- Trang chủ
- Phác đồ - Test
- Nguyên lý y học nội khoa
- Khó thở: nguyên lý nội khoa
Khó thở: nguyên lý nội khoa
Khó thở khi nằm thường thấy trong suy tim sung huyết. Khó thở về đêm thường thấy trong suy tim sung huyết và hen. Khó thở từng cơn gợi ý thiếu máu cơ tim, hen, hoặc thuyên tắc phổi.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Khó thở, là một cảm giác chủ quan khó chịu khi thở, là một triệu chứng do tăng công hít-thở. Đánh giá bắt đầu bằng việc xác định đặc tính và mức độ khó thở. Khó thở điển hình là do các vấn đề ở tim-phổi, dẫn đến việc gắng sức để thở, tăng công thở, và/hoặc kích thích các thụ thể đặc biệt trong tim, phổi hoặc mạch máu.
Nguyên nhân
Khó thở do bệnh ở hệ hô hấp
Bệnh ở đường dẫn khí: Hen và COPD là những nguyên nhân thường gặp của khó thở có liên quan đến tăng công thở. Co thắt phế quản có thể gây nặng ngực và tăng thông khí. Giảm oxy máu và tăng CO2 máu có thể dẫn đến bất tương hợp thông khí-tưới máu.
Bệnh ở thành ngực: Chèn ép thành ngực (vd, gù vẹo cột sống) và yếu liệt do bệnh thần kinh-cơ (vd, bệnh nhược cơ) gây tăng công thở.
Bệnh ở nhu mô phổi: Bệnh phổi mô kẽ làm giảm độ giãn nở của phổi và tăng công thở. Bất tương hợp thông khí-tưới máu và xơ hoá phổi có thể dẫn đến giảm oxy máu. Kích thích các thụ thể ở phổi có thể gây tăng thông khí.
Khó thở do bệnh ở hệ tim mạch
Bệnh ở tim trái: Tăng áp lực cuối thì tâm trương ở thất trái và áp lực mao mạch phổi bít dẫn đến khó thở, có liên quan đến sự kích thích các thụ thể ở phổi và giảm oxy máu từ việc bất tương hợp thông khí-tưới máu.
Bệnh ở mạch máu phổi: Thuyên tắc phổi, tăng áp động mạch phổi nguyên phát, và viêm mạch máu phổi kích thích các thụ thể ở phổi qua đó làm tăng áp lực động mạch phổi. Tăng thông khí và giảm oxy máu cũng có thể góp phần gây khó thở.
Bệnh ở màng ngoài tim: Viêm màng ngoài tim co thắt và chèn ép màng ngoài tim làm tăng áp lực trong tim và áp lực động mạch phổi, dẫn đến khó thở.
Khó thở với hệ hô hấp và hệ tim mạch bình thường
Thiếu máu có thể gây khó thở, đặc biệt là khi gắng sức. Béo phì có liên quan đến khó thở do tăng cung lượng tim và suy giảm chức năng thông khí.
Mất trương lực cơ cũng có thể góp phần gây khó thở.
Tiếp cận bệnh nhân khóa thở
Bệnh sử
Mô tả cảm giác khó thở, gồm ảnh hưởng của tư thế, nhiễm trùng, và tiếp xúc với môi trường. Khó thở khi nằm thường thấy trong suy tim sung huyết. Khó thở về đêm thường thấy trong suy tim sung huyết và hen. Khó thở từng cơn gợi ý thiếu máu cơ tim, hen, hoặc thuyên tắc phổi.
Khám lâm sàng
Tăng công thở biểu lộ qua việc sử dụng cơ hô hấp phụ. Xác định xem lồng ngực di chuyển có cân đối không. Gõ (đục hoặc vang) và nghe phổi (giảm hoặc tiếng thở bất thường) để đánh giá phổi. Khám tim nên chú ý tĩnh mạch cảnh nổi, âm thổi ở tim, và tiếng T3 hoặc T4 ngựa phi. Ngón tay dùi trống có thể liên quan đến bệnh phổi mô kẽ hoặc ung thư phổi. Để đánh giá khó thở khi gắng sức, gây ra tình trạng khó thở và quan sát trong khi đánh giá độ bão hoà oxy theo mạch đập.
Hình ảnh học
Đánh giá ban đầu dựa vào X quang ngực. Chụp CT ngực có thể được sử dụng sau đó để đánh giá nhu mô phổi (vd, khí phế thũng hoặc bệnh phổi) và thuyên tắc phổi.
Xét nghiệm
Đo ECG; siêu âm tim có thể đánh giá rối loạn chức năng thất trái, tăng áp phổi, và bệnh van tim. Kiểm tra chức năng phổi xem xét đo hô hấp ký, thể tích phổi, và khả năng khuếch tán. Test thử thách methacholine có thể đánh giá hen ở bệnh nhân có hô hấp ký bình thường. Nghiệm pháp gắng sức hô hấp-tim mạch có thể xác định bệnh ở tim hoặc phổi gây hạn chế khả năng tập luyện.
Điều trị khó thở
Một cách lý tưởng, việc điều trị cần phải chữa các bệnh lý nền gây ra khó thở. Cần phải thở oxy bổ sung khi giảm độ bão hoà oxy một cách đáng kể lúc nghỉ ngơi hoặc khi gắng sức. Phục hồi chức năng phổi rất có ích cho bệnh nhân COPD.
LƯU ĐỒ ĐÁNH GIÁ MỘT BỆNH NHÂN KHÓ THỞ
Hình. Lưu đồ đánh giá một bệnh nhân khó thở. ECG, điện tâm đồ.
Bài viết cùng chuyên mục
Hội chứng Sjogren: nguyên lý chẩn đoán và điều trị
Một rối loạn miễn dịch đặc trưng bởi sự phá hủy tiến triển tế bào lympho của các tuyến ngoại tiết thường dẫn đến triệu chứng khô mắt và miệng.
Các polyp đại tràng: nguyên lý nội khoa
Lan tỏa các polyp tuyến toàn bộ đại tràng lên tới vài nghìn polyp di truyền trội trên nhiễm sắc thể thường cùng với sự mất đoạn trong gen đa polyp tuyến trên nhiễm sắc thể số 5
Các bệnh da sần có vảy hay gặp
Tổn thương đơn lẻ giống tương tự nhưng nhỏ hơn so với đám báo hiệu và được sắp xếp đối xứng theo trục dài của mỗi tổn thương đơn lẻ cùng với các khoanh da.
Xuất huyết: nguyên lý nội khoa
Nghĩ đến khi có thời gian máu chảy kéo dài trong khi số lượng tiểu cầu bình thường. Bất thường trong kết dính tiểu cầu, kết tập và giải phóng hạt.
Phương pháp chẩn đoán bệnh lý hô hấp
Chụp mạch phổi có thể đánh giá hệ mạch phổi trong trường hợp có huyết khối tĩnh mạch nhưng đã được thay thế bởi CT mạch.
Các bệnh rối loạn quanh khớp
Kết quả của sự bất động khớp vai kéo dài, Vai đau và nhạy cảm khi sờ nắn, cả vận động chủ động và thụ động đều bị hạn chế.
Hội chứng Cushing: cường năng tuyến thượng thận
Béo phì, tăng huyết áp, loãng xương, rối loạn tâm lý, mụn trứng cá, rậm lông, vô kinh, và bệnh đái tháo đường tương đối không đặc hiệu
Nhuyễn xương: nguyên lý chẩn đoán điều trị
Trong nhuyễn xương tiến triển, có thể bị giảm calci máu do huy động canxi từ xương chưa khoáng hóa đầy đủ.
Buồn nôn và nôn ói: nguyên lý nội khoa
Chất trong dạ dày được đẩy vào thực quản khi khi đáy vị và cơ vòng dạ dày thực quản giãn sau một sự gia tăng áp lực nhanh chóng trong ổ bụng sinh ra từ sự co các cơ ở bụng và cơ hoành.
Ung thư da biểu mô tế bào vảy: nguyên lý nội khoa
Hay gặp nhất là cắt bỏ tại chỗ và phẫu thuật vi phẫu Mohs; xạ trị một số ca chọn lọc. Bệnh di căn có thể điều trị bằng xạ trị hoặc liệu pháp sinh học kết hợp.
Rắn độc cắn: nguyên lý nội khoa
Nọc độc rắn là một hợp chất hỗn hợp phức tạp của nhiều men và các chất khác tác dụng tăng tính thấm thành mạch, gây hoại tử mô, ảnh hưởng đến quá trình đông máu.
Viêm mũi dị ứng: bệnh quá mẫn tức thì (typ I)
Viêm bề mặt niêm mạc mũi có thể cho phép các chất gây dị ứng thâm nhập vào sâu trong mô, nơi chúng liên kết với các tế bào mast quanh tiểu tĩnh mạch.
Phương pháp thăm dò không xâm lấn tim
Siêu âm là phương pháp không xâm lấn được lựa chọn để nhanh chóng xác định tràn dịch màng ngoài tim và các ảnh hưởng huyết động, trong chèn ép tim thì có sập thất phải và nhĩ phải kì tâm trương.
Bệnh thận đa nang: nguyên lý nội khoa
Biểu hiện của bệnh thận đa nang là rất khác nhau, với độ tuổi khởi phát của bệnh thận giai đoạn cuối từ trẻ em cho đến người gia.
Áp xe và u máu ngoài màng tủy
Chọc dò tuỷ sống được chỉ định nếu bệnh lý não hoặc các dấu hiệu lâm sàng khác tăng nghi ngờ viêm màng não, chiếm nhỏ hơn 25 phần trăm trường hợp.
Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên: nguyên lý nội khoa
Kê đơn kháng sinh không phù hợp trong nhiễm khuẩn đường hô hấp trên là một nguyên nhân hàng đầu của kháng kháng sinh của các tác nhân gây bệnh mắc phải trong cộng đồng như Streptococcus pneumoniae.
Tắc nghẽn đường tiết niệu: nguyên lý nội khoa
Trong số bệnh nhân bệnh nặng hơn, tắc nghẽn niệu quản do u là phổ biến nhất và liên quan đến nguyên nhân gây tắc nghẽn đường tiết niệu.
Hội chứng nội tiết cận ung thư: nguyên lý nội khoa
Trong một số trường hợp, biểu hiện về nội tiết lại có ý nghĩa hơn bản thân khối u, như ở những bệnh nhân khối u lành tính hoặc ung thư tiến triển chậm tiết hormone CRH.
Tăng áp mạch máu phổi: nguyên lý nội khoa
Giãn tĩnh mạch cổ, giãn thất phải, P2 mạnh, S4 bên phải, hở van 3 lá. Xanh tím và phù ngoại vi là những biểu hiện muộn.
Viêm gan do thuốc và nhiễm độc
Liều và thời điểm khởi phát có thể thay đổi; một số nhỏ bệnh nhân phơi nhiễm bị ảnh hưởng, có thể sốt, phán ban, đau khớp, rối loạn bạch cầu ưa acid.
Chức năng đường tiêu hóa bình thường
Sự vận động của ruột già được điều hoà nhờ các nhu động tại chỗ để đẩy phân ra. Sự đi cầu được thực hiện nhờ cơ thắt trong hậu môn giãn để đáp ứng với trực tràng căng.
Tiếp cận bệnh nhân suy đa phủ tạng: nguyên lý nội khoa
Suy đa phủ tạng là một hội chứng được định nghĩa bởi có đồng thời sự giảm chức năng hoặc suy hai hay nhiều cơ quan ở những bệnh nhân có bệnh nặng.
U lympho tiến triển chậm
Thời gian sống thêm trung bình khoảng 10 năm. U lympho thể nang hay gặp nhất trong nhóm này, chiếm khoảng một phần ba tất cả các bệnh lý lympho ác tính.
Tăng cholesterol và triglyceride
Nồng độ cả triglyceride và cholesterol cao là do nồng độ cả VLDL và LDL cao hoặc các hạt VLDL còn sót lại.
Sốt: nguyên lý nội khoa
Điểm định nhiệt vùng dưới đồi tăng, gây co mạch ngoại biên, Bệnh nhân cảm thấy lạnh do máu chuyển về cơ quan nội tạng. Cơ chế của sinh nhiệt giúp tăng nhiệt độ cơ thể.