- Trang chủ
- Phác đồ - Test
- Nguyên lý y học nội khoa
- Đau vai và cổ: nguyên lý nội khoa
Đau vai và cổ: nguyên lý nội khoa
Viêm xương khớp cột sống cổ có thể gây đau cổ lan ra sau đầu, lưng hoặc tay, có thể là nguyên nhân đau đầu vùng chẩm sau. Có thể xuất hiện kết hợp bệnh lý rễ và tủy.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Thường do bệnh cột sống cổ và mô mềm ở vùng cổ; triệu chứng điển hình có thể kèm theo nhậy cảm đau khu trú và vận động giới hạn.
Nguyên nhân
Chấn thương cột sống cổ
Chấn thương cột sống cổ (gãy, trật khớp nhẹ), vị trí cột sống có nguy cơ chèn ép; cố định cổ ngay lập tức đề giảm thiểu di động cột sống cổ.
Tổn thương cổ (Whiplash injury) do chấn thương (thường là tai nạn ô tô) gây tổn thương dây chằng cơ vùng cột sống cổ do tăng gấp hoặc duỗi.
Chuẩn đoán không áp dụng cho bệnh nhân gãy xương, thoát vị đĩa đệm, chấn thương đầu, dấu hiệu thần kinh khu trú hoặc thay đổi ý thức.
Bệnh đĩa đệm cột sống
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là nguyên nhân phổ biến gây đau hoặc dị cảm châm chích (tingling) ở cổ, vai, tay hoặc bàn tay. Đau cổ (đau tăng lên khi vận động), cứng và giới hạn vận động cổ là triệu chứng phổ biến. Kèm chèn ép rễ, đau có thể lan lên vai hoặc cánh tay. Ngửa cổ và xoay ngoài làm hẹp lỗ gian đốt sống và gây ra triệu chứng rễ (dấu hiệu spurling). Ở bệnh nhân trẻ, triệu chứng rễ cấp do vỡ đĩa đệm thường do chấn thương. Hội chứng rễ bán cấp ít có khả năng liên quan đến chấn thương đặc hiệu có thể là kết hợp bệnh đĩa đệm và thoái hóa cột sống. Biểu hiện lâm sàng của tổn thương rễ thần kinh ổ được tóm tắt ở bảng.
Thoái hóa cột sống cổ
Viêm xương khớp cột sống cổ có thể gây đau cổ lan ra sau đầu, lưng hoặc tay; có thể là nguyên nhân đau đầu vùng chẩm sau. Có thể xuất hiện kết hợp bệnh lý rễ và tủy.
Cảm giác điện giật khi gập cổ và lan xuống cột sống (hội chứng Lhermitte) thường ám chỉ tổn thương tủy sống. Chụp tủy CT hoặc MRI có thể xác định các bất thường giải phẫu và nghiên cứu dẫn truyền thần kinh và EMG có thể xác định mức độ nghiêm trọng và tổn thương rễ thần kinh cục bộ.
Nguyên nhân khác gây đau cổ
Bao gồm viêm khớp dạng thấp các khớp liên mỏm cổ, viêm cột sống dính khớp, herpes zoster (shingles), u di căn cột sống cổ, nhiễm trùng (apxe ngoài màng cứng và viêm xương tủy), và bệnh xương chuyển hóa. Đau cổ có thể do nguyên nhân từ tim do thiếu máu cục bộ động mạch vành (hội chứng đau thắt cổ).
Bảng. BỆNH LÝ RỄ ĐỐT SỐNG CỔ-BIỂU HIỆN THẦN KINH
aCác cơ nhận chi phối chủ yếu từ các rễ này.
Lối thoát ngực
Vùng giải phẫu bao gồm xương sườn một, động, tĩnh mạch dưới đòn, đám rối cánh tay, xương đòn và đỉnh phổi. Tổn thương gây đau khi vận động hoặc đứng yên quanh vai và thương đòn. Hội chứng nối thoát ngực thần kinh thực sự là không phổ biến và do bất thường dải mô (band of tissue) chèn ép thân dưới của đám rối thần kinh cánh tay; điều trị bao gồm phẫ thuật chia dải (band). Hội chứng nối thoát ngực động mạch do xương sườn cổ chèn ép động mạch dưới đòn; điều trị bằng chống đông và tiêu huyết khối, và phẫu thuật cắt bỏ xương sườn cổ. Hội chứng lối thoát ngực khác bao gồm một số lượng lớn bệnh nhân đau cánh tay và đau vai mãn tính không rõ nguyên nhân; phẫu thuật gây tranh cãi; và điều trị thường không đạt hiệu quả tốt.
Đám rối cánh tay và thần kinh
Đau do tổn thương đám rối cánh tay hoặc thần kinh ngoại vi có thể giống đau do nguyên nhân cột sống cổ. Thâm nhiễm ung thư có thể gây hội chứng này do có thể xơ hóa sau xạ trị (đau thường ít xuất hiện hơn). Viêm đám rối thần kinh cánh tay cấp bao gồm khơi phát cấp đau vai đai vai dữ dội, vài ngày sau yếu gốc cánh tay và các cơ ở đai vai vùng phân bố thần kinh của đám rối cánh tay trên; khởi phát thường trước nhiễm trùng hoặc tiêm chủng.
Vai
Không có dấu hiệu rễ, chuẩn đoán phân biệt bao gồm đau vai (viêm gân, viêm bao hoạt dịch, rách dây chằng quay, trật khớp, viêm dính bao khớp, và va chạm dưới mỏm cùng vai và đau quy chiếu [kích thích dưới hoành, đau thắt, u (đỉnh phổi). Đau cơ học thường tăng về đêm, kèm nhậy cảm đau vai, và tăng lên khi khép, xoay trong, hoặc duỗi cánh tay.
Điều trị đau vai và cổ
Chỉ định phẫu thuật đĩa đệm cột sống cổ giống như đĩa đệm cột sống lưng; tuy nhiên với bệnh cột sống sống cổ chỉ điều trị tích cực nếu có tổn thương đe dọa tủy sống.
Đau cổ không có bệnh lý rễ
Cải thiện tự nhiên nếu đau cổ cấp tính.
Điều trị triệu chứng bao gồm thuốc giảm đau.
Nếu không liên quan đến chấn thương, tập bài tập giám sát cho thấy có hiệu quả.
Khôngcóbằng chứng lâm sàng hỗ trợ kết hợp hoặc tạo hình đĩa đệm cột sống cổ.
Không có bằng chứng hỗ trợ cắt bỏ thần kinh bằng sóng cao tần hoặc tiêm mặt khớp cột sống cổ (cervical facet).
Đau cổ có tổn thương rễ
Diễn biến tự nhiên thuận lợi và nhiều trường hợp cải thiện không cần điều trị đặc hiệu.
NSAIDs,có hoặc không kèm thuốc dãn cơ thích hợp cho điều trị ban đầu.
Nẹp cổ mềm có hữu ích đáng kể trong giới hạn cử động mà làm giảm tăng đau.
Thoái hóa cột sống cổ, chèn ép rễ cổ thường được điều trị bằng phẫu thuật giải nén để cản trở sự tiến triển của các triêu chứng thần kinh.
Lựa chọn phẫu thuật cho thoát vị đĩa đệm cột sống cổ bao gồm cắt bỏ đơn thuần đĩa đệm thoát vị ở cổ trước (discectomy), cắt bỏ phiến kết hợp (laminectoy), và tạo hình đĩa đệm. Nguy cơ tăng gây bệnh lý rễ hoặc bệnh lý tủy sau đó ở vùng cột sống cổ tiếp hợp khi kết hợp là ~3% mỗi năm.
Chỉ định phẫu thuật bao gồm tổn thương rễ vận động tiến triển, đau làm giới hạn chức năng và không đáp ứng với điều trị bảo tổn hoặc chèn ép tủy sống.
Bài viết cùng chuyên mục
Một số rối loạn thần kinh sọ
Một số rối loạn thần kinh sọ, rối loạn cảm giác mùi, đau thần kinh thiệt hầu, nuốt khó và khó phát âm, yếu cổ, liệt lưỡi.
Nhiễm toan chuyển hóa: nguyên lý nội khoa
Tiêu chảy là nguyên nhân thường gặp nhất, nhưng những bất thường từ đường tiêu hóa khác cũng tham gia với mất dịch chứa nhiều carbonhydrat có thể dẫn tới mất nhiều chất kiềm.
Hội chứng nội tiết cận ung thư: nguyên lý nội khoa
Trong một số trường hợp, biểu hiện về nội tiết lại có ý nghĩa hơn bản thân khối u, như ở những bệnh nhân khối u lành tính hoặc ung thư tiến triển chậm tiết hormone CRH.
Viêm xoang mãn tính: nguyên lý nội khoa
Viêm xoang do nấm dị ứng, thấy ở những trường hợp có nhiều polyp mũi và hen, biểu hiện là viêm và dày đa xoang, rất nhiều bạch cầu ái toan trong dịch nhầy.
Bệnh não do thiếu máu cục bộ
Khám lâm sàng tại nhiều thời điểm khác nhau sau chấn thương giúp đánh giá tiên lượng. Tiên lượng tốt hơn trên những bệnh nhân còn nguyên chức năng thân não.
Phối hợp vận động và tư thế dáng bộ
Đánh giá cử động thay đổi nhanh của ngón tay, ngón chân, nghiệm pháp ngón tay chạm mũi, Quan sát bệnh nhân khi họ đi trên đường thẳng.
Đau hay tê mặt: thần kinh sinh ba (V)
Cần phải phân biệt các hình thức đau mặt phát sinh từ bệnh ở hàm, răng, hay xoang, nguyên nhân ít gặp gồm herpes zoster hay khối u.
Ghép thận: nguyên lý nội khoa
Tạng ghép của người sống cho kết quả tốt nhất, phần vì tối ưu hóa sự liên kết các mô và phần vì thời gian đợi chờ có thể giảm đến mức tối thiểu.
Mê sảng: nguyên lý nội khoa
Cách tiếp cận hiệu quả nhất để đánh giá mê sảng cho phép bệnh sử và khám lâm sàng định hướng cận lâm sàng. Không có trình tự đơn giản nào phù hợp với tất cả các bệnh nhân.
Thiếu máu: nguyên lý nội khoa
Tiếp cận chẩn đoán theo phương diện sinh lý dựa vào sự hiểu biết về tình trạng giảm hồng cầu trong hệ tuần hoàn có liên quan đến tình trạng sản xuất không đủ hồng cầu.
Rối loạn hệ thần kinh tự chủ: nguyên lý chẩn đoán điều trị
Bệnh thần kinh ngoại biên ảnh hưởng đến sợi myelin và không myelin nhỏ của hệ giao cảm và đối giao cảm là nguyên nhân phổ biến nhất của suy tự chủ mạn.
Bất thường về thể tích nước tiểu
Gọi là đái tháo nhạt trung ương nếu là do suy giảm sản xuất hormon AVP vùng dưới đồi và gọi là đái tháo nhạt do thận nếu nguyên nhân là do thận mất đáp ứng với hoạt động của AVP.
Các dạng phơi nhiễm phóng xạ hạt nhân
Vải và da thường có thể ngăn cản được hạt nhân alpha xâm nhập vào cơ thể. Nếu hạt alpha vào trong cơ thể, chúng gây tổn thương tế bào nghiêm trọng.
Buồn ngủ ngày quá mức
Phân biệt sự buồn ngủ do sự mệt mỏi chủ quan của người bệnh có thể khó khăn. Đo thời gian ngủ ngày có thể thực hiện ở phòng thí nghiệm kiểm tra các giấc ngủ ban ngày.
Tăng bạch cầu: nguyên lý nội khoa
Bệnh lý huyết học, bệnh bạch cầu, u lympho, hội chúng tăng sinh tủy mạn ác tính và loạn sản tủy, thiếu máu tan máu, giảm bạch cầu trung tính mạn vô căn.
Viêm phổi: nguyên lý nội khoa
Trước khi có những biểu hiện lâm sàng, kích thước của vi sinh vật phải lớn hơn khả năng thực bào của đại thực bào và các thành phần khác của hệ miễn dịch.
Ung thư vú: nguyên lý nội khoa
Ung thư vú thường được chẩn đoán bằng sinh thiết các nốt được phát hiện trên nhũ ảnh hay sờ chạm. Phụ nữ thường được tích cực khuyến khích khám vú hàng tháng.
Tiếp cận cấp cứu bệnh lý nhiễm trùng
Mặc dù các biểu hiện lâm sàng thường không đặc hiệu, các nhà lâm sàng nên loại trừ yếu tố kèm theo khi hỏi bệnh trực tiếp để giúp xác định các yếu tố nguy cơ đối với những nhiễm trùng chuyên biệt.
Khám phản xạ: nguyên lý chẩn đoán điều trị
Trong vài trường hợp, test này sẽ dạng các ngón còn lại và mức độ gấp thay đổi ở khớp cổ chân, kheo và háng.
Nhện cắn: nguyên lý nội khoa
Vì hiệu quả còn nghi ngờ và yếu tố nguy cơ sốc phản vệ và bệnh huyết thanh, kháng nọc độc chỉ nên dành cho trường hợp nặng với ngưng hô hấp, tăng huyết áp khó trị, co giật hoặc thai kỳ.
Sụt cân: nguyên lý nội khoa
Hỏi bệnh sử có các triệu chứng đường tiêu hoá, gồm khó ăn, loạn vị giác, khó nuốt, chán ăn, buồn nôn, và thay đổi thói quen đi cầu. Hỏi lại tiền sử đi du lịch, hút thuốc lá, uống rượu.
Bệnh da rối loạn mạch máu hay gặp: nguyên lý nội khoa
Viêm vách ngăn của mô mỡ dưới da đặc trưng bởi tổn thương ban đỏ, ấm, dạng nốt mềm dưới da điển hình là ở mặt trước xương chày. Tổn thương thường xuất hiện trên bề mặt da.
Hôn mê: nguyên lý nội khoa
Những vấn đề hô hấp và tim mạch cấp tính nên được chú trọng trước khi đánh giá thần kinh. Các dấu hiệu thần kinh nên được đánh giá và khởi đầu hỗ trợ thích hợp.
Phù phổi độ cao
Phù phổi không do nguyên nhân tim mạch biểu hiện là co mạch phổi không đều dẫn đến tăng tái tưới máu quá mực ở một vài nơi. Giảm giải phóng nitric oxide do giảm oxy huyết.
Tràn dịch màng phổi: nguyên lý nội khoa
Hai phân loại chính của tràn dịch màng phổi là dịch thấm, gây nên bởi tác động toàn thân lên sự tạo thành dịch màng phổi hoặc tái hấp thu.