- Trang chủ
- Sách y học
- Bài giảng giải phẫu bệnh
- Phân tích biểu đồ trong suy tim cấp và mạn còn bù
Phân tích biểu đồ trong suy tim cấp và mạn còn bù
Trong suốt những giây đầu tiên sau cơn đau tim, đường cong cung lượng tim giảm xuống tới đường thấp nhất. Trong những giây này, đường cong máu tĩnh mạch trở về vẫn không thay đổi do tuần hoàn ngoại vi vẫn hoạt động bình thường.
Hình cho thấy cung lượng tim và tuần hoàn ngoại vi. Hai đường cong đi qua điểm A là (1) đường cong cung lượng tim bình thường và (2) đường cong máu tĩnh mạch trở về. Chỉ có một điểm duy nhất trong mỗi đường mà tại đó tuần hoàn hệ thống có thể hoạt động ở điểm A, nơi 2 đường cắt nhau. Do đó, trạng thái bình thường của tuần hoàn là cung lượng tim 5L/ phút và áp lực nhĩ phải là 0 mmHg.
Hình. Thay đổi cung lượng tim và áp lực tâm nhĩ phải tiến triển trong các giai đoạn suy tim khác nhau.
Cơn đau tim cấp giảm đường cong cung lượng tim
Trong suốt những giây đầu tiên sau cơn đau tim, đường cong cung lượng tim giảm xuống tới đường thấp nhất. Trong những giây này, đường cong máu tĩnh mạch trở về vẫn không thay đổi do tuần hoàn ngoại vi vẫn hoạt động bình thường. Do đó, trạng thái mới của hệ tuần hoàn được biểu diễn ở điểm B, nơi đường cong cung lượng tim cắt đường cong máu tĩnh mạch đổ về. Do đó áp lực nhĩ phải tăng ngay đến 4 mmHg, khi cung lượng tim giảm 2 L/ phút.
Phản xạ giao cảm tăng cung lượng tim và máu tĩnh mạch trở về
Trong 30 giây tiếp theo, phản xạ giao cảm tăng lên. Chúng làm tăng cả cung lượng tim và máu tĩnh mạch trở về. Kích thích giao cảm có thể làm tăng mức độ cao nhất của đường cong cung lượng tim lên 30-100%. Nó cũng làm tăng áp lực đổ đầy trung bình (thể hiện tại điểm nơi đường cong máu tĩnh mạch đổ về cắt trục 0) vài mmHg- trong hình trên, từ giá trị bình thường là 7 mmHg lên đến 10 mmHg. Tăng áp lực đổ đầy hệ thống trung bình có nghĩa là chuyển toàn bộ đường cong máu tĩnh mạch đổ về sang phải và lên trên. Đường cong cung lượng tim và lượng máu tĩnh mạch về tim mới bây giờ bằng với điểm C- áp lực nhĩ phải là +5 mmHg và cung lượng tim là 4 L/phút.
Sự bù trong vài ngày tiếp theo sau khi tăng cung lượng tim và lượng máu tĩnh mạch trở về
Trong tuần tiếp theo, cung lượng tim và lượng máu tĩnh mach về tăng lên do (1) tim hồi phục một phần (2) thận giữ muối và nước, làm tăng áp lực đổ đầy hệ thống lên 12 mmHg. Hai đường cong mới này hiện tại cân bằng tại điểm D. Do đó cung lượng tim trở về bình thường. Áp lực nhĩ trái vẫn tăng đến 6 mmHg. Do cung lượng tim bình thường, lượng nước tiểu cũng bình thường, do đó trạng thái cân bằng dịch mới đạt được. Tuần hoàn hệ thống sẽ tiếp tục thực hiện chức năng tại điểm D và duy trì ổn định, với cung lượng tim bình thường và áp lực nhĩ phải tăng, cho đến khi những yếu tố bên ngoài làm thay đổi đường cong cung lượng tim hoặc lượng máu tĩnh mạch trở về. Sử dụng kĩ thuật phân tích này, một người có thể nhìn thấy sự quan trọng của giữ dịch và làm thế nào nó dẫn đến trạng thái cân bằng mới của tuần hoàn trong suy tim nhẹ hoặc trung bình. Và một người có thể thấy mối liên hệ giữa áp lực đổ đầy hệ thông và khả năng tống máu của tim ở nhiều mức suy tim khác nhau.
Bài mới nhất
Bệnh võng mạc do tăng huyết áp và xuất huyết võng mạc
Bệnh võng mạc do tăng huyết áp và vi phình mạch
Bệnh võng mạc do tăng huyết áp và vệt bông
Bệnh võng mạc do tăng huyết áp và dấu hiệu dây bạc và dây đồng
Bệnh võng mạc do tăng huyết áp và bắt chéo động tĩnh mạch
Gan to trong bệnh tim: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Permixon: thuốc điều trị rối loạn tiểu tiện do phì đại tuyến tiền liệt
Phản hồi gan tĩnh mạch cảnh: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Dấu hiệu Ewart: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Picaroxin: thuốc Ciprofloxacin chỉ định điều trị nhiễm khuẩn
Ozurdex: thuốc điều trị phù hoàng điểm và điều trị viêm màng bồ đào
Oztis: thuốc điều trị triệu chứng viêm khớp gối nhẹ và trung bình
OxyNeo: thuốc giảm đau cho bệnh nhân ung thư và sau khi phẫu thuật
Ossopan: thuốc điều trị thiếu can xi khi đang lớn, có thai và cho con bú
Xanh tím và xanh tím ngoại biên: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Xanh tím và xanh tím trung ương: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Các tiếng rales ở phổi trong bệnh tim: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Ngón tay và ngón chân dùi trống: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Thở Cheyne Stokes trong bệnh tim: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Tiếng thổi động mạch cảnh: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân mảng xơ vữa
Suy mòn cơ thể do bệnh tim: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Dấu hiệu Buerger: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân bệnh tim mạch
Oxycontin: thuốc điều trị đau nặng cần dùng thuốc opioid hàng ngày
Nhịp tim chậm: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Mạch loạn nhịp xoang: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân