- Trang chủ
- Sách y học
- Bài giảng giải phẫu bệnh
- Giải phẫu bệnh rối loạn chức năng tử cung
Giải phẫu bệnh rối loạn chức năng tử cung
Rối loạn chức năng phổ biến nhất là dứt estrogen trong các chu kỳ kinh nguyệt không phóng noãn
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Nội mạc tử cung nhạy cảm với sự thay đổi estrogen và progesterone. Trong tuổi hoạt động sinh dục, nội mạc tăng sản, biệt hoá và tróc theo chu kỳ kinh nguyệt. Ở chu kỳ kinh nguyệt có phóng noãn, giai đoạn chế tiết kéo dài 14 ngày, còn giai đoạn phát triển có thể thay đổi từ 10-20 ngày, hình thành các chu kỳ kinh nguyệt dài ngắn khác nhau. Các bất thường của trục hạ đồi-tuyến yên-buồng trứng có thể làm rối loạn sự chín của nang trứng, sự rụng trứng hay sự phát triển của hoàng thể.
Các rối loạn này được biểu hiện bằng xuất huyết bất thường của tử cung hay vô sinh, hay cả hai.
Khi chẩn đoán rối loạn chức năng, cần loại trừ các bệnh lý khác như pôlíp nội mạc tử cung, bệnh lạc nội mạc ở tử cung, u cơ trơn tử cung, viêm nội mạc tử cung, teo đét nội mạc, có vòng tránh thai trong tử cung, dùng thuốc ngừa thai, sẩy thai, thai ngoài tử cung, tăng sản nội mạc tử cung, u ác, bệnh nhau thai v.v...
Rối loạn chức năng phổ biến nhất là dứt estrogen trong các chu kỳ kinh nguyệt không phóng noãn. Hiếm hơn là thể vàng thoái triển sớm hoặc thể vàng hoạt động bất thường.
Xuất huyết do dứt estrogen và không rụng trứng
Ở các chu kỳ kinh không phóng noãn, một hay nhiều nang trứng phát triển, các tế bào hạt và vỏ tổng hợp estradiol. Chất estradiol gây tăng sản nội mạc tử cung, nhưng trứng không rụng, không có hoàng thể và như vậy không có progesteron. Do đó, các nang trứng có thể tiếp tục tồn tại, hoặc có thể thoái triển, làm giảm lượng estrogen, và gây xuất huyết nội mạc tử cung.
Tình trạng này thường gặp lúc dậy thì và lúc sắp mãn kinh. Gần 60% các chu kỳ kinh năm đầu lúc dậy thì không có phóng noãn, do đó bệnh nhân có vòng kinh không đều, có khi có cường kinh.
Vi thể:
Nội mạc tử cung có các tuyến nội mạc không dị dạng, xếp chen chúc cạnh nhau do mô đệm bị hoại tử, các tiểu động mạch xoắn không phát triển, các tiểu tĩnh mạch dãn nở lớn trong lòng có huyết khối.
Có thể điều trị với viên thuốc ngừa thai phối hợp progestin-estrogen. Bệnh nhân trên 35 tuổi cần được làm thêm sinh thiết nội mạc tử cung.
Xuất huyết do khiếm khuyết giai đoạn chế tiết
Rối loạn này thường do thể vàng tiết ra không đủ progesterone hoặc do giảm số thụ thể progesterone của tế bào nội mạc tử cung. Hậu quả là kinh xảy ra 6-9 ngày sau đỉnh cao của luteinizing hormone (LH).
Thể vàng kém phát triển có thể do nồng độ follicle-stimulating hormone (FSH) trong giai đoạn phát triển thấp, hoặc do các đỉnh cao FSH và LH giữa chu kỳ kinh thấp, khiến cho tế bào hạt không chuyển được sang tế bào lutein tốt. Nồng độ prolactin cao cũng có thể ức chế sự tiết progesterone.
Vi thể:
Nội mạc tử cung ở giai đoạn chế tiết nhưng trưởng thành chậm hơn hai ngày so với bình thường, chẳng hạn ở ngày 26 thì nội mạc như ở ngày 22 của chu kỳ bình thường. Các tuyến có tế bào chế tiết nhưng không ngoằn ngoèo hình sao như tuyến bình thường. Mô đệm có thể không có phản ứng, không phù, không có hình thành màng rụng.
Điều trị bằng clomiphen citrate hay gonadotropin để làm tăng lượng FSH. Nếu rối loạn do giảm thiểu progesterone, điều trị bằng viên progesterone đặt âm đạo hoặc dùng human chorionic gonadotropin (HCG) để kích thích thể vàng.
Bromocryptine được dùng ở các bệnh nhân có tăng lượng prolactin trong máu.
Xuất huyết do bong nội mạc tử cung không đồng đều
Rối loạn này thường gây cường kinh kéo dài, đôi khi Xuất huyết kéo dài hơn hai tuần lễ, do thể vàng tồn tại và tiếp tục tiết ra progesteron hoặc cũng xảy ra khi chích nhiều liều nhỏ progesterone trong lúc hành kinh.
Vi thể:
Các tuyến nội mạc có nhiều hình ảnh khác nhau: các tuyến ở giai đoạn đầu phát triển xen lẫn với các tuyến hình sao ở giai đoạn chế tiết. Mô đệm quanh các tuyến dày, với nhiều bạch cầu ở vùng các tuyến ở giai đoạn phát triển, phù nề với nhiều tế bào sắp sửa thành tế bào màng bụng. Có thể có các huyết khối trong lòng mạch.
Bài viết cùng chuyên mục
Lịch sử giải phẫu bệnh
Sau Hippcrate có Galen, Galen là một thầy thuốc và nhà triết học nổi tiếng người La Mã gốc Hy Lạp, và có lẽ là nhà nghiên cứu y học tài ba nhất của thời La Mã.
Giải phẫu bệnh ung thư phần mềm
U có nhiều thùy, đặc, 5-10cm hoặc lớn hơn. U thường lan dọc theo màng cân hoặc thớ cơ, vì vậy cho tỷ lệ tái phát cao. Mặt cắt màu xám hoặc trắng và thay đổi tùy theo dạng vi thể.
Giải phẫu bệnh viêm dạ dày
Trong thể bệnh nhẹ, thượng mô bề mặt còn nguyên và lớp dưới có thấm nhập rải rác bạch cầu đa nhân.
Giải phẫu bệnh u hỗn hợp trung bì tử cung
U Muller hỗn hợp là loại sarcom tử cung thường gặp nhất dù chỉ chiếm 1,5% u ác tử cung và là u có độ ác tính cao
Giải phẫu bệnh ung thư gan
Ngày nay người ta thấy có sự liên quan rõ ràng giữa ung thư này với bệnh xơ gan, với sự nhiễm virus viêm gan siêu vi B.
Tổn thương cơ bản của tế bào và mô
Các enzym này trong máu có thể đo lường và sử dụng trên lâm sàng để phát hiện bệnh và theo dõi điều trị, ví dụ trong nhồi máu cơ tim.
Giải phẫu bệnh của gan
Các enzym SGOT (serum glutamic oxaloacetic transferase) và SGPT (serum glutamic pyruvic transferase) do gan tổng hợp
Giải phẫu bệnh phù
Phù là sự ứ đọng bất thường các dịch đó trong ở mô đệm kẽ, còn ứ đọng dịch ở trong tế bào là hiện tượng thũng đồng thẩm thấu. Hình thái đại thể và vi thể của phù thường khác biệt tùy thuộc vị trí và cấu trúc của tạng bị thương tổn.
Lợi hại và phân loại viêm theo giải phẫu bệnh
Do giãn mạch tạm thời (động và tĩnh mạch), có thể biểu hiện dưới dạng hồng ban do nắng, ngoại ban (exanthema), tổn thương do nhiễm khuẩn.
Giải phẫu bệnh u lành phần mềm
Hình ảnh vi thể đặc hiệu là có rất nhiều thực bào với không bào lớn chứa các chất dạng mỡ, ngoài ra còn có các tế bào hình thoi tạo sợi và đôi khi có đại bào đa nhân.
Giải phẫu bệnh tổn thương chảy máu
Chảy máu là tình trạng máu ra khỏi hệ tuần hoàn, có thể (a): khu trú tại một điểm trong cơ thể (b) lan tỏa (thường là biểu hiện của một bệnh hệ thống).
Giải phẫu bệnh thiếu nước và sung huyết
Thiếu hụt nước sẽ gây tăng natrium máu làm tăng trương lực của dịch ngoài tế bào kèm thiếu nước trong tế bào. Ngược lại, thiếu hụt natrium hoặc hạ natrium sẽ cản trở việc chế tiết hormon chống lợi niệu làm nước thoát ra ngoài kèm nước nhập vào trong tế bào.
Giải phẫu bệnh khối u
U là khối mô tân tạo. Các thuật ngữ lành tính và ác tính tương quan với quá trình tân sinh. U lành tính phát triển khu trú, tại chỗ; u ác tính xâm nhập mô, và có thể di căn đến cơ quan xa.
Giải phẫu bệnh viêm xương
Bệnh viêm mủ xương-tủy có thể chia làm 3 giai đoạn diễn tiến liên tục và chuyển đổi từ từ không có ranh giới rõ rệt: cấp, bán cấp và mạn tính.
Giải phẫu bệnh bệnh thực quản
Thực quản có lớp niêm mạc là thượng mô lát tầng không sừng hoá, đoạn gần tâm vị có tuyến giống tuyến tâm vị. Lớp cơ thực quản có 2 loại: cơ vân ở 1/3 trên và cơ trơn 2/3 dưới.
Giải phẫu bệnh nội mạc tử cung và vòng tránh thai
Vòng có chất đồng ít gây ra viêm hơn. Bạch cầu thường chỉ tập trung trong lòng các ống tuyến, có xuất tiết ở bề mặt nội mạc tử cung còn mô đệm nội mạc bình thường.
Giải phẫu bệnh dị tật bẩm sinh tử cung
Nếu teo đét ở một ống Mller, sẽ chỉ có loa vòi và một khối cơ ở thành chậu bên, hoặc có dạng tử cung hai sừng một cổ với một sừng thô sơ.
Giải phẫu bệnh u lành tuyến vú
Các đám tuyến tròn hoặc bầu dục, được lót bởi một hay nhiều lớp tế bào hình trụ hoặc đa diện. Màng đáy còn nguyên và rõ
Sarcom cơ trơn tử cung
Hầu hết sarcom cơ trơn nằm trong lớp cơ, dưới dạng một khối đơn độc, đường kính trung bình là 9cm, bờ không rõ rệt, mềm hay chắc.
Giải phẫu bệnh viêm cổ tử cung
Viêm do vi khuẩn quan trọng vì có thể đi kèm với nhiễm khuẩn lên nội mạc tử cung, vòi trứng và phúc mạc chậu, hoặc lây qua nhau và thai hay bé sơ sinh.
Giải phẫu bệnh tinh hoàn
Tinh hoàn có các nang lao hoặc có phản ứng tế bào với thấm nhập bạch cầu đa nhân, tương bào, tế bào thượng mô tróc, tế bào đơn nhân, đại bào nhiều nhân và vi trùng lao.
Nội dung nghiên cứu và nhiệm vụ giải phẫu bệnh
Tham gia vào các nghiên cứu với lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng khác. Kết hợp, đối chiếu kết quả để đưa ra kết luận cuối cùng.
Giải phẫu bệnh ung thư
Các ung thư thường gặp ở nam giới là ung thư của tuyến tiền liệt, phổi, và đại tràng. Ở nữ giới, các ung thư thường gặp là cổ tử cung, vú, phổi, và đại tràng.
Giải phẫu bệnh của tuyến nước bọt
Nước bọt có nhiều nước, mucin, glycoprotein giúp làm trơn thức ăn, làm dễ nuốt. Nước bọt có tính sát khuẩn và là một chất đệm tốt. Trong nước bọt cũng có enzym amylase (ptyalin) có khả năng biến đổi tinh bột thành maltose và phân giải glycogen, và nhiều loại enzym khác.
Giải phẫu bệnh phần mềm
Việc chẩn đoán các u hiếm cần rất thận trọng và được hội chẩn liên khoa giải phẫu bệnh-lâm sàng-hình ảnh học y khoa.