Tả tâm thang

2013-06-04 11:13 AM

Bài này tuy lấy tên là “Tả tâm thang” nhưng thực tế không phải chuyên trị tả tâm hỏa mà là tả mọi thực hỏa, giải nhiệt độc, thanh thấp nhiệt.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Thành phần

1.  Đại hoàng            6-12 gam.

2.  Hoàng liên           4-12 gam.

3.  Hoàng cầm          8-16 gam.

Cách dùng

Ngày dùng một thang, sắc nước chia 2 lần uống.

Công dụng

Tả hỏa, thanh nhiệt, giải độc.

Chữa chứng bệnh

Mọi chứng hỏa thực nhiệt. Như đang mắc bệnh ngoại cảm nhiệt, bị sốt cao, mặt hồng, mắt đỏ, buồn bực, hôn mê phát cuồng, rêu lưỡi vàng nhờn, lưỡi có gai đỏ vì nóng quá làm huyệt đi lung tung nên thổ huyết, chảy máu mũi, thấp nhiệt nung đốt mà sinh bệnh hoàng đản; mụn nhọt chảy nước, vàng bị bị đơn sưng tấy, mắc chứng bại huyết, mặt mắt sưng đỏ, miệng lưỡi lở toét, đi lỵ ra máu nhờn, đều có thể dùng bài thuốc này.

Giải bài thuốc

Bài này tuy lấy tên là “Tả tâm thang” nhưng thực tế không phải chuyên trị tả tâm hỏa mà là tả mọi thực hỏa, giải nhiệt độc, thanh thấp nhiệt. Trong bài này tuy lấy Đại hoàng là thuốc chủ nhưng mục đích không phải chuyên để công hạ mà là để tiết nhiệt, tả hỏa, giải độc. “3 vị hoàng” dùng ở đây, dược tính khổ hàn, có thể tiết nhiệt, táo thấp, nên thích hợp chữa các bệnh tháo nhiệt cản trở tràng vị, uất mà hóa hỏa, rêu lưỡi vàng nhờn hoặc nổi gai vàng, sốt cao, buồn bực, tức ngực, ứ chướng, bí đại tiện. Trong “Thương hàn luận” dùng bài thuốc này để tiết nhiệt trừ tức ách là có nghĩa như vậy. Còn ở “Kim quỹ yếu lược” dùng bài thuốc này để tiết nhiệt trừ tức ách là có ý nghĩa để đạt tác dụng tả hỏa, tiết nhiệt, giải độc. Tà đi thì chính an, nhiệt độc giải rồi thì huyết ngừng ra, khác với việc lương huyết tán huyết ở bài Tê giác địa hoàng thang, lúc sử dụng cần phân biệt rõ.

Với các vị thuốc khổ hàn, trong thực nghiệm chữa bệnh diệt vi trùng ở ngoài thân thể thấy rõ tác dụng diệt trùng, kết quả điều trị cho thấy nó có chất chống vi trùng.

Cách gia giảm

Lúc ứng dụng bài thuốc này để chữa cả thấp lẫn nhiệt thì phải coi nhiệt nặng hơn thấp hoặc thấp nhiệt hóa hỏa mới phù hợp. Nếu thấp nhiệt hóa hỏa, nhiệt đốt tâm dịch, thấy có triệu chứng tâm dịch bị tổn thương (miệng khô, lưỡi táo) có thể thêm Thiên hoa phấn, Lô căn, thậm chí có thể gia Thạch hộc tươi, Sinh địa tươi, nếu thấp nhiệt hóa hỏa mà cả thấp và nhiệt đều nặng ngang nhau, thấy rêu lưỡi dày nhờn, ngực tức, ách chướng có thể thêm Hậu phác, Bán hạ; nếu bị nôn mửa nhiều mà khó uống thuốc, có thể thêm 3 lát gừng tươi; bụng đầy không nhiều, đại tiện bình thường có thể dùng Đại hoàng chế; người bị đau bụng trên dữ dội (như viêm túi mật cấp tính) có thể thêm Chỉ xác hoặc Chỉ thực, Xuyên luyện tử, Diên hồ sách, đó là những vị thuốc lý khí chỉ thống.

Bài phụ

Phụ tử Tả tâm thang:

Tức là bài này gia Phụ tử.

Dùng cho những người bị tà nhiệt bốc mạnh mà dương khí không đủ, ra mồ hôi nhiều, chân tay lạnh, mạch nhỏ.

Các danh mục

Sổ tay cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý

Triệu chứng học nội khoa

Triệu chứng học ngoại khoa

Bệnh học nội khoa

Bài giảng bệnh học nội khoa

Bệnh học ngoại khoa

Bệnh học nhi khoa

Bài giảng sản phụ khoa

Bài giảng truyền nhiễm

Bệnh học và điều trị đông y

Bài giảng tai mũi họng

Bài giảng răng hàm mặt

Bài giảng nhãn khoa

Bài giảng da liễu

Thực hành chẩn đoán và điều trị

Bệnh học nội thần kinh

Bệnh học lao

Đại cương về bệnh ung thư

Nội khoa miễn dịch dị ứng

Sách châm cứu học

Bài giảng sinh lý bệnh

Bài giảng miễn dịch

Bài giảng giải phẫu bệnh

Gây mê hồi sức

Sinh lý y học

Phôi thai học

Bài giảng dược lý lâm sàng

Chẩn đoán hình ảnh

Y pháp trong y học

Sách điện tâm đồ

Các bài thuốc đông y hiệu nghiệm

Sách siêu âm tim

Xét nghiệm sinh hóa trong lâm sàng

Tâm lý học và lâm sàng

Thực hành tim mạch

Cẩm nang điều trị

Thực hành chẩn đoán điện tâm đồ bệnh lý

Điều dưỡng học nội khoa

Phương pháp viết báo trong nghiên cứu y học

Hồi sức cấp cứu toàn tập

Điều dưỡng truyền nhiễm

Kỹ thuật điều dưỡng cơ bản

Giải phẫu cơ thể người

Bài giảng huyết học và truyền máu

Những kỹ năng lâm sàng

Bài giảng vi sinh y học

Bệnh nội khoa: hướng dẫn điều trị