- Trang chủ
- Phác đồ - Test
- Nguyên lý y học nội khoa
- Nhiễm khuẩn tai ngoài: nguyên lý nội khoa
Nhiễm khuẩn tai ngoài: nguyên lý nội khoa
Điều trị đòi hỏi phải dùng kháng sinh hoạt động toàn thân chống lại các tác nhân gây bệnh phổ biến nhất, Pseudomonas aeruginosa và S. aureus, và thường bao gồm một penicilin.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Khi không có hạch tại chỗ hoặc khu vực, tìm các nguyên nhân viêm mà không do nhiễm trùng, trong đó có chấn thương, vết côn trùng cắn, và tiếp xúc với môi trường thường liên quan hơn là những bệnh tự miễn (ví dụ, lupus) hoặc viêm mạch [ví dụ, u hạt với viêm nhiều mạch (Wegener)].
Viêm mô tế bào tai ngoài
Đau, ban đỏ, sưng, và nóng tai ngoài, đặc biệt là dái tai, sau khi bị chấn thương nhỏ. Điều trị bằng gạc ấm và thuốc kháng sinh hoạt động chống S. aureus và Streptococcus (ví dụ, dicloxacillin).
Viêm màng bao sụn tai ngoài
Nhiễm trùng màng sụn của sụn tai ngoài sau chấn thương nhỏ (ví dụ,xỏ khuyên tai). Các nhiễm trùng có thể gần giống với viêm mô tế bào tai ngoài , mặc dù dái tai ít khi bị viêm trong viêm màng bao sụn tai ngoài.
Điều trị đòi hỏi phải dùng kháng sinh hoạt động toàn thân chống lại các tác nhân gây bệnh phổ biến nhất, Pseudomonas aeruginosa và S. aureus, và thường bao gồm một penicilin chống pseudomonal hoặc một penicillin kháng penicilinase (ví dụ, nafcillin) cùng với một quinolone chống pseudomonal (ví dụ, CIP-rofloxacin). Phẫu thuật dẫn lưu có thể cần thiết; dịch có thể hết sau vài tuần.
Nếu viêm màng bao sụn tai ngoài không đáp ứng với điều trị thích hợp,tìm các nguyên nhân viêm không do nhiễm trùng (ví dụ, viêm đa sụn tái phát).
Viêm tai ngoài
Tập hợp các bệnh liên quan chủ yếu đến ống tai ngoài và hậu quả do nóng, ẩm, với bong vảy và ẩm ướt của biểu mô ống tai ngoài. Tất cả các bệnh chủ yếu là do vi khuẩn; P. aeruginosa và S. aureus là những tác nhân gây bệnh phổ biến nhất.
Viêm tai ngoài khu trú cấp tính
nhọt ở một phần ba ngoài của ống tai, thường do S. aureus. Điều trị bao gồm penicilin chống tụ cầu đường uống (ví dụ, dicloxacillin), với phẫu thuật dẫn lưu trong trường hợp hình thành áp xe.
Viêm tai ngoài lan tỏa cấp tính (swimmer’s ear)
Nhiễm trùng ống tai ướt, sưng tấy mà thường là do P. aeruginosa và được đặc trưng bởi đau dữ dội, ban đỏ và sưng tấy của ống tai và chảy mủ trắng từ tai. Điều trị bao gồm làm sạch ống tai để loại bỏ các mảnh vụn và sử dụng kháng sinh tại chỗ (ví dụ, các chế phẩm có neomycin và polymyxin), có hoặc không dùng glucocorticoid để giảm viêm.
Viêm tai ngoài mãn tính
Hồng ban, tróc vảy, ngứa, viêm da không đau thường phát sinh từ chảy nước tai kéo dài do nhiễm trùng tai giữa mạn tính, các nguyên nhân khác gây kích thích lặp đi lặp lại, hoặc nhiễm trùng mãn tính hiếm gặp như bệnh lao hay bệnh phong. Điều trị bao gồm việc xác định và loại bỏ các yếu tố ảnh hưởng, điều trị khỏi hoàn toàn thường là khó.
Viêm tai ngoài ác tính hoặc hoại tử
Là một nhiễm trùng tiến triển chậm đặc trưng bởi chảy mủ tai, hồng ban ở tai và ống tai ngoài sưng tấy, và đau tai dữ dội tương xứng với khám trên lâm sàng, với mô hạt xuất hiện ở thành sau dưới của ống tai, gần đường giao nhau của xương và sụn.
Bệnh này có khả năng đe dọa tính mạng, xảy ra chủ yếu ở những trường hợp bị bệnh tiểu đường hoặc suy giảm miễn dịch người già, có thể liên quan đến nền sọ, màng não, các dây thần kinh sọ não và não.
P. aeruginosa là tác nhân gây bệnh phổ biến nhất, nhưng trực khuẩn gram âm khác, S. aureus, Staphylococcus epidermidis, và Aspergillus cũng là tác nhân gây bệnh.
Mẫu sinh thiết mô hạt (hoặc các mô sâu hơn) nên được lấy để cấy.
Điều trị liên quan đến việc dùng kháng sinh toàn thân trong 6-8 tuần và bao gồm thuốc chống pseudomonas (ví dụ, piperacillin, ceftazidime) với một thuốc aminoglycoside hoặc fluoroquinolone; kháng sinh nhỏ giọt có hoạt tính chống Pseudomonas, kết hợp với glucocorticoid, được sử dụng như liệu pháp bổ trợ.
Tái phát lên đến 20% các trường hợp. Kiểm soát đường huyết tích cực trong trường hợp bị tiểu đường giúp điều trị và phòng ngừa tái phát.
Bài viết cùng chuyên mục
Các phương pháp chẩn đoán bổ trợ bệnh da
Có ích cho việc phát hiện nấm ngoài da hoặc nấm men. Vảy da được lấy từ rìa của tổn thương bằng cách cạo nhẹ nhàng bằng bản kính mang mẫu ở kính hiển vi hoặc một lưỡi dao.
Tiếp cận theo dõi monitor: nguyên lý nội khoa
Các sai sót y khoa thường xảy ra ở ICU. Các tiến bộ về kĩ thuật cho phép nhiều bệnh nhân ít hoặc không có cơ hội phục hồi có nhiều cơ hội hơn khi nằm ở ICU.
Các bệnh phổi kẽ riêng biệt
Viêm phổi kẽ không điển hình về khía cạnh mô bệnh có thể thấy hình ảnh của bệnh về mô liên kết, liên quan tới dùng thuốc và viêm phổi ái toan.
Phình động mạch chủ: nguyên lý nội khoa
Có thể thầm lặng về mặt lâm sàng, nhưng phình động mạch chủ ngực, có thể gây ra cơn đau sâu, lan tỏa, khó nuốt, khàn tiếng, ho ra máu, ho khan.
Loãng xương: nguyên lý chẩn đoán điều trị
Yếu tố nguy cơ gãy xương do loãng xương được liệt kê trong bảng, và các bệnh liên quan với chứng loãng xương được liệt kê trong bảng.
Hội chứng Sjogren: nguyên lý chẩn đoán và điều trị
Một rối loạn miễn dịch đặc trưng bởi sự phá hủy tiến triển tế bào lympho của các tuyến ngoại tiết thường dẫn đến triệu chứng khô mắt và miệng.
Bệnh lý tĩnh mạch và bạch huyết
DVT có thể phòng bằng cách đi lại sớm sau phẫu thuật hoặc heparin khối lượng phân tử liều thấp trong quá trình nằm giường bệnh kéo dài.
Viêm khớp phản ứng: nguyên lý chẩn đoán và điều trị
Viêm khớp phản ứng liên quan đến viêm khớp cấp tính không có mủ đang có biến chứng nhiễm trùng nơi khác trong cơ thể.
Tăng huyết áp: nguyên lý nội khoa
Ở những bệnh nhân tăng huyết áp tâm thu có hiệu áp cao, nên nghĩ đến ngộ độc giáp tố, hở van động mạch chủ, và dò động tĩnh mạch hệ thống.
Viêm túi mật mãn: nguyên lý nội khoa
Có thể không có triệu chứng trong nhiều năm, có thể tiến triển thành bệnh túi mật hoặc viêm túi mật cấp, hoặc xuất hiện biến chứng.
Một số vấn đề về độ cao
Đầy hơi, bụng trướng,trung tiên nhiều có thể do giảm áp xuất khí quyển. Tiêu chảy không liên quan đến độ cao nhưng có thể do vi khuẩn kí sinh trùng, một vấn đề phổ biến.
Khám tâm thần
Ký ức xa hơn được đánh giá bằng khả năng cung cấp bệnh sử hay hoạt động sống cá nhân của bệnh nhân theo trình tự thời gian.
Chọc dò tủy sống: nguyên lý nội khoa
Với bất kì tư thế nào, người bệnh đều phải gập người càng nhiều thì càng tốt. Ở tư thế nằm nghiêng, bệnh nhân gập người sao cho đầu gối chạm vào bụng như tư thế của thai nhi.
Phương pháp thăm dò không xâm lấn tim
Siêu âm là phương pháp không xâm lấn được lựa chọn để nhanh chóng xác định tràn dịch màng ngoài tim và các ảnh hưởng huyết động, trong chèn ép tim thì có sập thất phải và nhĩ phải kì tâm trương.
Nhận định rối loạn acid base
Để giới hạn thay đổi pH, rối loạn chuyển hóa sẽ được bù trừ ngay lập tức trong hệ thống; bù trừ qua thận trong rối loạn hô hấp thì thường chậm hơn.
Điện tâm đồ: nguyên lý nội khoa
Hệ thống mặt phẳng trán đứng dọc được dùng để tính trục điện học, độ lệch của QRS trong mỗi chuyển đạo xác định là lớn nhất và nhỏ nhất.
Đa hồng cầu: nguyên lý nội khoa
Đa hồng cầu nguyên phát phân biệt với đa hồng cầu thứ phát qua lách to, tăng bạch cầu, tăng tiểu cầu, và tăng nồng độ vitamin B12, và giảm nồng độ erythropoietin.
Bệnh phổi kẽ: nguyên lý nội khoa
Các triệu chứng thường gặp trong bệnh phổi kẽ bao gồm khó thở và ho khan. Triệu chứng ban đầu và thời gian khởi phát có thể hỗ trợ trong chẩn đoán phân biệt.
Nuốt khó: nguyên lý nội khoa
Nuốt khó gần như luôn luôn là triệu chứng của một bệnh cơ quan hơn là một than phiền chức năng. Nếu nghi ngờ nuốt nghẹn hầu, soi huỳnh quang có quay video khi nuốt có thể giúp chẩn đoán.
Dinh dưỡng qua đường ruột, nguyên lý nội khoa
Sau khi độ cao của đầu giường và xác nhận đặt ống chính xác, truyền dạ dày liên tục được bắt đầu với một chế độ ăn uống với một nửa công suất ở tốc độ 25 đến 50 ml
Bệnh da rối loạn mạch máu hay gặp: nguyên lý nội khoa
Viêm vách ngăn của mô mỡ dưới da đặc trưng bởi tổn thương ban đỏ, ấm, dạng nốt mềm dưới da điển hình là ở mặt trước xương chày. Tổn thương thường xuất hiện trên bề mặt da.
Siêu âm: nguyên lý nội khoa
Nó nhạy và đặc hiệu hơn CT scan trong đánh giá bệnh lý túi mật. Có thể dễ dàng xác định kích thước của thận ở bệnh nhân suy thận và có thể loại trừ sự hiện diện của ứ nước.
Tràn dịch màng ngoài tim ép tim ở bệnh nhân ung thư
Thường gặp nhất trên những bệnh nhân ung thư phổi hoặc vú, bệnh bạch cầu hay u lympho, chèn ép màng ngoài tim cũng có thể phát triển như là biến chứng muộn của xạ trị trung thất.
Amiodarone: thuốc gây bất thường chức năng tuyến giáp
Amiodarone là thuốc chống loạn nhịp tim type III có một số cấu trúc tương tự với hormon tuyến giáp và có hàm lượng iốt cao.
Bóc tách động mạch chủ và một số bệnh lý động mạch chủ
Bóc tách động mạch chủ lên thường đi kèm với tăng huyết áp, hoại tử lớp áo giữa, hội chứng Marfan và Ehlers Danlos.