- Trang chủ
- Phác đồ - Test
- Nguyên lý y học nội khoa
- Buồn ngủ ngày quá mức
Buồn ngủ ngày quá mức
Phân biệt sự buồn ngủ do sự mệt mỏi chủ quan của người bệnh có thể khó khăn. Đo thời gian ngủ ngày có thể thực hiện ở phòng thí nghiệm kiểm tra các giấc ngủ ban ngày.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Rối loạn giấc ngủ là một trong những vấn đề phổ biến nhất trên lâm sàng. Hơn một nửa dân số trưởng thành thỉnh thoảng bị rối loạn giấc ngủ và khoảng 50 - 70 triệu người Hoa Kỳ phải chống chọi với rối loạn giấc ngủ mạn tính.
Tiếp cận bệnh nhân
Bệnh nhân có thể phàn nàn về (1) khó bắt đầu hay duy trì giấc ngủ (insomnia); (2) buồn ngủ ngày quá mức, mệt mỏi hoặc kiệt sức; (3) các hành vi xảy ra trong lúc ngủ [mộng du, ngủ động mắt nhanh(REM) rối loạn về hành vi, cử động chân theo chu kì lúc ngủ, vv]; hoặc (4) rối loạn nhịp sinh học do mệt mỏi sau chuyến bay dài(jet lag), thay đổi công việc và hội chứng giấc ngủ đến trễ. Khai thác thói quen ngủ một cách cẩn thận và hỏi người ngủ cùng(vd: ngáy to, ngủ trong khi đang lái xe) là rất quan trọng cho việc chẩn đoán. Bệnh nhân bị buồn ngủ ngày quá mức nên tránh lái xe cho đến khi đã đạt được hiệu quả điều trị.
Hoàn thành giai đoạn ngủ-làm việc-uống thuốc hằng ngày trong ít nhất 2 tuần thường đem lại hiệu quả. Thời gian làm việc và ngủ (gồm cả ngủ trưa và thức giấc về đêm) cũng như việc sử dụng thuốc và rượu, gồm cả caffein và thuốc ngủ nên được ghi chú lại hằng ngày. Theo dõi giấc ngủ ở phòng thí nghiệm khách quan là cần thiết để đánh giá các rối loạn đặc hiệu chẳng hạn ngưng thở khi ngủ và cơn ngủ kịch phát.
Phân biệt sự buồn ngủ do sự mệt mỏi chủ quan của người bệnh có thể khó khăn. Đo thời gian ngủ ngày có thể thực hiện ở phòng thí nghiệm kiểm tra các giấc ngủ ban ngày (MSLT), bằng cách đo các giấc ngủ ngày lặp lại trong cả ngày ở điều kiện chuẩn. Các nguyên nhân phổ biến được tóm tắt trong Bảng.
Hội chứng ngưng thở khi ngủ
Rối loạn chức năng hô hấp trong lúc ngủ là nguyên nhân phổ biến gây buồn ngủ ngày quá mức và/hoặc rối loạn giấc ngủ về đêm, ảnh hưởng đến khoảng 2-5 triệu người ở Hoa Kỳ. Các cơn ngưng thở có thể do chẹn đường dẫn khí (ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn), mất nỗ lực thở (ngưng thở khi ngủ trung ương) hoặc kết hợp 2 dạng trên (ngưng thở khi ngủ hỗn hợp). Tình trạng tắc nghẽn có thể nặng thêm do béo phì, nằm ngửa, chất an thần (đặc biệt là rượu), tắc nghẽn mũi và suy giáp. Ngưng thở khi ngủ gặp nhiều ở đàn ông béo phì và ở người già và không được chẩn đoán đến 80-90% trường hợp. Điều trị bao gồm điều chỉnh lại các yếu tố trên, sử dụng thiết bị áp lực đường thở dương, dụng cụ hỗ trợ qua miệng và thỉnh thoảng cần đến phẫu thuật.
Cơn ngủ kịch phát (narcolepsy)
Là một RL buồn ngủ ngày quá mức và sự xâm nhập của h.tượng ngủ liên quan đến REM vào tr.thái thức(cơn mất trương lực(cataplexy), ảo giác trước lúc ngủ và bóng đè). Cơn mất trương lực là sự mất trương lực cơ đột ngột ở tay, chân và mặt do những k.thích về cảm xúc chẳng hạn như tiếng cười hay nỗi buồn.
Triệu chứng của cơn ngủ kịch phát thường bắt đầu ở thập kỉ thứ 2 của cuộc đời, mặc dù phạm vi có thể từ 5-50 tuổi. Tỉ lệ hiện mắc 1/4000. Cơn ngủ kịch phát có nền tảng về di truyền; hầu hết bn cơn ngủ kịch phát có cơn mất trương lực đều dương tính với HLA DQB1*0602. Các neuron vùng dưới đồi chứa peptid thần kinh hypocretin (orexin) điều hòa chu kỳ thức/ngủ và việc mất các tế bào này, có thể do tự miễn, có liên quan đến cơn ngủ kịch phát. Chẩn đoán bằng các nghiên cứu giấc ngủ giúp xác định sự khởi phát nhanh cơn ngủ ngày tiềm tàng và sự chuyển tiếp nhanh đến giấc ngủ cử động mắt nhanh (REM).
Điều trị cơn ngủ kịch phát
Trạng thái mơ màng được điều trị bằng modafinil (200-400 mg/d cho như một liều đơn).
Các chất kích thích cũ như methylphenidate (10mg x 2lần/d đến 20mg x 4lần/d) hoặc dextroamphetamine (10mg x 2lần/d) cũng có thể là lựa chọn khác, đặc biệt ở bệnh nhân trơ với thuốc trên.
Cơn mất trương lực, ảo giác trước lúc ngủ và bóng đè đáp ứng với các thuốc chống trầm cảm 3 vòng protriptyline (10-40 mg/d) và clomipramine (25-50 mg/d) và với chất ức chế serotonin chọn lọc fluoxetine (10-20 mg/d). Ngoài ra, γ-hydroxybutyrate (GHB) dùng trước khi đi ngủ và 4h sau đó, có hiệu quả giảm các cơn mất trương lực ban ngày.
Ngủ đủ giấc về đêm và có những giấc ngủ ngày ngắn cũng là biện pháp ngăn chặn hiệu quả.
Bảng. ĐÁNH GIÁ BỆNH NHÂN BUỒN NGỦ NGÀY QUÁ MỨC
Viết tắt : REM: rapid eye movement.
Bảng. TỈ LỆ TRIỆU CHỨNG TRONG CƠN NGỦ KỊCH PHÁT
Bài viết cùng chuyên mục
Bệnh tủy sống: nguyên lý chẩn đoán điều trị
Những chỉ điểm tương đối mức độ của sang thương gồm vị trí của mức cảm giác, nhóm tăng cảm đau ở phần trên của các rối loạn cảm giác cuối.
Sốt không rõ nguyên nhân
Khi chẩn đoán phải nghĩ đến nước xuất xứ của bệnh nhân, bệnh nhân có đi du lịch gần đây hoặc đi đến vùng sâu, tiếp xúc với môi trường liên quan đến sở thích, vật nuôi.
Co thắt thực quản: nguyên lý nội khoa
Chụp cản quang với barium thấy thực quản nút chai, giả túi thừa và co thắt lan toả. Đo áp lực thực quản thấy co thắt với nhiều cơn co thực quản tự phát biên độ lớn và thời gian co kéo dài.
Vàng da: nguyên lý nội khoa
Bilirubin là sản phẩm thoái giáng chủ yếu của hemoglobin được giải phóng từ hồng cầu già. Đầu tiên, nó gắn vào albumin, được vận chuyển vào gan, được liên hợp với một dạng chất tan trong nước.
U lympho tiến triển nhanh
Sinh thiết chẩn đoán sớm rất quan trọng. Kiểm tra bệnh nhân khi có các triệu chứng và mô hình hướng đến bệnh. Bệnh nhân có vòng Waldeyer nên được đánh giá đường tiêu hóa cẩn thận.
Thiếu hụt Aldosteron: suy tuyến thượng thận
Thiếu hụt aldosterone đơn thuần kèm theo sản xuất cortisol bình thường với giảm renin, như trong thiếu hụt aldosterone synthase di truyền.
Táo bón: nguyên lý nội khoa
Thay đổi nhu động đại tràng do rối loạn chức năng thần kinh, đái tháo đường, tổn thương tuỷ sống, đa xơ cứng, bệnh Chagas, bệnh Hirschsprung, giả tắc ruột mạn tính vô căn.
Phù phổi: nguyên lý nội khoa
Giảm oxy máu liên quan đến các nối tắt trong phổi, giảm độ giãn nở của phổi cũng xảy ra. Ảnh hưởng trên lâm sàng có thể là khó thở nhẹ đến suy hô hấp nặng.
Khó thở: nguyên lý nội khoa
Khó thở khi nằm thường thấy trong suy tim sung huyết. Khó thở về đêm thường thấy trong suy tim sung huyết và hen. Khó thở từng cơn gợi ý thiếu máu cơ tim, hen, hoặc thuyên tắc phổi.
Bất thường không triệu chứng của hệ tiết niệu
Trên sinh thiết thận thấy màng đáy cầu thận mỏng lan tỏa với những thay đổi tối thiểu khác. Có thể di truyền, trong một số trường hợp gây nên bởi thiếu collagen typ IV.
Ung thư tiền liệt tuyến: nguyên lý nội khoa
Với bệnh nhân đã đi căn xa, điều trị ức chế sản xuất androgen là 1 lựa chọn. Phẫu thuật cắt tinh hoàn có hiệu quả, nhưng hầu hết bệnh nhân thích dùng thuốc leuprolide.
Rậm lông: rối loạn hệ sinh sản nữ giới
Cách tiếp cận khi xét nghiệm thừa androgen được mô tả trong hình. Buồng trứng đa nang là một nguyên nhân tương đối phổ biến gây rậm lông.
Bệnh hậu môn trực tràng và đại tràng
Các bất thường gồm thay đổi nhu động ruột lúc nghỉ và trong đáp ứng với stress thuốc cholinergic, cholecystokinin, thay đổi nhu động ruột non, tăng cảm giác tạng.
Tăng nồng độ cholesterol đơn thuần
Hiếm gặp người có hàm lượng cholesterol HDL tăng rõ rệt cũng có thể làm tăng nồng độ cholesterol toàn phần huyết thanh.
Hạ canxi máu: nguyên lý chẩn đoán điều trị
Giảm calci máu thoáng qua thường xảy ra ở những bệnh nhân nặng bị bỏng, nhiễm trùng huyết và suy thận cấp, sau truyền máu do có muối citrate chống đông máu.
Hạ kali máu: nguyên lý nội khoa
Nguyên nhân của hạ Kali máu thì thường rõ ràng từ tiền sử, thăm khám, và hoặc xét nghiệm cận lâm sàng. Tuy nhiên, hạ Kali máu dai dẵng thì cần chi tiết hơn, đánh giá một cách hệ thống.
Đánh giá tình trạng dinh dưỡng: nguyên lý nội khoa
Năng lượng trung bình nhập vào khoảng 2800 kcal một ngày cho đàn ông và khoảng 1800 kcal một ngày cho phụ nữ, mặc dù sự tính toán này còn phụ thuộc vào tuổi, trọng lượng cơ thể.
Suy giáp: nguyên lý chẩn đoán điều trị
Ở những vùng đủ iốt, bệnh tự miễn và nguyên nhân do thầy thuốc là những nguyên nhân phổ biến nhất của suy giáp.
Bệnh phổi kẽ: nguyên lý nội khoa
Các triệu chứng thường gặp trong bệnh phổi kẽ bao gồm khó thở và ho khan. Triệu chứng ban đầu và thời gian khởi phát có thể hỗ trợ trong chẩn đoán phân biệt.
Xuất huyết tiêu hoá: nguyên lý nội khoa
Hematocrit có thể không phản ánh đúng mức lượng máu mất vì sự cân bằng với dịch ngoại bào bị trì hoãn. Bạch cầu và tiểu cầu tăng nhẹ. Ure máu tăng thường gặp trong xuất huyết tiêu hoá trên.
Ung thư thận: nguyên lý nội khoa
Cắt hoàn toàn thận là tiêu chuẩn đối với bệnh nhân ở giai đoạn I, II, và phần lớn giai đoạn III. Phẫu thuật cũng có thể được chỉ định trong những trường hợp di căn với các triệu chứng khó.
Tắc cấp động mạch thận: nguyên lý nội khoa
Nhồi máu thận rộng gây đau, buồn nôn, nôn, tăng huyết áp, sốt, protein niệu, đái máu, tăng lactat dehydrogenase và aspartate aminotransferase.
Bệnh da rối loạn mạch máu hay gặp: nguyên lý nội khoa
Viêm vách ngăn của mô mỡ dưới da đặc trưng bởi tổn thương ban đỏ, ấm, dạng nốt mềm dưới da điển hình là ở mặt trước xương chày. Tổn thương thường xuất hiện trên bề mặt da.
Các bệnh da sần có vảy hay gặp
Tổn thương đơn lẻ giống tương tự nhưng nhỏ hơn so với đám báo hiệu và được sắp xếp đối xứng theo trục dài của mỗi tổn thương đơn lẻ cùng với các khoanh da.
Nhiễm độc giáp: nguyên lý chẩn đoán và điều trị
Trong bệnh Graves, hoạt hóa các kháng thể đối với thụ thể TSH, là nguyên nhân thường gặp nhất của nhiễm độc giáp và chiếm 60 phần trăm các trường hợp.