Hình ảnh nhịp bộ nối, thoát bộ nối và phân ly nhĩ thất

2012-10-14 09:21 PM

P và QRS không có liên hệ gì với nhau, P lúc thì đứng trước, lúc thì đứng sau, lúc thì chồng lên QRS, nhưng các khoảng PP vẫn bằng nhau, cả các khoảng RR cũng thế.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Khi nút xoang phát xung động quá chậm (bị ức chế) thì nút nhĩ – thất đứng liền dưới nó phải đứng ra thay thế nó làm chủ nhịp. Nếu lúc đó, bộ nối nhĩ – thất:

Chỉ huy được cả thất (chỉ huy xuôi dòng) thì người ta quy ước gọi là: Tim có nhịp bộ nối.

Trường hợp này còn có thể xảy ra khi có block xoang nhĩ.

Chỉ chỉ huy được thất còn nhĩ thì vẫn do nút xoang chỉ huy: Gọi đây là phân ly nhĩ - thất (atrio-ventricular dissociation).

Nếu phân ly nhĩ - thất chỉ xảy ra ở vài nhát bóp thì người ta gọi là thoát bộ nối.

Trong tất cả các trường hợp trên, “cách tìm sóng P” đã nói ở trên rất có hiệu lực chẩn đoán.

Nhịp nút

Gồm các triệu chứng sau:

 Nhịp nút

Tần số tim chậm: 40 - 50/phút.

Sóng P âm, chủ yếu ở D2, D3, aVF, dương ở aVR, dẹt ở D1.

Khoảng PQ biến đổi, có thể là:

PQ ngắn lại < 0,11s.

PQ chồng lên QRS như một cái móc, nhưng hầu hết các ca không thấy P đâu cả vì bị QRS át đi.

P đứng sau QRS, trên đoạn ST, cách khởi điểm của QRS từ 0,10 – 0,20s.

Nhịp bộ nối thường gặp trong các bệnh nhiễm khuẩn (thấp khớp, bạch hầu,…) bệnh tim thoái hóa, rối loạn thần kinh thực vật…

Phân ly nhĩ thất

Gồm các triệu chứng sau:

 Phân ly nhĩ thất

P và QRS không có liên hệ gì với nhau: P lúc thì đứng trước, lúc thì đứng sau, lúc thì chồng lên QRS, nhưng các khoảng PP vẫn bằng nhau. Cả các khoảng RR cũng thế.

Tần số QRS cao hơn tần số P.

Có khi có các nhát bắt được thất: Một nhát bóp sớm nghĩa là khoảng RR từ nhát bóp trước nó ngắn hơn các khoảng RR khác; hơn nữa, nó có sóng P đứng trước QRS với khoảng PQ bình thường hay hơi dài ra: người ta gọi đây là phân ly nhĩ – thất có giao thoa.

Phân ly nhĩ - thất hay gặp trong thiểu năng vành, nhiễm độc digitan, thấp khớp cấp, có khi ở các bệnh nhiễm khuẩn, hay cường thần kinh thực vật (xoang cảnh).

Thoát bộ nối

Có các triệu chứng sau:

 Thoát bộ nối

Trên cơ sở một nhịp xoang có những đoạn nghỉ dài gây ra bởi nhịp chậm hay blốc xoang nhĩ, ngoại tâm thu thất, chu kỳ Wenkeback, ta thấy xuất hiện ở chỗ nghỉ dài đó.

Một nhát bóp “muộn” nghĩa là khoảng RR từ nhát bóp trước nó tới nó dài hơncác khoảng RRkhác. Hình dạng thất đồ QRST của nhát bóp này, về cơ bản, không có gì khác với các nhát bópkhác trên chuyển đạo đó.

Thất đồ này thường có kèm một sóng P, nó có thể chồng lên bất cứ chỗ nào của thất đồ (QRS,ST hay T) hay đi trước thất đồ một khoảng PQ ngắn hơn 0,12s. Tóm lại, sóng P này và thất đồ không có liên hệgì với nhau tuy đứng cạnh nhau.Thoát bộ nối thường gặp ở cường phế vị, đặc biệt là khi ấn nhãn cầu và ở một số bệnh tim bẩm sinh.

Các danh mục

Sổ tay cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý

Triệu chứng học nội khoa

Triệu chứng học ngoại khoa

Bệnh học nội khoa

Bài giảng bệnh học nội khoa

Bệnh học ngoại khoa

Bệnh học nhi khoa

Bài giảng sản phụ khoa

Bài giảng truyền nhiễm

Bệnh học và điều trị đông y

Bài giảng tai mũi họng

Bài giảng răng hàm mặt

Bài giảng nhãn khoa

Bài giảng da liễu

Thực hành chẩn đoán và điều trị

Bệnh học nội thần kinh

Bệnh học lao

Đại cương về bệnh ung thư

Nội khoa miễn dịch dị ứng

Sách châm cứu học

Bài giảng sinh lý bệnh

Bài giảng miễn dịch

Bài giảng giải phẫu bệnh

Gây mê hồi sức

Sinh lý y học

Phôi thai học

Bài giảng dược lý lâm sàng

Chẩn đoán hình ảnh

Y pháp trong y học

Sách điện tâm đồ

Các bài thuốc đông y hiệu nghiệm

Sách siêu âm tim

Xét nghiệm sinh hóa trong lâm sàng

Tâm lý học và lâm sàng

Thực hành tim mạch

Cẩm nang điều trị

Thực hành chẩn đoán điện tâm đồ bệnh lý

Điều dưỡng học nội khoa

Phương pháp viết báo trong nghiên cứu y học

Hồi sức cấp cứu toàn tập

Điều dưỡng truyền nhiễm

Kỹ thuật điều dưỡng cơ bản

Giải phẫu cơ thể người

Bài giảng huyết học và truyền máu

Những kỹ năng lâm sàng

Bài giảng vi sinh y học

Bệnh nội khoa: hướng dẫn điều trị