Ôn phế hóa ẩm thang

2013-05-02 11:28 AM

Ma hoàng tuyên phế bình suyễn, phối hợp với Quế chi tán hàn. Bạch thược và Quế chi hòa vinh vệ. Can khương.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Thành phần

1.  Ma hoàng             4-12 gam.

2.  Quế chi                 4-8 gam.

3.  Tế tân                    4-6 gam.

4.  Can khương       4-8 gam.

5.  Chế bán hạ         12 gam.

6.  Ngũ vị tử              4-8 gam.

7.  Bạch thược         12 gam.

8.  Cam thảo             4 gam.

Cách dùng

Ngày dùng 1 thang, sắc nước chia 2 lần uống.

Công dụng

Ôn phế, tán hàn, bình suyễn, chỉ khái, hóa đàm.

Chủ trị

Ngoại cảm phong hàn, đàm ẩm nội đình, ho, khí suyễn, đàm nhiều màu xanh loãng.

Giải bài thuốc

Ma hoàng tuyên phế bình suyễn, phối hợp với Quế chi tán hàn. Bạch thược và Quế chi hòa vinh vệ. Can khương, Tế tân, Bán hạ ôn hóa hàn tán âm. Ngũ vị tử liễm phế, Cam thảo điều hòa chư dược. Nghĩa là: trong phát tán có thu liễm, để phế khí khỏi phát tán quá mức. Trong lâm sàng dùng bản phương trị phong hàn khách biểu, đàm ẩm tích sinh ho, hen suyễn, khác với Định suyễn thang để trị ho do đờm nhiệt nội hàm và hen suyễn.

Phương này là Ma hoàng thang hợp với Quế chi thang bỏ Sinh khương, Đại táo, Hạnh nhân, gia Can khương, Tế tân, Ngũ vị, Bán hạ mà lập thành. Tuy có Ma, Quế phát hãn nhưng lại có Thược dược chế ước, sức phát hãn không mạnh. Ma quế nguyên cũng là thuốc lợi thủy. (Ma hoàng tuyên phế khí để thông điều thủy đạo. Quế chi trợ khí hóa để lợi thủy). Lại gia Can khương, Tế tân, Ngũ vị, Bán hạ để ôn phế hóa ẩm. Hiện nay, hay dùng bài này để trị chứng hàn ẩm tại lý. Phàm thấy có chứng ho, đàm nhiều mà loãng, khí suyễn, ọe khan đến mức nôn ọe nước trong, không khát, sợ lạnh nhất là sau lưng lạnh hoặc có phát sốt nhưng không cao, rêu lưỡi trắng trơn, mạch phù khẩn hoặc huyền hoạt, huyền tế đều thuộc chứng đàm ẩm, do cảm thụ phong tà mà phát, dùng phương này rất hay.

Gia giảm

Nếu có cả sốt biểu hiện phiền táo nên gia Thạch cao (Tiểu thanh long gia thạch cao thang); sợ lạnh không mồ hôi thì tăng Ma, Quế. Sợ lạnh tự hãn gia Quế chi, Bạch thược hay gia Ổi phương, Đại táo để điều hòa vinh vệ. Nếu ngoại hàn đã giải mà vẫn còn suyễn, ho chưa dứt nên bỏ Ma, Quế hoặc dùng lượng ít Ma hoàng sao mật, nếu ẩm tà lưu tại Thượng, Trung, Hạ tiêu, công năng khí hóa không đủ, tiểu tiện ngắn ít, lấy Nhục quế thay Quế chi để hóa khí hành thủy. Nếu ngực đầy ho ra đàm loãng thở gấp, không nằm được, yết hầu không ráo, rêu lưỡi trắng trơn, mạch huyền khẩn, huyền hoạt nên tăng Tế tân, Bán hạ để giáng nghịch tán hàn, hóa đàm. Có thể gia Phục linh, Trần bì (Nhị trần hợp dụng) nhưng nên chú ý bệnh tình biến chuyển để tránh tân ôn táo nhiệt thái quá mà thương âm. Vả lại, trong phương thức, Tế tân, Can khương, Ngũ vị ôn phế trấn khái, có tác dụng trị đàm ẩm khái thấu. Cổ nhân nói:

“Can khương, Tế tân, Ngũ vị là thuốc tiên trị đàm ẩm khái thấu”. Vì ẩm là âm tà, làm hại khí thanh dương không thể không dùng tế tân, Can khương để tân tán đại nhiệt. Nên phải chú trọng phối Bạch thược, Ngũ vị, Cam thảo để tán ẩm tà mà không hại phế khí. Nội kinh nói: “Dĩ tân tán chi, dĩ cam hoãn chi, dĩ toan thu chi” ứng dựng lâm sàng nếu phế hàn đình ẩm nặng thì liều lượng Can khương, Tế tân phải gấp bội Ngũ vị. Nếu ho lâu phế hư, thì Ngũ vị tất phải tăng nhiều, có thể phải gấp bội Can khương Tế tân.

Phụ phương

Xạ can ma hoàng thang:

Xạ can, Ma hoàng, Tế tân, Tử uyển, Khoản đông, Bán hạ, Ngũ vị, Sinh khương, Đại táo.

Dùng Xạ can thanh nhiệt giải độc, giáng hóa hạ đàm. Tử uyển Khoản đông hóa đàm, chỉ khái, để trị ẩm tà hiệp nhiệt. Bài này giống với bài Ôn phế hóa đàm thang gia Thạch cao, nhưng có ưu điểm là chỉ khái hóa đàm mạnh hơn, trong lâm sàng chữa chứng khái thấu khí cấp, đờm ọe ạch trong yết hầu rất là thần hiệu.

Bài viết cùng chuyên mục

Hoắc hương chính khí tán

Cảm phải thử thấp, ngoài sợ lạnh phát sốt đau đầu (biểu chứng), trong thì ngực sườn đầy tức lợm lòng kém ăn, hoặc ỉa chảy, miệng nhạt miệng ngọt, rêu nhớt là do thấp trọc gây trở ngại.

Nhị tiền thang

Đặc điểm ghép vị của bài thuốc này là dùng cả 2 loại thuốc tráng dương và tư âm tả hỏa nhằm vào các bệnh phức tạp như âm dương.

Ôn đảm thang

Đây là phương Nhị trần thang gia Chỉ thực, Trúc nhự, Đại táo. Chỉ thực phối với Bán hạ hóa đàm giáng nghịch tăng cường tác dụng của nhị trần.

Đại hoàng giá trùng hoàn

Phương này chữa huyết khô nội kết thể hư mà trạng thực, ứ huyết không ra thì tân huyết không sinh, bổ cũng không ích gì.

Đạt nguyên ẩm

Bệnh sốt rét (loại lưu hành có dịch), bệnh chướng ngược (sốt rét ở miền núi). Các loại phát cơn không có giờ nhất định, sốt cao, ngực đầy, phiền táo, miệng khát, chất lưỡi đỏ, rêu trắng dày, tựa hồ như tích phấn.

Thăng đan (dược)

Thăng hoa thuần túy có dược tính quá mạnh. Trên lâm sàng khi ứng dụng phải gia Thạch cao chín nghiền bột thường từ 11-20% hòa vào mà dùng. Nếu chỗ thịt thối chưa thoát ra hết, đều phải dùng từ 30-50% hàm lượng Thăng đan.

Đại sài hồ thang

Bài này là Tiểu sài hồ thang bỏ Nhân sâm, Cam thảo gia Đại hoàng, Chỉ thực, Thược dược mà thành, kết hợp giữa hòa giải và hoãn hạ, có tác dụng sơ giải, hòa lý, tiết nhiệt, tiêu đạo.

Phân loại tác dụng bài thuốc đông y

Ngoài ra, còn có bài thông dụng và bài chuyên dụng như bài Kiện tỳ ích khí thang bổ khí, bài Tứ vật thang bổ huyết, Lục vị địa hoàng hoàn bổ âm, Quế phụ bát vị hoàn bổ dương đều là bài thông dụng, phạm vi sử dụng rất là rộng rãi.

Chích cam thảo thang

Bài này dùng Chích cam thảo, Nhân sâm để bổ ích tâm khí vì dùng nhiều Cam thảo nên gọi là Chích cam thảo thang. A giao.

Dũ đới hoàn (Thư thụ căn hoàn)

Các vị tán bột, dùng bột gạo nếp từ 10-20% quấy thành hồ luyện thuốc bột thành viên to bằng hạt đậu xanh. Mỗi lần uống 4-12 gam. Ngày 1-2 lần với nước chín.

Đại kiện trung thang

Xuyên tiêu, Can khương ôn trung tán hàn, giáng nghịch ngừng đau, Nhân sâm bổ ích tỳ vị, phù trợ chính khí.

Sài cát giải cơ thang

Bài này lấy Cát căn, Sài hồ để tân tán thanh nhiệt và lấy Khương hoạt để tân ôn phát biểu nhằm giải tỏa biểu tà để người và xương khỏi đau.

Ngũ nhân hoàn

Người già hoặc người sau khi sinh đẻ mà huyết hư, tân dịch không đủ bị bí đại tiện có thể gia thêm thủ ô tươi, Sinh địa tươi.

Tứ sinh hoàn

Tiên sinh địa lương huyết, dưỡng âm, giúp Trắc bá, Hà diệp thu liễm chỉ huyết. Ba vị này đều có tính hàn lương, đem phối ngũ với Ngải diệp.

Kim quỹ thận khí hoàn

Bài này dùng phụ, quế làm thuốc chủ là phương thuốc bổ thận được ứng dụng sớm nhất. Lục vị địa hoàng hoàn và các loại Địa hoàng hoàn khác đều từ bài thuốc này biến hóa ra.

Thực tỳ ẩm

Phương này, thuốc hành khí, ôn hàn có nhiều, nhưng thuốc phù chính bổ khí chưa đủ. Tác dụng chủ yếu để chữa hàn thấp tà, thủy thũng bụng nề, hàn thịnh khí trệ. Vì hàn thấp tà khí hay hao tổn tỳ dương vì thế khử tà tức là phù chính.

Ngũ ma ẩm

Đặc điểm bài này là tập trung các vị thuốc có sức hành khí, phá khí, giáng khí mạnh vào một bài, Ô dược, Mộc hương hành khí, Chỉ xác.

Nhất quán tiễn

Can là cương tạng (tạng cứng) tính thích nhu nhuận, nếu can khí bất thư, can vị bất hòa thì sinh ra chứng sườn đau, dạ dày đau.

Thanh ôn bại độc ẩm

Bài này dùng các vị thuốc gia giảm của 3 bài Thạch cao tri mẫu thang, Tê giác địa hoàng thang, Hoàng liên giải độc thang tạo thành.

Đạo khí thang

Còn cho rằng phần lớn chứng đau bụng hơi, trước tiên là thấp nhiệt lưu ở kinh mạch của gan, mắc lại cảm ngoại hàn, hàn nhiệt xen kẽ nhau.

Gia giảm thương truật thạch cao tri mẫu thang

Phương này lấy cơ sở làm bài Thương truật thạch cao tri mẫu thang (Tên cũ là: Thương truật bạch hổ thang gồm Thương truật, Thạch cao, Tri mẫu, Ngạnh mễ, Cam thảo) để hóa thấp, thanh nhiệt.

Thanh đại tán (Khẩu cam dược)

Trước hết rửa sạch khoang miệng, cho thuốc bột trên vào, thổi vào chỗ có bệnh, mỗi ngày 2-3 lần. Nếu thuốc có vào yết hầu, có thể nuốt được.

Chu sa an thần hoàn

Nghiền bột, làm hoàn. Mỗi lần 4-12 gam uống trước khi đi ngủ, hoặc ngày uống 3 lần (chia đều liều thuốc làm 3) uống với nước nóng, hoặc sắc thuốc với nước làm thang tùy chứng gia vị.

Thanh vi tán

Bản phương dùng Sinh địa, Đan bì lương huyết giải nhiệt, Hoàng liên thăng mà thanh nhiệt giải độc, Đương quy hòa huyết dưỡng huyết.

Bổ tâm đan

Phương này dùng Sinh địa, Thiên đông, Mạch đông, Huyền sâm để dưỡng âm; Đan sâm, Đương quy dưỡng tâm huyết; Chu sa, Phục linh, Viễn chí, Táo nhân, Bá tử nhân an thần, Nhân sâm bổ tâm khí, Ngũ vị tử liễm tâm âm.