Thực hành chẩn đoán và điều trị nấm candida

2012-11-13 08:41 PM

Chẩn đoán xác định dựa vào xét nghiệm các mẫu bệnh phẩm, chẳng hạn như huyết trắng hoặc các mảng trên niêm mạc.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Nhiễm nấm Candida thường gặp nhất ở vùng âm đạo, nhưng cũng có thể xuất hiện ở nhiều nơi khác. Bệnh có thể lây lan từ vùng bị nhiễm ban đầu đến nhiều vùng khác trên cơ thể nếu không được điều trị kịp thời. Trong một số trường hợp, có thể gặp nhiễm nấm Candida cả ở đường tiêu hóa.

Nguyên nhân

Nấm Candida thường có ở miệng, ở âm đạo, nhưng không gây bệnh được vì có sự khống chế của một số loại vi khuẩn khác. Khi môi trường vi khuẩn này buộc xáo trộn, chẳng hạn như do điều trị dài ngày bằng kháng sinh làm chết nhiều vi khuẩn, hoặc do sức đề kháng của cơ thể bị suy yếu... nấm Candida sẽ phát triển nhanh và gây bệnh.

Một vài nguyên nhân có thể làm thúc đẩy sự phát triển của nấm Candida, chẳng hạn như sự thay đổi nồng độ hormon trong máu khi có thai hoặc khi dùng thuốc ngừa thai...

Bệnh tiểu đường cũng tạo điều kiện cho nấm phát triển nhanh hơn.

Bệnh có thể lây lan qua giao hợp. Mặc dù nhiễm nấm Candida thường gặp hơn ở nữ giới, nhưng nam giới khi bị lây lan cũng có thể nhiễm nấm Candida ở dương vật, thường là ở những trường hợp bị hẹp bao quy đầu.

Trẻ con có thể bị nhiễm nấm Candida kèm theo với hiện tượng nổi sảy do tã lót.

Chẩn đoán

Nhiễm nấm Candida ở âm đạo sinh ra nhiều huyết trắng, đóng bợn và gây ngứa ngáy, khó chịu. Đôi khi kèm theo tiểu tiện khó. Tuy nhiên, ở một số bệnh nhân có thể không có các triệu chứng này.

Nhiễm nấm Candida ở dương vật gây viêm da quy đầu.

Nhiễm nấm Candida ở miệng tạo ra các mảng màu vàng kem, gây đau.

Nhiễm nấm Candida ở các nếp gấp da hoặc các vùng bị sảy tạo thành các ban sẩn màu đỏ, ngứa và các mảng màu trắng dễ bong ra.

Chẩn đoán xác định dựa vào xét nghiệm các mẫu bệnh phẩm, chẳng hạn như huyết trắng hoặc các mảng trên niêm mạc.

Điều trị

Dùng các thuốc chống nấm, chẳng hạn như nystatin dạng viên uống 100.000 đơn vị, mỗi ngày 4 lần cho trẻ em. Người lớn dùng viên 500.000 đơn vị, mỗi ngày 4 lần, có thể tăng liều gấp đôi nếu cần thiết. Thuốc được uống sau khi ăn.

Có thể thay bằng amphotericin, mỗi ngày 1,5g – 2g.

Nên duy trì việc dùng thuốc khoảng 2 ngày sau khi đã chấm dứt mọi dấu hiệu nhiễm nấm.

Bệnh rất dễ tái phát. Cần hướng dẫn bệnh nhân giữ vệ sinh tốt và luôn giữ khô vùng da dễ bị nhiễm nấm. Nếu là người có sinh hoạt tình dục, cần điều trị cả người bạn tình để ngăn ngừa việc lây nhiễm qua lại.

Các danh mục

Sổ tay cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý

Triệu chứng học nội khoa

Triệu chứng học ngoại khoa

Bệnh học nội khoa

Bài giảng bệnh học nội khoa

Bệnh học ngoại khoa

Bệnh học nhi khoa

Bài giảng sản phụ khoa

Bài giảng truyền nhiễm

Bệnh học và điều trị đông y

Bài giảng tai mũi họng

Bài giảng răng hàm mặt

Bài giảng nhãn khoa

Bài giảng da liễu

Thực hành chẩn đoán và điều trị

Bệnh học nội thần kinh

Bệnh học lao

Đại cương về bệnh ung thư

Nội khoa miễn dịch dị ứng

Sách châm cứu học

Bài giảng sinh lý bệnh

Bài giảng miễn dịch

Bài giảng giải phẫu bệnh

Gây mê hồi sức

Sinh lý y học

Phôi thai học

Bài giảng dược lý lâm sàng

Chẩn đoán hình ảnh

Y pháp trong y học

Sách điện tâm đồ

Các bài thuốc đông y hiệu nghiệm

Sách siêu âm tim

Xét nghiệm sinh hóa trong lâm sàng

Tâm lý học và lâm sàng

Thực hành tim mạch

Cẩm nang điều trị

Thực hành chẩn đoán điện tâm đồ bệnh lý

Điều dưỡng học nội khoa

Phương pháp viết báo trong nghiên cứu y học

Hồi sức cấp cứu toàn tập

Điều dưỡng truyền nhiễm

Kỹ thuật điều dưỡng cơ bản

Giải phẫu cơ thể người

Bài giảng huyết học và truyền máu

Những kỹ năng lâm sàng

Bài giảng vi sinh y học

Bệnh nội khoa: hướng dẫn điều trị