Quy chế quản lý sử dụng vật tư thiết bị y tế

2012-09-24 10:28 AM

Lập kế hoạch và mua vật tư. thiết bị y tế hàng năm theo quy định, sát với nhu cầu phục vụ khám bệnh, chữa bệnh, khả năng tài chính, điều kiện lắp đặt và đội ngũ cán bộ kỹ thuật của bệnh viện.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Quy định chung

Vật tư, thiết bị y tế là nguồn lực lớn, đảm bảo chất lượng hoạt động của bệnh viện.

Vật tư, thiết bị y tế phải được giao trách nhiệm bảo quản và sử dụng cho từng cá nhân đơn vị trong bệnh viện. Vật tư thiết bị y tế phải được sử dụng đúng quy định kỹ thuật bệnh viện và phải được khai thác hết công suất.

Quy định cụ thể

Trách nhiệm mua sắm vật tư, thiết bị y tế

Trưởng khoa, trưởng phòng căn cứ vào nhiệm vụ được giao và yêu cầu phát triển khoa học kĩ thuật của khoa, phòng làm dự trù xin mua vật tư thiết bị y tế.

Trưởng phòng Vật tư - thiết bị y tế có trách nhiệm:

Lập kế hoạch và mua vật tư. thiết bị y tế hàng năm theo quy định, sát với nhu cầu phục vụ khám bệnh, chữa bệnh, khả năng tài chính, điều kiện lắp đặt và đội ngũ cán bộ kỹ thuật của bệnh viện.

Hội đồng khoa học của bệnh viện làm tư vấn cho giám đốc trong xét chọn mua thiết bị y tế.

Việc mua vật tư thiết bị y tế phải được thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật.

Lĩnh phát vật tư, thiết bị y tế

Vật tư tiêu hao y tế bông băng, cồn, gạc... lĩnh tại kho của khoa dược và vật lư thông dụng: quần áo, bóng đèn, phích, chậu, giẻ lau, lĩnh tại kho của phòng hành chính quản trị và được thực hiện lĩnh và pháp theo chế độ kế toán hành chính sự nghiệp.

Thiết bị y tế:

Giám đốc bệnh viện dựa vào kế hoạch đã duyệt và đề nghị của trưởng phòng vật tư thiết bị y tế ra quyết định giao thiết bị y tế mới cho khoa hoặc phòng sử dụng.

Trưởng khoa hoặc trưởng phòng nhận được thiết bị y tế phải chuẩn bị đầy đủ mọi điều kiện để tiếp nhận.

Trưởng phòng vật tư - thiết bị y tế chịu trách nhiệm bàn giao thiết bị y tế và lập biên bản bàn giao theo quy định.

Nếu là hàng viện trợ hoặc hàng không có đơn giá phải đề nghị Uỷ ban vật giá  Nhà nước tiến hành định giá trước khi giao thiết bị y tế.

Giao trách nhiệm quản lý sử dụng vật tư, thiết bị y tế

Giám đốc bệnh viện căn cứ vào đề nghị của trưởng khoa, trưởng phòng được trang bị thiết bị y tế kỹ thuật cao ra quyết định giao trách nhiệm quản lý và sử dụng cho từng cá nhân, đảm bảo mọi thiết bị y tế kĩ thuật cho đều có chủ.

Người sử dung vật tư, thiết bị y tế phải

Có tinh thần trách nhiệm, thực hiện nghiêm ngặt nội quy.

Có chứng chỉ đã được đào tạo nghiệp vụ, kỹ thuật đúng chủng loại thiết bị y tế được giao.

Nắm được tình trạng hoạt động của thiết bị y tế và ghi sổ kết quả hoạt động hàng ngày.

Điều kiện lắp đặt thiết bị y tế

Trưởng phòng vật tư, thiết bị y tế có trách nhiệm:

Hướng dẫn, giám sát các khoa, phòng đảm bảo:

Các thiết bị y tế được hoạt động trong điều kiện tối ưu, nhằm kéo dài thời gian sử dụng.

Hệ thống điện ổn định an toàn.

Hệ thống điều hoà nhiệt độ, thông gió, hút ẩm.

Hệ thống nước sạch.

Có đủ phương tiện phòng chống cháy, chống chuột gián và các loại côn trùng khác.

Mở sổ theo dõi vật tư, thiết bị y tế

Trưởng khoa, trưởng phòng phải lập hồ sơ, lí lịch thiết bị y tế theo quy định ghi rõ mỗi khi thiết bị có sự cố hư hỏng, bộ phận thay thế và bảo dưỡng định kỳ.

Có sổ nhật ký theo dõi sử dụng thiết bị y tế hàng ngày và bàn giao ca.

Có bảng quy định kỹ thuật bệnh viện về vận hành treo tại thiết bị y tế.

Khai thác sử dụng vật tư, thiết bị y tế

Trưởng phòng vật tư thiết bị y tế cùng với trưởng khoa hoặc trưởng phòng được trang bị vật tư, thiết bị y tế có nhiệm vụ:

Khai thác sử dụng hết các tính năng kỹ thuật của thiết bị đã lắp đặt, bảo đảm đạt hiệu suất hoạt đông cao, hợp lý, tiết kiệm, tiến tới lừng bước xác định khả năng thu hồi vốn thiết bị y tế.

Kiểm tra an toàn sử dụng vật tư thiết bị y tế theo quy định của Nhà nước ; sau mỗi lần kiểm tra phải ghi vào sổ để theo dõi.

Khi máy có sự cố, người sử dụng phải ngừng máy báo cáo trưởng phòng hoặc trưởng khoa và trưởng phòng vật tư, thiết bị y tế để lập biên bản sự cố xác định nguyên nhân, quy trách nhiệm và tìm biện pháp sửa chữa Nếu hỏng do yếu tố chủ quan của người sử dụng thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật

Nghiêm cấm việc tự ý sử dụng thiết bị y tế không thuộc phạm vi trách nhiệm được giao và tự ý sửa chữa.

Khi sửa chữa, thay thế các bộ phận hỏng của các thiết bị y tế quý, đắt tiền phải có một ít nhất 2 người, người sử dụng và người sửa chữa.

Việc điều hoà vật tư, thiết bị y tế trong bệnh viện:

Trưởng phòng vật tư, thiết bị y tế có trách nhiệm đề xuất với giám đốc việc điều hoà thiết bị y tế trong bệnh viện; lập biên bản bàn giao chi tiết và vào sổ theo dõi tài sản.

Giám đốc bệnh viện ra quyết định điều chỉnh vật tư, thiết bị y tế giữa các khoa, các phòng.

Việc thanh lý vật tư, thiết bị y tế hỏng không có khả năng sửa chữa được, phải tiến hành mọi thủ tục đúng theo quy định của pháp luật.

Bảo quản vật tư, thiết bị y tế

Trưởng phòng Vật tư thiết bị y tế có nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra các khoa, các phòng trong việc bảo quản sử dụng vật tư, thiết bị y tế.

Trưởng phòng trưởng khoa sử dụng vật tư thiết bị y tế có nhiệm vụ đôn đốc, kiểm tra viên chức trong khoa, phòng thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về việc bảo quản đối với từng loại thiết bị y tế.

Bài viết cùng chuyên mục

Y tá điều dưỡng nữ hộ sinh trưởng: nhiệm vụ quyền hạn

Lập kế hoạch mua y dụng cụ, vật tư tiêu hao. Thường xuyên kiểm tra việc sử dụng, bảo dưỡng và quản lí tài sản, vật tư theo quy định hiện hành. Lập kế hoạch các yêu cầu sửa chữa dụng cụ hỏng.

Quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện

Khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ, vật dụng bằng sức nóng hoặc hoá chất phải bảo đảm đúng quy định, đủ thời gian, đúng nhiệt độ hoặc đúng nồng độ.

Quy chế công tác khoa thăm dò chức năng

Phiếu thăm dò chức năng của người bệnh phải ghi rõ tên, tuổi, giới , thời gian làm xét nghiệm và kết quả cụ thể.

Quy chế công tác khoa y học hạt nhân

Thực hiện nghiệm pháp chẩn đoán bằng phóng xạ phải thăm khám, kiểm tra để có chỉ định đúng: về kĩ thuật, liều lượng, dược chất phóng xạ và loại trừ trường hợp chống chỉ định.

Quy chế giải quyết người bệnh tử vong

Thông thường việc mai táng người bệnh tử vong do gia đình người bệnh thực hiện, nếu người bệnh tử vong mắc các bệnh truyền nhiễm phải được tẩy uế.

Quy chế học tập và giảng dạy tại bệnh viện

Giáo viên của các trường tham gia công tác khám bệnh, chữa bệnh, chăm sóc người bệnh lại bệnh viện được hưởng chế độ công tác của bệnh viện.

Trưởng khoa khám bệnh: nhiệm vụ quyền hạn

Tổ chức tốt công tác hành chính khoa. Đảm bảo ghi chép, cập nhật chính xác số liệu người bệnh đến khám bệnh tại khoa. Lưu giữ đầy đủ hồ sơ tài liệu theo quy định.

Trưởng phòng y tá điều dưỡng: nhiệm vụ quyền hạn

Kiểm tra, đôn đốc y tá (điều dưỡng), nữ hộ sinh, kĩ thuật viên và hộ lí thực hiện Quy chế bệnh viện, quy định kĩ thuật bệnh viện các nhiệm vụ thường quy.

Quy chế quản lý tài chính bệnh viện

Tăng nguồn thu hợp pháp, cân đối thu chi, sử dụng các khoản chi có hiệu quả, chống lãng phí, thực hành tiết kiệm.

Mười hai điều y đức

Thật thà đoàn kết, tôn trọng đồng nghiệp, kính trọng các bậc thầy, sẵn sàng truyền thụ kiến thức, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.

Lái xe ô tô cứu thương bệnh viện: nhiệm vụ quyền hạn

Sau khi chuyên chở người bệnh truyền nhiễm hoặc tử vong phải tiến hành ngay việc tẩy uế, khử khuẩn theo quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện.

Quy chế trang phục y tế

Viên chức hành chính và lái xe thực hiện theo quy định của Nhà nước về trang phục công tác cho các cơ quan hành chính.

Bác sỹ xét nghiệm cận lâm sàng: nhiệm vụ quyền hạn

Kiểm tra tại kết quả xử nghiệm của kĩ thuật viên trong phạm vi được phân công. Kí phiếu kết quả xét nghiệm để trình trưởng khoa duyệt.

Y tá điều dưỡng khoa phẫu thuật gây mê hồi sức: nhiệm vụ quyền hạn

Cọ rửa, khử khuẩn, tiệt khuẩn, kiểm tra và đóng gói dụng cụ phẫu thuật theo cơ số quy định cho từng loại phẫu thuật.

Y công bệnh viện: nhiệm vụ quyền hạn

Thu gom, xử lí chất thải đúng quy chế xử lí chất thải. Tẩy rửa khử khuẩn dụng cụ chuyên môn (thực hiện nhiệm vụ như hộ lí buồng bệnh).

Bệnh viện đa khoa hạng III: ba, vị trí, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức

Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong Bệnh viện và cơ sở y tế tuyến dưới để nâng cấp trình độ chuyên môn và kỹ năng quản lý chăm sóc sức khoẻ ban đầu.

Bác sỹ gây mê hồi sức: nhiệm vụ quyền hạn

Sau phẫu thuật bác sĩ gây mê hồi sức phải theo dõi sát tình trạng sức khoẻ của người bệnh, cho đến khi các chỉ số sinh tồn của người bệnh ổn định.

Quy chế thông tin báo cáo bệnh viện

Trưởng phòng kế hoạch tổng hợp tổng hợp các báo cáo của các khoa, phòng, trình giám đốc phê duyệt để gửi lên cấp trên quản lí trực tiếp theo quy định.

Quy chế công tác chăm sóc người bệnh toàn diện

Đối tượng gồm những người bệnh không nguy kịch, thay đổi tư thế và hoạt động còn hạn chế, có chỉ định truyền dịch, truyền máu, phải theo dõi chức năng hô hấp, tuần hoàn và phục hồi chức năng.

Quy chế điều trị ngoại trú bệnh viện

Làm hồ sơ bệnh án đầy đủ như người bệnh nội trú và theo dõi quản lý tại khoa khám bệnh và các khoa được giám đốc bệnh viện giao nhiệm vụ.

Trưởng khoa truyền nhiễm: nhiệm vụ quyền hạn

Tổ chức công tác khám bệnh và phát hiện sớm các trường hợp đầu tiên của bệnh gây dịch nguy hiểm. Khi phát hiện bệnh gây dịch nguy hiểm, trưởng khoa có trách nhiệm báo cáo với giám đốc để giải quyết.

Quy chế quản lý biểu mẫu và sổ ghi chép thông tin y tế

Người được giao quản lí các biểu mẫu và sổ ghi chép phải bảo quản, giữ gìn không được làm hỏng hoặc mất Trường hợp để hỏng, để mất sổ ghi hoặc biểu mẫu thống kê phải báo cáo ngay.

Quy chế lưu trữ hồ sơ bệnh án

Người bệnh ra viện trong 24 giờ, khoa phải hoàn chỉnh các thủ tục hành chính của hồ sơ bệnh án theo quy chế, chuyển đến phòng kế hoạch tổng hợp.

Quy định về hội đồng thuốc và điều trị

Hội đồng thuốc và điều trị làm nhiệm vụ tư vấn thường xuyên cho giám đốc về cung ứng, sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả; cụ thể hoá các phác đồ điều trị phù hợp với điều kiện bệnh viện.

Quy chế công tác khoa dược

Tên thuốc trong dự trù phải ghi theo tên gốc, rõ ràng và đầy đủ đơn vị, nồng độ, hàm lượng, số lượng. Trong trường hợp thuốc nhiều thành phần có thể dùng tên biệt dược.