- Trang chủ
- Sách y học
- Thực hành chẩn đoán và điều trị
- Thực hành chẩn đoán và điều trị điếc
Thực hành chẩn đoán và điều trị điếc
Nguyên nhân tự nhiên thường gặp là sự thoái hóa theo tuổi già của ốc tai và mê đạo, được xem như sự giảm thính lực tự nhiên do tuổi già.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Điếc là tình trạng mất một phần hoặc hoàn toàn khả năng nghe biết âm thanh. Điếc có thể do âm thanh không được dẫn truyền vào đến tai trong, gọi là điếc dẫn truyền. Điếc cũng có thể do tín hiệu thần kinh không được dẫn truyền lên não, mặc dù âm thanh vẫn được truyền đến tai trong. Trường hợp này gọi là điếc thần kinh. Tình trạng điếc hoàn toàn thường rất hiếm khi xảy ra, và hầu hết là dạng bẩm sinh. Các trường hợp điếc một phần được phân loại từ nhẹ đến nặng bằng cách đo thính lực. Ráy tai nhiều không được lấy sạch ra khỏi tai có thể làm giảm một phần thính lực, nhưng rất hiếm khi là nguyên nhân gây điếc hoàn toàn.
Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân gây điếc, nhưng nói chung thường là do các bệnh của tai, hoặc do chấn thương, hoặc do sự thoái hóa cơ chế nghe. Nguyên nhân cụ thể của mỗi dạng điếc có thể khác nhau.
Với các trường hợp điếc dẫn truyền: Âm thanh vào tai ngoài không được dẫn truyền vào đến tai trong, có thể là do tổn thương màng nhĩ, hoặc tổn thương ba xương dẫn truyền của tai giữa là xương búa, xương đe và xương bàn đạp. Ráy tai quá nhiều làm nghẽn ống tai ngoài là một nguyên nhân thường gặp ở người lớn. Trong một số trường hợp khác, xương bàn đạp không di chuyển được do xơ hóa tai nên không thể dẫn truyền âm thanh. Đối với trẻ em, viêm tai giữa nhiễm trùng và ứ đọng dịch nhầytrong tai giữa cũng là những nguyên nhân thường gặp nhất.
Với các trường hợp điếc thần kinh, tuy âm thanh vào được đến tai trong nhưng tín hiệu không được truyền lên não, do tổn thương các cấu trúc của tai trong, hoặc tổn thương dây thần kinh thính giác nối từ tai trong lên não. Đây có thể là do khiếm khuyết tai bẩm sinh do yếu tố di truyền, cũng có thể do chấn thương trong lúc sinh, hoặc do bào thai bị tổn thương trong giai đoạn phát triển. Tổn thương cũng có thể xảy ra sau khi sinh do hậu quả của chứng vàng da nặng. Tiếp xúc với tiếng ồn lâu ngày cũng làm tổn thương ốc tai và mê đạo, gây ra điếc thần kinh. Một số loại thuốc, chẳng hạn như streptomycin và gentamycin có thể gây tổn thương thần kinh thính giác (acoustic nerve). Nguyên nhân tự nhiên thường gặp là sự thoái hóa theo tuổi già của ốc tai và mê đạo, được xem như sự giảm thính lực tự nhiên do tuổi già. Có khoảng 25% người trên 65 tuổi bị điếc không hồi phục do nguyên nhân thoái hóa này.
Chẩn đoán
Cần chẩn đoán phân biệt các trường hợp điếc một tai hoặc điếc cả hai tai, và điếc phát triển dần qua thời gian hay xuất hiện đột ngột.
Nếu có kèm theo một trong các triệu chứng như ù tai, chóng mặt, buồn nôn... có thể là dấu hiệu bị viêm mê đạo.
Kiểm tra các loại thuốc bệnh nhân vừa uống trong thời gian gần đây để xem có bất cứ loại thuốc nào gây ảnh hưởng đến thính lực hay không.
Những trẻ điếc bẩm sinh thường được cha mẹ phát hiện trước tiên. Tuy nhiên, những lần kiểm tra định kỳ có thể giúp phát hiện tình trạng mất khả năng nghe do ứ đọng dịch nhầy ở tai giữa.
Dùng dụng cụ soi tai để phát hiện các trường hợp ráy tai làm nghẽn tai ngoài, hoặc viêm, thủng màng nhĩ...
Làm thử nghiệm chức năng nghe để xác định là điếc dẫn truyền hay điếc thần kinh.
Điều trị
Tùy theo nguyên nhân được xác định, việc xử trí từng trường hợp có thể khác nhau:
Đối với trẻ em bị điếc bẩm sinh do di truyền, thường không thể điều trị được, nên biện pháp cải thiện duy nhất là dạy cho các em biết giao tiếp bằng ngôn ngữ dấu hiệu.
Các trường hợp điếc dẫn truyền do ứ đọng dịch nhầy trong tai giữa được xử trí bằng phẫu thuật dẫn lưu dịch ra ngoài qua lỗ ở màng nhĩ.
Làm sạch ráy tai nếu đây là nguyên nhân gây giảm thính lực. Thận trọng không gây thương tổn cho tai trong quá trình lấy ráy tai. Nên dùng nước ấm bơm vào tai để làm mềm ráy tai trước khi lấy ra.
Đa số các trường hợp thủng màng nhĩ chỉ cần được bảo vệ tốt, lỗ thủng sẽ tự lành sau một thời gian. Nhưng nếu không tự lành thì phải tiến hành phẫu thuật sửa chữa tạo hình màng nhĩ.
Trong các trường hợp điếc dẫn truyền do xơ hóa tai, cần phẫu thuật cắt bỏ xương bàn đạp và thay thế bằng một vật thể nhân tạo có khả năng dẫn truyền âm thanh
Giảm thính lực do tuổi già thường không thể điều trị được, nhưng có thể giúp tăng thính lực bằng các dụng cụ trợ thính, khuyếch đại âm thanh, máy nghe gắn vào tai...
Bài viết cùng chuyên mục
Thực hành tránh thai sau giao hợp
Chảy máu âm đạo có thể xảy ra khoảng vài ba ngày sau khi uống liều thuốc thứ hai, và kỳ kinh nguyệt kế tiếp có thể sẽ chậm lại vài ba ngày.
Thực hành những vấn đề khi cho con bú
Những vấn đề nảy sinh khi cho con bú thường không nghiêm trọng, nhưng lại có thể gây nhiều lo lắng hoặc căng thẳng về tâm lý, nhất là đối với những người mẹ trẻ mới có con lần đầu tiên.
Tránh thai bằng tính vòng kinh
Sau khi trứng rụng, thân nhiệt người phụ nữ tăng cao hơn bình thường khoảng 0,3 – 0,50C và duy trì sự gia tăng này cho đến khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt kế tiếp.
Thực hành chẩn đoán và điều trị ban đỏ nhiễm khuẩn
Hai gò má nổi lên những vùng đỏ, tương phản với một vùng tái nhợt xung quanh miệng. Vì thế, bệnh này còn được gọi là bệnh đỏ má (slapped cheek disease).
Tránh thai bằng xuất tinh ngoài âm đạo
Do khả năng sống sót của tinh trùng khi vào được cơ thể người phụ nữ có thể kéo dài từ 4 đến 6 ngày, nên những sơ sót này tuy có tỷ lệ rất thấp nhưng vẫn có thể dẫn đến thụ thai.
Thực hành chẩn đoán và điều trị hôi miệng
Điều trị các nguyên nhân tùy theo kết quả chẩn đoán. Nếu không có các triệu chứng nhiễm trùng, việc dùng kháng sinh có thể là không cần thiết.
Thực hành chẩn đoán và điều trị dị vật vào mắt
Dị vật vào mắt là trường hợp rất thường gặp, có thể từ rất nhẹ như những trường hợp do gió thổi bụi vào mắt, cho đến những trường hợp nặng như dị vật cắm sâu vào nhãn cầu.
Thực hành chẩn đoán và điều trị bệnh sởi
Trẻ em dưới 8 tháng tuổi rất hiếm khi mắc bệnh sởi, nhờ có kháng thể nhận được từ sữa mẹ. Vì thế, nuôi con bằng sữa mẹ cũng là một cách bảo vệ trẻ chống lại bệnh này.
Thực hành chẩn đoán và điều trị ngứa hậu môn
Chẩn đoán xác định nhiễm giun kim khi bệnh nhân quan sát thấy giun trong phân. Cũng có thể quan sát thấy trứng giun ở vùng da quanh hậu môn nếu sử dụng kính hiển vi.
Thực hành chẩn đoán và điều trị viêm phổi
Với các bệnh nhân có sức khỏe bình thường và không có các biến chứng phức tạp có thể điều trị bắt đầu với viên amoxycillin 500mg, mỗi ngày uống 3 lần.
Thực hành khám thai định kỳ
Yêu cầu của lần thăm khám này là theo dõi sự phát triển bình thường của thai, kiểm tra sự thích nghi và các vấn đề sức khỏe của người phụ nữ trong giai đoạn mang thai.
Thực hành chẩn đoán và điều trị nứt hậu môn
Nứt hậu môn có thể có một số triệu chứng giống như trĩ, nhưng điều khác biệt là vết nứt có thể quan sát thấy ở vùng hậu môn. Khám bằng tay có thể làm cho bệnh nhân rất đau đớn.
Thực hành chẩn đoán và điều trị co giật ở trẻ em
Có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để ngừng dùng thuốc chống co giật nếu trẻ không còn co giật trong vòng 2 – 3 năm.
Thực hành chẩn đoán và điều trị lang ben
Dùng thuốc bôi tại chỗ có chứa selen sulfur, chẳng hạn như Selsun. Trước tiên, vệ sinh toàn thân bằng cách tắm sạch với dung dịch tẩy rửa Mercryl Laurylé.
Thực hành chẩn đoán và điều trị mất ngủ
Khích lệ trẻ những lần đi ngủ đúng giờ, chẳng hạn như khen thưởng, nhưng đừng bao giờ trừng phạt trẻ vì không ngủ.
Kiểm tra tiêm chủng cho trẻ em
Một số liều tiêm chủng gồm 2 mũi tiêm hoặc nhiều hơn, phải được tiêm đủ liều mới có thể phát huy tác dụng bảo vệ trẻ chống lại căn bệnh đó.
Thực hành chẩn đoán và điều trị không đạt cực khoái
Khoảng 30 – 50% phụ nữ có một quãng thời gian nhất định nào đó trong đời khi mà việc giao hợp rất khó đạt đến cực khoái.
Thực hành chẩn đoán và điều trị đánh trống ngực
Nếu đánh trống ngực lặp lại nhiều lần, có thể đề nghị làm điện tâm đồ theo dõi liên tục 24 giờ để phát hiện các bệnh tim liên quan (loạn nhịp, lạc nhịp, rung nhĩ...).
Thực hành chẩn đoán và điều trị giao hợp đau
Giao hợp đau có thể do người phụ nữ bị khô âm đạo, thiếu chất nhờn làm cho việc giao hợp khó khăn và dễ gây đau, thường gặp nhất là sau giai đoạn mãn kinh.
Thực hành chẩn đoán và điều trị ngứa da
Ngứa da không phải là một bệnh, nhưng có thể là biểu hiện của một số bệnh. Khi bệnh nhân bị ngứa da kéo dài không có nguyên nhân rõ rệt, cần phải được chẩn đoán kỹ để loại trừ khả năng đó là biểu hiện của một căn bệnh toàn thân đang tiềm ẩn.
Thực hành chẩn đoán và điều trị tiêu chảy
Độc tố trong thức ăn thường là do các loại vi khuẩn sinh ra, chẳng hạn như độc tố của các vi khuẩn Staphylococcus aureus, Clostridium, Salmonella, Campylobacter jejuni.
Thực hành chẩn đoán và điều trị nôn khi mang thai
Trong những trường hợp bất thường, khi nôn rất nghiêm trọng có thể làm suy yếu sức khỏe, mất nước... cần cân nhắc việc chuyển bệnh nhân đến thăm khám và điều trị tại bệnh viện.
Thực hành chẩn đoán và điều trị đục thủy tinh thể
Đục thủy tinh thể thường xuất hiện ở cả hai mắt nhưng không đều nhau, thường là một mắt tiến triển nặng hơn cần xử trí trước.
Thực hành chẩn đoán và điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt
Có thể dùng progesteron và progestogen khi nghi ngờ thiếu một phần progesteron trong giai đoạn hoàng thể của chu kỳ. Do đó, việc điều trị chỉ áp dụng trong giai đoạn hoàng thể.
Tránh thai đối với phụ nữ sắp mãn kinh
Sau khi ngừng thuốc, nếu xác định chắc chắn kinh nguyệt đã chấm dứt, thì việc sử dụng các biện pháp tránh thai chỉ cần tiếp tục trong vòng một năm nữa.