- Trang chủ
- Sách y học
- Thực hành chẩn đoán và điều trị
- Thực hành chẩn đoán và điều trị trầm cảm sau sinh
Thực hành chẩn đoán và điều trị trầm cảm sau sinh
Các yếu tố tình cảm, tâm lý đóng vai trò quan trọng trong việc làm giảm sự trầm cảm. Người bệnh cần được gần gũi, chia sẻ tình cảm, có cơ hội để bộc lộ những suy nghĩ, tâm sự riêng tư.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Tâm trạng buồn nản vô cớ sau khi sinh là một hiện tượng tâm lý bình thường. Khoảng 50% – 70% phụ nữ trải qua một tâm lý buồn bã vô cớ sau khi sinh, thường là trong tuần đầu tiên. Trầm cảm là một trạng thái nghiêm trọng hơn, xuất hiện ở khoảng 10% – 15% sản phụ và thường kéo dài trong khoảng 3 tháng đầu tiên sau khi sinh.
Chẩn đoán
Bệnh nhân thường không tự ý thức được trạng thái trầm cảm mà họ đang chịu đựng. Vì thế, việc chẩn đoán thường khó khăn.
Chẩn đoán thường dựa vào các biểu hiện thực tế kết hợp kiểm tra những nguyên nhân về thể trạng, chẳng hạn như thiếu máu, giảm năng tuyến giáp...
Cần chú ý một số yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến trầm cảm sau khi sinh:
Có tiền sử trầm cảm trong quá khứ.
Tiền sử gia đình có người thân bị trầm cảm.
Những bất ổn trong quan hệ tình cảm giữa người bệnh với thân nhân, nhất là với người mẹ.
Những bất ổn trong quan hệ hôn nhân.
Những yếu tố gây căng thẳng tâm lý trong cuộc sống.
Những bất ổn về tâm lý, tình cảm trong thời gian mang thai.
Phụ nữ sinh con lần đầu tiên.
Điều trị
Các yếu tố tình cảm, tâm lý đóng vai trò quan trọng trong việc làm giảm sự trầm cảm. Người bệnh cần được gần gũi, chia sẻ tình cảm, có cơ hội để bộc lộ những suy nghĩ, tâm sự riêng tư.
Dùng thuốc chống trầm cảm nếu trạng thái trầm cảm tỏ ra ngày càng trầm trọng hơn. Hầu hết các loại thuốc đều có đi vào sữa mẹ. Dùng lofepranin 70mg – 210mg vào mỗi buổi tối có thể đảm bảo an toàn khi đang cho con bú. Đôi khi có thể cần đến liều cao hơn.