Ho: nguyên lý nội khoa

2018-02-10 10:45 PM

Các vấn đề quan trọng trong bệnh sử gồm yếu tố thúc đẩy ho, yếu tố gây tăng và giảm ho, và sự xuất đàm. Đánh giá các triệu chứng của bệnh ở mũi hầu, gồm chảy mũi sau, hắt hơi.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Nguyên nhân

Ho cấp tính, được định nghĩa là kéo dài < 21 ngày, thường liên quan đến nhiễm khuẩn hô hấp, hít phải chất gây kích thích hô hấp. Ho bán cấp (trong 3-8 tuần) thường liên quan đến viêm dai dẳng do viêm khí phế quản. Ho mạn tính (kéo dài > 8 tuần) có thể do nhiều bệnh ở phổi và tim gây ra. Viêm phế quản mạn tính do hút thuốc lá là một nguyên nhân thường gặp. Nếu X quang ngực và khám lâm sàng không phát hiện điều gì nổi bật, những nguyên nhân thường gặp của ho mạn tính gồm ho do hen phế quản, trào ngược dạ dày-thực quản (GERD), chảy nước mũi sau do bệnh lý xoang, và các loại thuốc gồm thuốc ức chế men chuyển. Kích thích màng nhĩ và viêm phế quản mạn tăng bạch cầu ái toan cũng có thể gây ho mạn tính với X quang ngực bình thường. Ho không hiệu quả có thể dẫn đến nhiễm trùng hô hấp nghiêm trọng do khó tống xuất chất tiết ở đường hô hấp dưới; tiết dịch bất thường ở đường dẫn khí (vd, do giãn phế quản) hoặc mềm sụn khí quản có thể góp phần gây ho. Yếu mệt hoặc đau làm hạn chế vận động cơ bụng và cơ gian sườn cũng có thể gây ho không hiệu quả.

Đánh giá lâm sàng

Các vấn đề quan trọng trong bệnh sử gồm yếu tố thúc đẩy ho, yếu tố gây tăng và giảm ho, và sự xuất đàm. Đánh giá các triệu chứng của bệnh ở mũi hầu, gồm chảy mũi sau, hắt hơi và chảy nước mũi. GERD có thể biểu hiện ợ nóng, khàn giọng, và thường ợ hơi. Gợi ý ho do hen bằng cách chú ý mối liên hệ giữa yếu tố khởi phát cơn ho đến các yếu tố thúc đẩy cơn hen. Sử dụng thuốc ức chế men chuyển, không phải thuốc chẹn thụ thể, có thể gây ho sau một thời gian dài dùng thuốc.

Khi khám lâm sàng, đánh giá các dấu hiệu của bệnh tim-phổi, gồm tiếng thở bất thường và ngón tay dùi trống. Khám hốc mũi, thành sau hầu, ống tai, và màng nhĩ.

Đánh giá cận lâm sàng gồm X quang ngực. Hô hấp ký cùng test giãn phế quản có thể đánh giá tắc nghẽn đường dẫn khí có hồi phục. Nếu hô hấp ký bình thường, sử dụng test thử thách methacholine để đánh giá hen. Gửi đàm đi nuôi cấy tìm vi khuẩn và Mycobaterium. Xét nghiệm tế bào học mẫu đàm có thể phát hiện các tế bào di căn trong ung thư phổi và bạch cầu ái toan trong bệnh viêm phế quản tăng bạch cầu ái toan. Đo pH thực quản để đánh giá GERD. Cân nhắc chụp CT ngực ở bệnh nhân có X quang ngực bình thường nhưng không cải thiện khi điều trị. Đánh giá ho ra máu được bàn luận bên dưới.

Điều trị ho mạn tính

Ở bệnh nhân ho mạn tính mà X quang ngực bình thường, điều trị theo kinh nghiệm hướng đến nguyên nhân khả dĩ nhất dựa vào bệnh sử và khám lâm sàng. Nếu thất bại, cân nhắc điều trị theo một nguyên nhân khác theo kinh nghiệm. Điều trị chảy nước mũi sau gồm thuốc kháng histamine, corticosteroid nhỏ mũi, và/hoặc kháng sinh. GERD được điều trị bằng thuốc kháng acid, thuốc đối kháng thụ thể histamine H2, hoặc thuốc ức chế bơm proton. Ho do hen điều trị bằng glucocorticoid hít và thuốc đồng vận thụ thể beta đường hít. bệnh nhân đang sử dụng thuốc ức chế men chuyển nên cho thử ngưng thuốc 1 tháng. Viêm phế quản mạn tính tăng bạch cầu ái toan thường cải thiện khi điều trị bằng glucocorticoid hít. Điều trị ho có thể gồm thuốc gây ngủ như codeine; tuy nhiên, thuốc có thể gây buồn ngủ, táo bón và nghiện thuốc. Dextromethorphan và benzonatate có ít tác dụng phụ hơn nhưng hiệu quả ít.

Bài viết cùng chuyên mục

Viêm tai giữa: nguyên lý nội khoa

Hầu hết các trường hợp nhẹ đến trung bình khỏi bệnh trong vòng 1 tuần mà không cần điều trị đặc hiệu, giảm các triệu chứng bằng các thuốc giảm đau.

Ngộ độc sinh vật biển do ăn uống

Hội chứng Ciguatera liên quan đến ít nhất 5 loại độc tố có nguồn gốc từ tảo đơn bào hai roi quang hợp và tích lũy trong chuỗi thức ăn. Ba loại độc tố ciguatoxins chính.

Động vật thuộc bộ cánh màng đốt

Bệnh nhân với tiền căn dị ứng với vết đốt của côn trùng nên mang theo một bộ kit sơ cấp cứu khi bị ong đốt và đến bệnh viện ngay khi sơ cứu.

Tăng natri máu: nguyên lý nội khoa

Ở bệnh nhân có tăng Natri máu do thận mất H2O, rất quantrọng trong xác định số lượng nước mất đang diễn ra hằng ngày ngoài việc tính toán lượng H2O thâm hụt.

Viêm cột sống dính khớp: nguyên lý chẩn đoán và điều trị

MRI là lựa chọn khi phim x quang không chuẩn bị không cho thấy bất thường khớp cùng-chậu và có thể cho thấy viêm nội khớp sớm, thay đổi sụn.

Xơ vữa động mạch ngoại vi: nguyên lý nội khoa

Đo áp lực và siêu âm Doppler mạch ngoại vi trước và trong khi hoạt động nhằm định vị chỗ hẹp, chụp cộng hưởng từ mạch máu, chụp CT mạch máu.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD): nguyên lý nội khoa

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh tiến triển, tuy nghiên, tốc độ giảm chức năng phổi thường sẽ chậm đáng kể nếu ngừng hút thuốc.

Sốc phản vệ: nguyên lý nội khoa

Thời gian khởi phát rất đa dạng, nhưng các triệu chứng thường xảy ra trong khoảng vài giấy đến vài phút sau phơi nhiễm với kháng nguyên dị ứng.

Ung thư chưa rõ nguyên phát: nguyên lý nội khoa

Khi khối U đã di căn, các xét nghiệm chẩn đoán nên làm để phát hiện các khối U có khả năng điều trị khỏi, như u limpho, bệnh Hodgkin, u tế bào mầm, ung thư buồng trứng.

Ung thư da biểu mô tế bào đáy: nguyên lý nội khoa

Loại bỏ tại chỗ bằng electrodesiccation và nạo, cắt bỏ, phẫu thuật lạnh hoặc xạ trị; hiếm khi di căn nhưng có thể lan rộng tại chỗ. Ung thư da biểu mô tế bào đáy gây tử vong là điều rất bất thường.

Tăng huyết áp: nguyên lý nội khoa

Ở những bệnh nhân tăng huyết áp tâm thu có hiệu áp cao, nên nghĩ đến ngộ độc giáp tố, hở van động mạch chủ, và dò động tĩnh mạch hệ thống.

Xuất huyết tiêu hóa dưới: nguyên lý nội khoa

Chảy máu không kiểm soát hoặc kéo dài, tái xuất huyết nặng, dò động mạch chủ ruột, Trường hợp chảy máu tĩnh mạch thực quản khó điều trị, cân nhắc đặt sonde cửa chủ trong gan qua tĩnh mạch cảnh.

Bọ cạp chích đốt: nguyên lý nội khoa

Độ nặng của triệu chứng dựa trên loài bọ cạp chuyên biệt. Đối với bọ cạp Bark ở Mỹ, các triều chứng tiến triển đến rất nặng trong khoảng 5 giờ và điển hình giảm dần.

Hội chứng SIADH: nguyên lý chẩn đoán và điều trị

Các nguyên nhân gây ra SIADH bao gồm các khối u, nhiễm trùng phổi, rối loạn hệ thần kinh trung ương, và thuốc.

Đánh giá tình trạng dinh dưỡng: nguyên lý nội khoa

Năng lượng trung bình nhập vào khoảng 2800 kcal một ngày cho đàn ông và khoảng 1800 kcal một ngày cho phụ nữ, mặc dù sự tính toán này còn phụ thuộc vào tuổi, trọng lượng cơ thể.

Bệnh mô liên kết hỗn hợp (MSTD)

Bất thường xét nghiệm gồm nồng độ cao các kháng thể kháng nhân, nồng độ rất cao kháng thể kháng ribonucleoprotein.

Rối loạn chức năng hô hấp: nguyên lý nội khoa

Tốc độ thể tích và lưu lượng phổi được so sánh với giá trị bình thường của quần thể đánh giá theo tuổi, cân nặng, giới, và chủng tộc.

Ngộ độc và quá liều thuốc

Carbon monoxid là nguyên nhân hàng đầu gây chết do ngộ độc. Ngộ độc Acetaminophen là thuốc phổ biến nhất gây tử vong. Tử vong do các thuốc khác thường do thuốc giảm đau.

Phương tiện hình ảnh học thần kinh

Xuất hiện nhiều kĩ thuật can thiệp hình ảnh học thần kinh bao gồm tắc mạch, coiling, và đặt stent mạch máu cũng như can thiệp cột sống như chụp đĩa gian đốt sống.

Hạ và tăng magie máu: nguyên lý chẩn đoán điều trị

Giảm Mg huyết thường do những rối loạn ở thận hoặc phân phối Mg ở ruột và được phân loại như nguyên phát hoặc thứ phát.

Rối loạn nhịp chậm: nguyên lý nội khoa

Loại trừ hoặc chữa trị các nguyên nhân ngoại sinh như thuốc hoặc suy giáp. Mặt khác triệu chứng chậm nhịp đáp ứng với đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn.

Buồn nôn và nôn ói: nguyên lý nội khoa

Chất trong dạ dày được đẩy vào thực quản khi khi đáy vị và cơ vòng dạ dày thực quản giãn sau một sự gia tăng áp lực nhanh chóng trong ổ bụng sinh ra từ sự co các cơ ở bụng và cơ hoành.

Xét nghiệm tiêu bản máu ngoại vi

Hồng cầu đa kích thước-kích thước hồng cầu không đều nhau, các tế bào khổng lồ là hậu quả của quá trình tổng hợp DNA từ tiền thân hồng cầu bị chậm lại do thiếu folate hoặc vitamin B12.

Khó tiêu: nguyên lý nội khoa

Sự hiện diện của các triệu chứng khó nuốt, nuốt đau, giảm cân không giải thích được, nôn ói tái phát dẫn đến mất nước, mất máu tiềm ẩn hoặc nhiều, hoặc có một khối u sờ được.

Chất hóa học gây độc thần kinh

Biểu hiện lâm sàng của nhiễm độc thần kinh là giống nhau khi phơi nhiễm hai đường hơi và dung dịch. Biểu hiện đầu tiên bao gồm co đồng tử, nhìn mờ đau đầu, và tăng tiết dịch hầu họng.