Quy chế công tác khoa giải phẫu bệnh

2012-09-27 09:39 AM

Khi nhận được thông báo của khoa lâm sàng, nhà đại thể có trách nhiệm cử viên chức đi nhận tử thi, đặt tử thi trên cáng hoặc xe đẩy, phủ vải tráng khi toàn thân và chuyển về nhà đại thể.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Quy định chung

Khoa giải phẫu bệnh là cơ sở làm các xét nghiệm sinh thiết, tế bào học, khám nghiệm tử thi và siêu cấu trúc.

Cơ sở hạ tầng của khoa phải thông thoáng, đủ ánh sáng, đủ nước sạch, có cống ngầm thoát nước thải qua hệ thống xử lí của bệnh viện.

Quy định cụ thể

Khoa giải phẫu bệnh có 2 bộ phận

 Labô giải phẫu bệnh và nhà đại thể, labô giải phẫu bệnh ở trong khu vực các labô của bệnh viện, nhà đại thể ở khu vực riêng biệt.

Labô giải phẫu bệnh: Được xây dựng theo tiêu chuẩn các labô, gồm:

Buồng khám, chọc hút khối u. chẩn đoán tế bào lọc.

Buồng nhận và xử lí bệnh phẩm.

Buồng cắt, nhuộm bệnh phẩm.

Buồng pha chế hoá chất.

Buồng ảnh, đọc tiêu bản.

Buồng lưu trữ hồ sơ, tiêu bản.

Buồng vệ sinh, tắm rửa, thay quần áo.

Nhà đại thể bảo đảm trang nghiêm, ợê sinh, thông thoáng; không có chuột, dán, kiến bao gồm:

Buồng tang lễ.

Buồng lưu tử thi hoặc nhà lạnh.

Buồng khám nghiệm tử thi.

Buồng lưu trữ  bệnh phẩm.

Buồng rửa, sấy hấp dụng cụ.

Buồng hành chính.

Buồng vệ sinh có đủ nước sạch, nước nóng, nơi thay quần áo cho các thành viên trong khoa.

Khám nghiệm tử thi

Tiếp nhận và bảo quản tử thi:

Khi nhận được thông báo của khoa lâm sàng, nhà đại thể có trách nhiệm cử viên chức đi nhận tử thi, đặt tử thi trên cáng hoặc xe đẩy, phủ vải tráng khi toàn thân và chuyển về nhà đại thể.

Tử thi được đặt trên bàn cố định, sạch, có lồng úp hoặc để trong nhà lạnh.

Khám nghiệm tử thi:

Bác sĩ chuyên khoa giải phẫu bệnh có trách nhiệm:

Thực hiện trong buồng khám tử thi, có kĩ thuật viên và y công nhà đại thể phụ việc.

Kiểm tra, xác định họ, tên tuổi, nguyên nhân tử vong và khi khám nghiệm phải bảo đảm vệ sinh, vô khuẩn.

Phục hồi tử thi sau khám nghiệm, lấy các bệnh phẩm cần thiết để xét nghiệm; các phủ tạng thừa được xử lí theo quy chế xử lí chất thải bệnh viện.

 Phải làm hồ sơ, ghi các kết quả khám nghiệm đầy đủ, tỉ mỉ, trung thực vào sổ biên bản của khoa, đối chiếu với chẩn đoán lâm sàng để có kết luận. Trả kết quà khám nghiệm theo quy chế khoa xét nghiệm.

Trong trường hợp pháp y, kết quả khám nghiệm chỉ trình lên giám đốc bệnh viện để giám đốc bệnh viện báo cáo cơ quan bảo vệ pháp luật khi có yêu cầu.

Khâm liệm và mai táng tử thi:

Viên chức nhà đại thể thực hiện khâm liệm tử thi, trước khi khâm liệm phải đối chiếu hồ sơ, ảnh người bệnh và ý kiến xác định của thân nhân; đúng giờ quy định đưa quan tài tới buồng tang lễ.

Gia đình người bệnh xin mang tử thi về nhà, phải thực hiện theo quy chế giải quyết người bệnh tử vong.

Mai táng tử thi do gia đình hoặc cơ quan của người bệnh tử vong thực hiện, đặc biệt chú ý người bệnh tử vong mắc bệnh truyền nhiễm phải thực hiện theo quy chế giải quyết người bệnh tử vong.

Trường hợp do bệnh viện mai táng phải thực hiện quy chế đối với người bệnh không có người nhận.

Trường hợp do thảm hoạ có nhiều tử vong, tổ cấp cứu người bị nạn tại hiện trường phải có biện pháp chống nhầm lẫn tử thi.

Sinh thiết, xét nghiệm cơ bản

Bác sĩ chuyên khoa giải phẫu bệnh có trách nhiệm thực hiện:

Thăm khám người bệnh, làm hồ sơ bệnh án, chỉ định chọc hút khối u, hạch.

Bảo đảm dụng cụ làm thủ thuật vô khuẩn.

Chọc hút khối u, hạch phải tiến hành trong buồng thủ thuật.

Đọc các tiêu bản tế bào bệnh học, ghi phiếu trả kết quả và kí tên; trường hợp khó phải trao đổi với bác sĩ trưởng khoa.

Ghi các kết quả xét nghiệm vào sổ của khoa.

Lưu trữ những tiêu bản, bệnh phẩm điển hình phục vụ công tác giảng dậy, nghiên cứu khoa học.

Giám đốc bệnh viện có trách nhiệm:

Tạo điều kiện và phương tiện làm việc của khoa giải phẫu bệnh.

Bảo đảm các thành viên trong khoa được định kì kiểm tra sức khoẻ, được chăm sóc và bảo vệ về thân thể và tinh thần.