Địa hoàng ẩm tử

2013-05-19 09:17 PM

Đặc điểm ghép các vị thuốc của bài này là cùng dùng hai loại thuốc ôn thận tư âm và khai khiếu an thần, nhằm chữa bệnh trúng phong.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Thành phần

1.  Can địa hoàng                20-40 gam.

2.  Viễn chí                            4-8 gam.

3.  Ba kích                             12 gam.

4.  Sơn thù                            12 gam.

5.  Thạch hộc                        12 gam.

6.  Nhục thung dung           6-12 gam.

7.  Ngũ vị                               4 gam.

8.  Nhục quế                         4 gam.

9.  Bạch phục linh               12 gam.

10. Mạch môn                       12 gam.

11. Phụ tử (nướng)             6-12 gam.

12. Xương bồ                       4-8 gam.

Cách dùng

Nguyên bài này là nghiền các vị thuốc thành bột, mỗi lần dùng 3 gam, lấy 1 bát rưỡi nước, 5 lát gừng sống, 1 quả Đại táo, 5-7 lá Bạc hà cho vào sắc lên lấy nước uống không kể thời gian nào. Hiện nay chuyển thành thuốc thang.

Công dụng

Bổ thận ích tinh, ninh tâm khai khiếu.

Chữa chứng bệnh

Bài này nguyên dùng chữa trúng phong không nói được, hai chân suy yếu, hiện nay thường dùng chữa chứng bệnh trong quá trình bị bệnh mạn tính xuất hiện thận âm thận dương đều hư như động mạch não sơ cứng, bị di chứng sau khi trúng phong, thận viêm mạn tính huyết áp cao..

Giải bài thuốc

Đặc điểm ghép các vị thuốc của bài này là cùng dùng hai loại thuốc ôn thận tư âm và khai khiếu an thần, nhằm chữa bệnh trúng phong. Do nền y học phát triển đến thời Lưu Hà Gian đời Tống, nhận thức từ trúng phong là từ học thuyết “ngoại phong” dần dần phát triển đến học thuyết “nội phong” cho rằng phát sinh trúng phong là do âm khí suy nhược ở dưới mà dương khí bạo thoát ở trên, cho nên bài này dùng Địa hoàng, Ba kích, Sơn thù, Nhục thung dung để đại bổ thận tinh không đủ, lại phối thêm phụ, quế để dẫn hỏa quy nguyên, dùng Ngũ vị để liễm âm cố thoát, do trúng phong mà lưỡi cứng khó nói hoặc cấm khẩu thường do môi lưỡi can táo, mà họng có đờm nên dùng Mạch môn, Thạch hộc để dưỡng dịch sinh tân và hạn chế bớt tính Cương táo của Phụ, Quế; lại dùng Xương bồ, Viễn chí, Phục linh để thông tâm khí mà thanh thần chí, hóa đàm trọc để khai phế. Vì vậy, bài này từ trước tới nay được coi là phương thuốc tiêu biểu về trúng phong cấm khẩu. Hiện nay trong lâm sàng, việc vận dụng bài thuốc này có phát triển, không bó hẹp trong bệnh trúng phong mà là phương thuốc thường dùng bổ thận.

Cách gia giảm

Trong bài 2 vị Phụ, Quế tính cương táo, không nên dùng lâu, nếu dùng lâu thì dùng Tiên mao, Tiên linh tỳ thay thế.

Các danh mục

Sổ tay cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý

Triệu chứng học nội khoa

Triệu chứng học ngoại khoa

Bệnh học nội khoa

Bài giảng bệnh học nội khoa

Bệnh học ngoại khoa

Bệnh học nhi khoa

Bài giảng sản phụ khoa

Bài giảng truyền nhiễm

Bệnh học và điều trị đông y

Bài giảng tai mũi họng

Bài giảng răng hàm mặt

Bài giảng nhãn khoa

Bài giảng da liễu

Thực hành chẩn đoán và điều trị

Bệnh học nội thần kinh

Bệnh học lao

Đại cương về bệnh ung thư

Nội khoa miễn dịch dị ứng

Sách châm cứu học

Bài giảng sinh lý bệnh

Bài giảng miễn dịch

Bài giảng giải phẫu bệnh

Gây mê hồi sức

Sinh lý y học

Phôi thai học

Bài giảng dược lý lâm sàng

Chẩn đoán hình ảnh

Y pháp trong y học

Sách điện tâm đồ

Các bài thuốc đông y hiệu nghiệm

Sách siêu âm tim

Xét nghiệm sinh hóa trong lâm sàng

Tâm lý học và lâm sàng

Thực hành tim mạch

Cẩm nang điều trị

Thực hành chẩn đoán điện tâm đồ bệnh lý

Điều dưỡng học nội khoa

Phương pháp viết báo trong nghiên cứu y học

Hồi sức cấp cứu toàn tập

Điều dưỡng truyền nhiễm

Kỹ thuật điều dưỡng cơ bản

Giải phẫu cơ thể người

Bài giảng huyết học và truyền máu

Những kỹ năng lâm sàng

Bài giảng vi sinh y học

Bệnh nội khoa: hướng dẫn điều trị