- Trang chủ
- Sách y học
- Thực hành chẩn đoán và điều trị
- Thực hành chẩn đoán và điều trị suy tim
Thực hành chẩn đoán và điều trị suy tim
Sưng mắt cá chân và cẳng chân thường gặp ở suy tim phải, kèm theo là gan to và chướng hơi trong ruột (đầy bụng) gây khó chịu, khó tiêu.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Suy tim là tình trạng tim hoạt động yếu đi, không đủ sức để cung cấp máu cho các cơ quan trong cơ thể, trước hết là cho phổi. Vì thế, suy tim có thể gây suy yếu toàn diện cơ thể. Mặc dù là một bệnh rất nguy hiểm, nhưng may mắn là hầu hết các trường hợp suy tim đều có thể điều trị tốt, trừ một số ít trường hợp có tiên lượng xấu như do bệnh cơ tim hay bệnh phổi mạn tính. Có 2 trường hợp là suy tim trái và suy tim phải.
Bình thường, mỗi phút tim bơm đi một lưu lượng máu khoảng 5 lít. Ở người bị suy tim, lưu lượng máu trong mỗi phút có thể giảm xuống chỉ còn từ 2 đến 3 lít.
Nguyên nhân
Suy tim trái thường do các nguyên nhân như:
Cao huyết áp.
Cường tuyến giáp.
Thiếu máu.
Tổn thương van tim, hẹp hay hở van động mạch chủ, hở van hai lá.
Bệnh tim bẩm sinh, chẳng hạn như hẹp động mạch chủ.
Loạn nhịp tim.
Bệnh mạch vành.
Bệnh cơ tim.
Cơ chế gây suy tim trái giống nhau trong tất cả các trường hợp trên. Đó là: tim trái phải làm việc nhiều hơn để duy trì việc cung cấp một lượng máu bình thường cho cơ thể. Có hai cách để gia tăng hiệu quả hoạt động của tim trái. Một là gia tăng nhịp đập, và hai là tăng kích thước của tim, làm dày vách cơ tim trái. Tuy nhiên, sự gia tăng hoạt động của tim chỉ có tính cách đáp ứng tạm thời chứ không thể kéo dài, do đó tất yếu dẫn đến suy tim trái.
Tim phải có chức năng đưa máu đã khử oxy vào phổi để nhận oxy. Vì thế, nguyên nhân gây suy tim phải thường có liên quan đến phổi. Suy tim phải thường do các nguyên nhân như:
Tăng áp lực ở phổi.
Các bệnh của phổi, như viêm phế quản mạn tính hoặc khí phế thũng.
Tổn thương van tim (hở van ba lá).
Bệnh tim bẩm sinh, như hẹp van động mạch phổi, hở vách tim, tứ chứng Fallot...
Chẩn đoán
Triệu chứng sớm nhất thường là dễ mệt mỏi, ngay cả khi không làm việc quá sức.
Khó thở, thường gặp ở suy tim trái, do phổi không nhận được đủ máu. Bệnh nhân thường thở gấp, hơi thở ngắn. Thường khó thở khi nằm, ngồi dựa lưng vào tường sẽ dễ chịu hơn. Khó thở gia tăng về đêm, có thể kèm theo vã mồ hôi.
Sưng mắt cá chân và cẳng chân thường gặp ở suy tim phải, kèm theo là gan to và chướng hơi trong ruột (đầy bụng) gây khó chịu, khó tiêu.
Các biện pháp xét nghiệm có thể giúp phát hiện những nguyên nhân như sau:
Công thức máu toàn bộ giúp phát hiện các trường hợp thiếu máu.
Xét nghiệm chức năng tuyến giáp giúp phát hiện các trường hợp nhiễm độc giáp.
Kiểm tra chức năng gan giúp phát hiện các trường hợp rối loạn trong suy tâm thất trái.
Chụp X quang lồng ngực giúp phát hiện các trường hợp phình mạch ở tâm thất trái, tim to.
Điện tâm đồ giúp phát hiện các trường hợp loạn nhịp hay nhịp tim nhanh, hoặc nhồi máu cơ tim.
Trong các trường hợp sau đây, nếu có thể cần tiến hành siêu âm tim ngay để gia tăng khả năng chẩn đoán:
Bệnh nhân dưới 65 tuổi.
Nghe tim thấy có tiếng rì rào nhẹ, có thể là một trường hợp van tim bất thường cần phẫu thuật.
Các triệu chứng được phát hiện ở mức độ nghiêm trọng.
Kết quả chẩn đoán không chắc chắn, không phát hiện rõ nguyên nhân.
Bệnh khởi phát đột ngột dạng cấp tính, cần chuyển ngay đến bệnh viện.
Các yếu tố sau đây có thể làm tăng thêm khả năng nghi ngờ về một trường hợp suy tim:
Tiền sử có nhồi máu cơ tim.
Đã từng trải qua phẫu thuật tim.
Thiếu máu.
Nhiễm độc tuyến giáp.
Loạn nhịp tim.
Bệnh mạch vành.
Đang dùng các thuốc kháng viêm không phải steroid.
Đang dùng các thuốc chẹn beta.
Thăm khám thực thể tìm các dấu hiệu sau đây:
Tĩnh mạch cổ nổi lên do phình to hơn (thường gặp ở suy tim phải).
Nghe tim thấy nhịp nhanh, tiếng thổi tâm thu nhẹ ở mỏm tim, tiếng ngựa phi.
Sưng phù mắt cá chân hoặc cẳng chân
Chẩn đoán nguyên nhân qua các triệu chứng như:
Mạch thất thường: loạn nhịp tim.
Tăng huyết áp: bệnh cao huyết áp.
Nghe tim có tiếng rì rào nhẹ: bệnh van tim.
Nhịp tim nhanh, mắt lồi: nhiễm độc tuyến giáp.
Da xanh xao: thiếu máu.
Điều trị
Điều trị nguyên nhân gây suy tim chủ yếu phụ thuộc vào kết quả được chẩn đoán.
Trong trường hợp xác định một ca suy tâm thất trái cấp tính, cần điều trị ngay với các biện pháp cấp cứu như sau:
Diamorphin 2,5 – 5mg tiêm tĩnh mạch.
Furosemid 40mg tiêm tĩnh mạch.
Glycerin trinitrat, viên ngậm.
Thở oxy nếu cần.
Cho bệnh nhân ngồi để dễ thở hơn và giảm phù phổi.
Chuyển bệnh nhân vào điều trị trong bệnh viện.
Để kiểm soát các triệu chứng nhẹ, cho dùng furosemid 40mg mỗi buổi sáng. Cũng dùng cho các bệnh nhân không đáp ứng với thiazid.
Để cải thiện tiên lượng bệnh, cho dùng một loại thuốc ức chế hệ renin-angiotensin (ACE inhabitor), chẳng hạn như captopril (Capoten) khởi đầu với liều 12,5mg, mỗi ngày 1 lần, tăng dần lên đến 50mg, mỗi ngày 3 lần. Để bắt đầu sử dụng captopril, nên thực hiện như sau:
Xét nghiệm kiểm tra creatinine và các chất điện giải.
Nếu không có dấu hiệu nguy hiểm, ngừng dùng furosemid vào mỗi buổi sáng như liều điều trị ban đầu.
Cho bệnh nhân uống captopril 12,5mg vào buổi sáng, sau khi tiểu tiện, và tiếp tục nằm lại trên giường khoảng 2 giờ sau đó để giảm bớt tác dụng hạ huyết áp của liều đầu tiên.
Sau đó kiểm tra huyết áp để đảm bảo là không hạ xuống quá thấp (do tác dụng của thuốc). Nếu huyết áp tâm thu > 100 mmHg, có thể tiếp tục với liều 12,5mg mỗi ngày.
Khi xác định bệnh nhân có thể chấp nhận được thuốc, tăng liều gấp đôi sau mỗi tuần, đồng thời lặp lại xét nghiệm kiểm tra creatinine và các chất điện giải, theo dõi huyết áp sau mỗi lần tăng liều để đảm bảo là không có bất kỳ dấu hiệu nguy hiểm nào.
Tránh dùng các loại thuốc lợi tiểu giữ kali như triamteren, amilorid... và các thuốc bổ sung kali.
Thường xuyên theo dõi trong suốt quá trình dùng thuốc. Cân nhắc việc ngừng thuốc khi xác định nguyên nhân gây bệnh đã được cải thiện.
Hướng dẫn bệnh nhân các biện pháp không dùng thuốc có thể giúp giảm nhẹ nguy cơ, chẳng hạn như:
Cố gắng giảm cân, nếu bệnh nhân đang trong tình trạng quá cân hoặc béo phì.
Ăn nhạt, giảm bớt lượng muối ăn tiêu thụ mỗi ngày.
Hạn chế tối đa các loại rượu, bia...
Không hút thuốc lá.
Tập thể dục đều đặn mỗi ngày và thường xuyên rèn luyện thể lực với mức độ thích hợp.
Giảm nhẹ mọi lo âu, buồn phiền hay những cảm xúc bất lợi trong cuộc sống. Tạo môi trường tình cảm tích cực để sống vui, sống thanh thản.
Bài viết cùng chuyên mục
Thực hành chẩn đoán và điều trị ho
Ho kèm theo đau ngực có thể gặp khi viêm màng phổi trong bệnh viêm phổi, hoặc tràn khí màng phổi, nghẽn mạch phổi. Có thể kèm theo sốt hoặc các dấu hiệu nhiễm trùng.
Thực hành chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp
Khi máu từ tim được bơm vào các động mạch tạo nên áp lực cao nhất, chỉ số đo được gọi là huyết áp tâm thu. Đây là con số lớn hơn được đặt trước dấu vạch.
Thực hành chẩn đoán và điều trị nghẹt mũi
Ở người lớn thường có dấu hiệu khó thở khi ngủ, làm cho giấc ngủ bị gián đoạn vào ban đêm, khiến người bệnh thường ngủ nhiều vào ban ngày.
Thực hành chẩn đoán và điều trị tinh hồng nhiệt
Bệnh tinh hồng nhiệt là bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ em, còn được gọi là bệnh ban đỏ. Bệnh thường gặp nhất ở độ tuổi từ 2 – 10 tuổi. Đặc trưng của bệnh là những vùng đỏ trên da.
Thực hành chẩn đoán và điều trị RH âm khi mang thai
Những bà mẹ có Rh âm cần được tiêm kháng thể chống yếu tố D (kháng D) sau khi sinh để ngừa sự phát triển của kháng thể kháng D.
Thực hành chẩn đoán và điều trị chân đau cách hồi
Để xác định xơ vữa động mạch, cho kiểm tra: huyết áp, cholesterol trong máu, lượng đường trong máu, điện tâm đồ (ECG).
Thực hành chẩn đoán và điều trị không đạt cực khoái
Khoảng 30 – 50% phụ nữ có một quãng thời gian nhất định nào đó trong đời khi mà việc giao hợp rất khó đạt đến cực khoái.
Thực hành chẩn đoán và điều trị mụn trứng cá
Đừng cố nặn sạch các mụn nổi trên da mặt. Thực tế thì việc này chẳng giúp làm bớt mụn đi chút nào, mà còn có thể tạo thành những vết sẹo lẽ ra không có.
Thực hành chẩn đoán và điều trị liệt dương
Tình trạng liệt dương thỉnh thoảng xảy ra ở một người đàn ông khỏe mạnh bình thường có thể là dấu hiệu của sự làm việc quá sức, thiếu nghỉ ngơi hoặc suy nhược cơ thể.
Thực hành chẩn đoán và điều trị thai nhi ngôi lệch đầu cao
Phụ nữ sinh con so nên khám bác sĩ chuyên khoa vào tuần thứ 34 của thai kỳ và siêu âm để đánh giá vị trí của bánh nhau.
Thực hành phát hiện sớm ung thư vú
Sự khác biệt bất thường về kích thước và hình dạng của 2 vú, lưu ý là vú bên thuận tay, chẳng hạn tay phải, thường hơi lớn hơn một chút, điều này không có gì bất thường.
Thực hành khám thai định kỳ
Yêu cầu của lần thăm khám này là theo dõi sự phát triển bình thường của thai, kiểm tra sự thích nghi và các vấn đề sức khỏe của người phụ nữ trong giai đoạn mang thai.
Sưng hạch bạch huyết vùng cổ
Nếu không thể chẩn đoán phân biệt, tiếp tục theo dõi trong khoảng từ 4 đến 6 tuần để có thêm các triệu chứng giúp chẩn đoán phân biệt.
Thực hành chẩn đoán có thai
Sau khi có thai, người phụ nữ thường cảm thấy hai vú to dần lên, căng tức. Các hạt nhỏ ở quầng vú ngày một nổi rõ lên hơn như hạt tấm. Núm vú và quầng vú trước đây màu hồng.
Sử dụng màng ngăn âm đạo tránh thai
Trong trường hợp có giao hợp tiếp trong vòng 6 giờ, không cần lấy màng ngăn ra nhưng phải cho thêm thuốc diệt tinh trùng vào (ít nhất là 2 giờ trước khi giao hợp).
Thực hành chẩn đoán và điều trị mụn rộp ở môi
Triệu chứng đầu tiên thường là cảm giác ngứa ran ở quanh miệng, thường vào khoảng từ 4 đến 12 giờ trước khi bắt đầu xuất hiện các mụn rộp.
Thực hành chẩn đoán và điều trị ít ham muốn tình dục
Ít ham muốn tình dục có thể là dấu hiệu của một sức khỏe không tốt hoặc đang suy nhược, có thể đang có một hoặc nhiều bệnh lý tiềm ẩn.
Thực hành chẩn đoán và điều trị tăng lipid máu
Cao cholesterol là nguy cơ chính trong sự phát triển bệnh mạch vành và các bệnh tim mạch. Vì thế, khi theo dõi các loại bệnh này, cần lưu ý đến nồng độ cholesterol trong máu người bệnh.
Thực hành liệu pháp thay thế hormon (HRT)
Việc sử dụng liệu pháp thay thế hormon, ngoài khả năng làm giảm nhẹ các triệu chứng của mãn kinh còn giúp ngăn ngừa các nguy cơ liên quan đến những rối loạn sau khi mãn kinh.
Thực hành chẩn đoán và điều trị vô sinh
Dịch nhầy ở cổ tử cung có kháng thể diệt hoặc làm bất động tinh trùng. Trong một số trường hợp, dịch nhầy cổ tử cung quá đậm đặc đến mức tinh trùng không thể di chuyển qua đó được.
Thực hành chẩn đoán và điều trị đau vùng chậu
Sử dụng doxycyclin 100mg mỗi ngày 2 lần, liên tục trong 2 tuần, cùng với metronidazol 400mg mỗi ngày 2 lần, liên tục trong 5 ngày.
Thực hành chẩn đoán và điều trị HIV, AIDS
Tiếp theo là giai đoạn toàn phát của bệnh AIDS, với đặc trưng là nguy cơ nhiễm trùng tăng cao bất thường do số lượng tế bào CD4 trong máu tiếp tục giảm thấp.
Thực hành chẩn đoán và điều trị bệnh chóng mặt
Viêm mê đạo do các bệnh nhiễm trùng không được điều trị triệt để sẽ có nhiều nguy cơ tái phát. Do đó, cần điều trị tốt các bệnh nhiễm trùng, viêm mê đạo sẽ tự khỏi.
Thực hành chẩn đoán và điều trị tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn
Cơ chế lây bệnh vẫn chưa được rõ lắm, nhưng vi khuẩn có thể lan truyền dễ dàng qua tiếp xúc trực tiếp như hôn môi, hoặc qua nước bọt của bệnh nhân.
Thực hành chăm sóc sức khỏe trẻ trước tuổi đi học
Kiểm tra sự phát triển bình thường của thị giác, thính giác, khả năng sử dụng ngôn ngữ và năng lực ứng xử, giao tiếp của trẻ.