây biến chứng viêm tĩnh mạch có mủ, áp xe gan.

Diễn tiến của bệnh viêm ruột thừa cấp rất hiếm khi có thể tự phục hồi và hóa sẹo nếu tổn thương ít. Đôi khi chuyển sang viêm mạn tính kèm theo có lỗ dò.

Ruột thừa cũng có thể bị ảnh hưởng do các bệnh khác như bệnh Crohn, sốt thương hàn, viêm ruột do amip.

Viêm ruột thừa mạn tính

Rất hiếm gặp, thường nhất là những cơn cấp tính tái đi tái lại nhiều lần khiến người ta nghĩ đến viêm ruột thừa mạn tính.

Trên một số bệnh nhân, ruột thừa chỉ là một sợi dây bằng mô sợi từ lúc mới sinh và được coi là hậu quả của phản ứng viêm mạn tính.

Bài viết cùng chuyên mục

Giải phẫu bệnh thiếu nước và sung huyết

Thiếu hụt nước sẽ gây tăng natrium máu làm tăng trương lực của dịch ngoài tế bào kèm thiếu nước trong tế bào. Ngược lại, thiếu hụt natrium hoặc hạ natrium sẽ cản trở việc chế tiết hormon chống lợi niệu làm nước thoát ra ngoài kèm nước nhập vào trong tế bào.

Giải phẫu bệnh tổn thương huyết tắc

Huyết tắc là kết quả của quá trình di chuyển một vật lạ trong dòng huyết lưu, rồi ngưng chuyển để gây lấp kín lòng mạch (embolein: đẩy vào) taọ nên cục huyết tắc.

Phân tích biểu đồ trong suy tim cấp và mạn còn bù

Trong suốt những giây đầu tiên sau cơn đau tim, đường cong cung lượng tim giảm xuống tới đường thấp nhất. Trong những giây này, đường cong máu tĩnh mạch trở về vẫn không thay đổi do tuần hoàn ngoại vi vẫn hoạt động bình thường.

Giải phẫu bệnh ung thư gan

Ngày nay người ta thấy có sự liên quan rõ ràng giữa ung thư này với bệnh xơ gan, với sự nhiễm virus viêm gan siêu vi B.

Giải phẫu bệnh viêm cổ tử cung

Viêm do vi khuẩn quan trọng vì có thể đi kèm với nhiễm khuẩn lên nội mạc tử cung, vòi trứng và phúc mạc chậu, hoặc lây qua nhau và thai hay bé sơ sinh.

Các kỹ thuật của giải phẫu bệnh

Các bệnh lý đặc trưng, nhà giải phẫu bệnh có kinh nghiệm có thể diễn giải chẩn đoán một cách chính xác ngay từ cái nhìn đầu tiên.

Giải phẫu bệnh tuyến tiền liệt

Tổn thương viêm cấp có thể chỉ là các ổ áp xe nhỏ, nhiều chỗ, có thể là vùng hoại tử do khu trú, hoặc là tình trạng hoá mủ, sung huyết

Giải phẫu bệnh viêm đại tràng

Như đã đề cập trong phần bệnh Crohn của bài trước, bệnh viêm loét đại tràng vô căn có một số đặc điểm chung với bệnh Crohn

Giải phẫu bệnh nội mạc tử cung và thuốc

Xuất huyết bất thường, và có tác dụng cộng hưởng với progesterone, giúp hạ liều progestin trong viên thuốc ngừa thai.

Giải phẫu bệnh dương vật

U có dạng sùi như quả dâu hay như bông cải, thường nằm ở rãnh vòng đầu dương vật, có dạng một hay nhiều nhú. U mềm, màu hồng và có nhiều mạch máu.

Giải phẫu bệnh bệnh của miệng và xương hàm

Một loại không thường gặp là u nguyên bào cơ có hạt ở lưỡi, có hình thái giống u cùng tên ở nơi khác, gồm những tế bào to với bào tương có hạt.

Giải phẫu bệnh tụy tạng

Tụy của người trưởng thành dài khoảng 15 cm, nặng 60-100g, gồm đầu tụy, thân tụy và đuôi tụy. Ở đầu tụy có ống Wirsung dẫn dịch ngoại tiết vào tá tràng.

Giải phẫu bệnh phù

Phù là sự ứ đọng bất thường các dịch đó trong ở mô đệm kẽ, còn ứ đọng dịch ở trong tế bào là hiện tượng thũng đồng thẩm thấu. Hình thái đại thể và vi thể của phù thường khác biệt tùy thuộc vị trí và cấu trúc của tạng bị thương tổn.

Giải phẫu bệnh của đường mật

Bệnh sỏi túi mật hay kèm với viêm túi mật mạn. Tuy vậy chỉ có 20% bệnh nhân sỏi mật có triệu chứng lâm sàng khi sỏi to, gây vàng da tắc mật.

Lịch sử giải phẫu bệnh

Sau Hippcrate có Galen, Galen là một thầy thuốc và nhà triết học nổi tiếng người La Mã gốc Hy Lạp, và có lẽ là nhà nghiên cứu y học tài ba nhất của thời La Mã.

Giải phẫu bệnh nguyên nhân gây phù viêm

Khoảng 65% tổng số tế bào trong máu lưu thông là bạch cầu, 5 - 10% là bạch cầu nhân đơn, tỷ lệ còn lại là những loại tế bào khác. Bạch cầu chỉ di chuyển trong máu trong khoảng thời gian 6 giờ rồi bị hủy hoại ở lách.

Giải phẫu bệnh nội mạc tử cung và chuyển sản

Tăng sản dạng nang: Đây là dạng phổ biến nhất. Các tuyến dãn nở, kích thước thay đổi, được lót bởi một lớp thượng mô trụ cao, rải rác có hình ảnh phân bào. Thượng mô có thể xếp thành nhiều tầng.

Giải phẫu học cổ tử cung trong giải phẫu bệnh

Cổ tử cung được bao phủ bởi hai lớp thượng mô: thượng mô gai cổ ngoài và thượng mô trụ cổ trong.

Giải phẫu bệnh các yếu tố và giai đoạn của viêm

Viêm (từ nguyên la tinh inflammare có nghĩa là lửa cháy và từ nguyên Hán (  ) có nghĩa là nóng, nhiệt) là một hiện tượng đã được nói đến từ thời cổ đại (thiên niên kỷ 4 trước công nguyên - thế kỷ 5 sau công nguyên).

Giải phẫu bệnh tuyến giáp

U giả, được hình thành do sự tồn tại của mô ống giáp-lưỡi, tiến triển rất chậm, 1/3 trường hợp có từ lúc mới sinh, 2/3 trường hợp chỉ xuất hiện khi bệnh nhân lớn.

Giải phẫu bệnh u lành tử cung

Pôlíp teo đét: có lớp tuyến teo đét, tế bào tuyến vuông hay trụ thấp. Các tuyến dãn nở, lớn hơn bình thường

Giải phẫu bệnh u đại tràng

Bệnh có ở mọi tuổi, nhưng thường được chẩn đoán ở bệnh nhân 60 đến 70 tuổi, nhân lúc bệnh nhân được khám bằng soi đại tràng sigma

Giải phẫu bệnh u lành tính dạ dày

Dù chỉ có xuất độ 0,5% các trường hợp tử thiết, pôlíp cũng là loại u lành thường thấy nhất của dạ dày. Có 2 loại: pôlíp tăng sản và u tuyến dạng pôlíp.

Giải phẫu bệnh ung thư buồng trứng do di căn

U có thể có các bọc lót bởi tế bào chế tiết nhầy, có chứa mô hoại tử và chất nhầy nhiều hơn carcinom tuyến bọc dịch nhầy của buồng trứng.

Giải phẫu bệnh hoạt động đại thực bào

Đại bào có kích thước lớn và chứa tới hàng chục nhân, được hình thành do nhiều đại thực bào kết dính với nhau hoặc do đại thực bào có nhân chia nhưng bào tương không phân chia. Có thể phân biệt 2 dạng đại bào: