Quy chế vào viện chuyển khoa chuyển viện ra viện

2012-12-01 09:15 PM

Thực hiện các tủ tục vào viện cho người bệnh, thông báo cho khoa nhận người bệnh biết trước để chuẩn bị điều kiện phục vụ.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Quy định chung

Các thành viên trong bệnh viện phải có tinh thần trách nhiệm, niềm nở tận tình tiếp đón người bệnh từ khoa khám bệnh, các khoa cận lâm sàng đến các khoa điều trị tạo cho người bệnh có niềm tin, yên tâm điều trị.

Phải bảo đảm các thủ tục hành chính quy định.

Không được gây phiền hà cho người bệnh.

Quy định cụ thể

Vào viện

Tại Khoa khám bệnh:

Bác sĩ khoa khám bệnh có trách nhiệm:

Thăm khám người bệnh, cho làm xét nghiệm, chần đoán và cho người bệnh vào điều trị nội trú.

Làm hồ sơ bệnh án ban đầu theo qui chế chẩn đoán bệnh, làm hồ sơ bệnh án và kê đơn điều trị.

Y tá (điều dưỡng) tiếp đón người bệnh:

Thực hiện các tủ tục vào viện cho người bệnh, thông báo cho khoa nhận người bệnh biết trước để chuẩn bị điều kiện phục vụ.

Người bệnh cấp cứu phải được thực hiện theo qui chế cấp cứu, mọi thủ tục hành chính giải quyết sau.

Chuyển người bệnh vào khoa điều trị:

Y tá (điều dưỡng) của khoa khám bệnh chuyển người bệnh vào khoa điều trị.

Người bệnh được chuyển bằng cáng khiêng, xe đẩy hoặc được dẫn đi tùy thuộc tình trạng của người bệnh, không để người bệnh tự đến khoa điều trị

Đến khoa điều trị, người bệnh được bàn giao cho y tá (điều dưỡng) trưởng khoa, hai bên ký vào sổ giao nhận

Tại khoa điều trị:

Y tá (điều dưỡng) của khoa điều trị:

Tiếp đón người bệnh do y tá (điều dưỡng) trưởng khoa bàn giao.

Đưa người bệnh đến giường nằm đã được chuẩn bị sẵn chăn, màn, quần áo và các vật dụng khác của bệnh viện.

Hướng dẫn người bệnh nội qui của bệnh viện, nơi vệ sinh, tắm giặt, ăn uống.

Lấy mạch, nhiệt độ, huyết áp.

Thực hiện y lệnh của bác sĩ.

Bác sĩ khoa điều trị:

Thăm khám cho người bệnh ngay khi được y tá (điều dưỡng) khoa mời .

Hoàn chỉnh hồ sơ bệnh án của người bệnh, cho làm xét nghiệm bổ sung, chẩn đoán lâm sàng, cố định điều trị, chế độ dinh dưỡng và chế độ chăm sóc.

Theo dõi sát sao, thăm khám, điều trị cho người bệnh và ghi đầy đủ vào hồ sơ bệnh án; kí ghi rõ họ tên và chức danh.

Trường hợp người bệnh diễn biến nặng phải báo cáo ngay trưởng khoa để phối hợp xử lý.

Trường hợp cấp cứu:

Y tá (điều dưỡng) và bác sĩ điều trị phải khẩn trương cấp cứu người bệnh trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn.

Chuyển khoa

Khi phát hiện người bệnh có bệnh của khoa khác là chính, bác sĩ điều trị có trách nhiệm:

Đề nghị tổ chức hội chẩn khoa và hội chẩn liên khoa để quyết định việc chuyển khoa.

Giải thích lý do cho người bệnh và gia đình người bệnh được rõ.

Y tá (điều dưỡng) khoa điều trị thực hiện việc đưa người bệnh chuyển khoa đồng thời mang theo hồ sơ bệnh án đang điều trị của người bệnh.

Người bệnh được chuyển khoa trong giờ hành chính, nhưng trong trường hợp cấp cứu người bệnh được chuyển khoa ngay theo chỉ định của bác sĩ điều trị, bất kể thời gian nào.

Bác sĩ điều trị tại khoa mới tiếp nhận người bệnh, thăm khám ngay và cho y lệnh kịp thời.

Chuyển viện

Điều kiện chuyển viện:

Người bệnh quá khả năng điều trị của bệnh viện.

Đã hội chẩn toàn bệnh viện, đối với bệnh viện hạng III; hội chẩn toàn khoa hoặc liên khoa, đối với bệnh viện hạng I và hạng II; sau khi hội chẩn có chỉ định cho người bệnh chuyển viện.

Giám đốc bệnh viện kí giấy chuyển viện, đối với bệnh viện hạng III; trưởng phòng kế hoạch tổng hợp được giám đốc uỷ nhiệm kí giấy chuyển viện đối với bệnh viện hạng I và hạng II.

Trong phiên trực: Người trực lãnh đạo kí giấy chuyển viện cho người bệnh cấp cứu.

Thủ tục chuyển viện:

Trưởng phòng kế hoạch tổng hợp của bệnh viện có người bệnh đang điều trị phải liên hệ với bệnh viện dự định chuyển người bệnh đến, trừ trường hợp người bệnh ở trong tình trạng cấp cứu .

Bác sĩ điều trị tóm tắt hồ sơ bệnh án, các xét nghiệm đã làm, chẩn đoán xác định, thuốc đã dùng trong quá trình điều trị và tình trạng người bệnh hiện tại .

Đối với người bệnh nặng, cấp cứu phải có bác sĩ hoặc y tá (điều dưỡng) đưa đi, mang theo hồ sơ bệnh án tóm tắt, có phương tiện cấp cứu trên đường đi chuyển người bệnh.

Y tá (điều dưỡng) đưa người bệnh chuyển viện có trách nhiệm bàn giao người bệnh, hồ sơ bệnh án, tư trang (nếu có) cho người tiếp đón ở bệnh viện mới đến và hai bên kí nhận vào sổ bàn giao.

Chuẩn bị cho người bệnh được chuyển viện:

Bác sĩ điều trị có nhiệm vụ giải thích rõ lý do cần chuyển viện cho người bệnh và gia đình người bệnh.

Làm đầy đủ thủ tục người bệnh ra viện.

Ra viện:

Bác sĩ điều trị có nhiệm vụ:

Đánh giá tình trạng sức khoẻ, bệnh tật của người bệnh và đề nghị cho ra viện.

Thông báo cho người bệnh biết tình hình sức khoẻ và kết quả điều trị.

Bác sĩ trưởng khoa: thăm khám lại, nhận xét kết quả điều trị và quyết định cho người bệnh ra viện.

Y tá (điều dưỡng) hành chính khoa hoặc y tá (điều dưỡng) thường trực:

Làm đầy đủ thủ tục cho người bệnh ra viện.

Nhận lại chăn, màn, quần áo và các vật dụng khác; hướng dẫn người bệnh hoặc gia đình người bệnh thanh toán viện phí.

Sau khi người bệnh đã thanh toán viện phí, phát giấy ra viện và dặn dò người bệnh về tự chăm sóc sức khoẻ.

Nộp hồ sơ bệnh án cho phòng kế hoạch tổng hợp theo qui chế lưu trữ hồ sơ bệnh án.

Bài viết cùng chuyên mục

Trưởng khoa lao: nhiệm vụ quyền hạn

Tổ chức tốt công tác khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh mắc bệnh lao tại khoa. Tham gia tuyên truyền giáo dục phòng chống bệnh lao tại cộng đồng.

Trưởng khoa phẫu thuật gây mê hồi sức: nhiệm vụ quyền hạn

Phân công bác sĩ gây mê, phụ gây mê, y tá (điều dưỡng) tiếp dụng cụ và y tá (điều dưỡng phụ kíp phẫu thuật).

Trưởng phòng chỉ đạo tuyến bệnh viện: nhiệm vụ quyền hạn

Nhận xét về tinh thần thái độ, trách nhiệm, khả năng công tác của các thành viên trong phòng để trình giám đốc xem xét, bổ nhiệm, đề bạt, khen thưởng và kỉ luật.

Quy chế công tác khoa y học cổ truyền

Khám bệnh và chẩn đoán bệnh theo y học cổ truyền và y học hiện đại, sử dụng các thiết bị kĩ thuật của y học hiện đại kết hợp điều trị bằng thuốc y học cổ truyền, châm cứu, xoa bóp.

Lái xe ô tô cứu thương bệnh viện: nhiệm vụ quyền hạn

Sau khi chuyên chở người bệnh truyền nhiễm hoặc tử vong phải tiến hành ngay việc tẩy uế, khử khuẩn theo quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện.

Quy chế công tác khoa hồi sức cấp cứu

Nếu gặp trường hợp khó chẩn đoán, khó thực hiện kĩ thuật phải báo cáo trưởng khoa xin hội chẩn để có ý kiến chỉ đạo.

Kỹ thuật viên chẩn đoán hình ảnh: nhiệm vụ quyền hạn

Khi có sự cố phải ngừng máy, không được tự động sửa chữa, phải báo ngay cho kĩ thuật viên trưởng khoa và trưởng khoa.

Trưởng khoa y học cổ truyền: nhiệm vụ quyền hạn

Hướng dẫn những kiến thức cơ bản về xoa bóp, day ấn huyết, tập luyện dưỡng sinh, sử dụng thuốc nam trong chăm sóc sức khoẻ ban đầu tại cộng đồng.

Quy chế công tác khoa truyền máu

Buồng truyền máu phải kiểm tra chất lượng tất cả các túi máu được sử dụng ở lâm sàng, không phân biệt túi máu do bệnh viện lấy trực tiếp hoặc nhập từ một cơ sở khác.

Trưởng khoa xét nghiệm trong bệnh viện: nhiệm vụ quyền hạn

Thực hiện công tác bảo quản chất lượng thuốc thử công tác khử khuẩn, tẩy uế, tiêu độc xử lí các chất thải của khoa theo quy chế công tác xử lí chất thải và quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện.

Mười hai điều y đức

Thật thà đoàn kết, tôn trọng đồng nghiệp, kính trọng các bậc thầy, sẵn sàng truyền thụ kiến thức, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.

Quy chế công tác hợp tác quốc tế bệnh viện

Trao đổi thư công tác, báo cáo khoa học, tài liệu nghiên cứu gửi ra nước ngoài và nhận từ nước ngoài phải theo đúng quy định của pháp lệnh bảo vệ bí mật Nhà nước.

Thủ kho bệnh viện: nhiệm vụ quyền hạn

Kiểm soát hàng nhập, xuất đúng số lượng, chất lượng ghi trên tờ phiếu không sửa chữa tẩy xoá. Hàng nhập trước xuất trước, chú ý thời hạn sử dụng.

Quy chế công tác khoa thăm dò chức năng

Phiếu thăm dò chức năng của người bệnh phải ghi rõ tên, tuổi, giới , thời gian làm xét nghiệm và kết quả cụ thể.

Quy chế công tác khoa mắt

Thăm khám người bệnh tỉ mỉ, thận trọng, nhẹ nhàng; khám xong ghi kết quả vào hồ sơ bệnh án, có minh hoạ tổn thương bệnh lí trên hình vẽ cụ thể và chỉ định xét nghiệm cận lâm sàng.

Bệnh viện chuyên khoa hạng III: ba, vị trí, chức năng, nhiệm vụ

Kết hợp với y tế dự phòng thực hiện chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu và các chương trình hoạt động chuyên khoa tại cộng đồng.

Phòng kế hoạch tổng hợp bệnh viện: chức năng, nhiệm vụ, tổ chức

Tổ chức việc điều hoà phối hợp công tác giữa các khoa, phòng trong bệnh viện, giữa bệnh viện với các cơ quan có liên quan nhằm nâng cao hiệu quả công tác khám bệnh, chữa bệnh của Bệnh viện.

Y tá điều dưỡng chăm sóc: nhiệm vụ quyền hạn

Ghi những thông số, dấu hiệu, triệu chứng bất thường của người bệnh và cách xử lí vào phiếu theo dõi và phiếu chăm sóc theo quy định.

Giám đốc và phó giám đốc bệnh viện: nhiệm vụ và quyền hạn

Tổ chức bộ máy của bệnh viện cho phù hợp với nhiệm vụ được giao. Thực hiện tốt công tác cán bộ và mọi chính sách chế đối với các thành viên trong bệnh viện và người bệnh theo quy định.

Trưởng khoa hóa sinh: nhiệm vụ quyền hạn

Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn chung của trưởng khoa và trưởng khoa xét nghiệm, trưởng khoa hoá sinh có nhiệm vụ, quyền hạn sau.

Trưởng khoa ngoại: nhiệm vụ quyền hạn

Thực hiện đúng các quy định kĩ thuật bệnh viện. Theo dõi chăm sóc người bệnh trước, trong và sau phẫu thuật.

Quy chế họp giao ban bệnh viện

Nội dung: Các trưởng khoa, trưởng phòng báo cáo tình hình trong 24 giờ qua. Người chủ trì nhận xét rút kinh nghiệm và thông báo công việc trong ngày.

Quy chế công tác khoa tâm thần

Khi người bệnh tâm thần tự ý đi khỏi khoa phải tổ chức đi tìm, đồng thời báo cáo giám đốc bệnh viện, trưởng phòng kế hoạch tổng hợp để thông báo cho gia đình người bệnh.

Quy chế lưu trữ hồ sơ bệnh án

Người bệnh ra viện trong 24 giờ, khoa phải hoàn chỉnh các thủ tục hành chính của hồ sơ bệnh án theo quy chế, chuyển đến phòng kế hoạch tổng hợp.

Bệnh viện chuyên khoa hạng I: một, vị trí, chức năng, nhiệm vụ

Bệnh viện là cơ sở thực hành để đào tạo cán bộ y tế chuyên khoa ở cấp Đại học và trên Đại học, đồng thời có trách nhiệm tham gia giảng dạy chuyên khoa ở bậc Đại học và trên đại học.