- Trang chủ
- Sách y học
- Giải phẫu cơ thể người
- Giải phẫu các dây thần kinh gai sống
Giải phẫu các dây thần kinh gai sống
Các dây thần kinh gai sống cấu tạo gồm hai rễ: rễ trước là rễ vận động, rễ sau là rễ cảm giác, có thân tế bào cảm giác nằm ở hạch gai
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Mỗi người có tất cả 31 đôi dây thần kinh gai sống
8 Đôi dây thần kinh gai sống cổ.
12 Đôi dây thần kinh gai sống ngực.
5 Đôi dây thần kinh gai sống thắt lưng.
5 Đôi dây thần kinh gai sống cùng.
1 Đôi dây thần kinh gai sống cụt.
Hình. Các dây thần kinh gai sống
Các dây thần kinh gai sống cấu tạo gồm hai rễ: rễ trước là rễ vận động, rễ sau là rễ cảm giác, có thân tế bào cảm giác nằm ở hạch gai. Hai rễ họp lại thành dây thần kinh gai sống đi qua lỗ gian đốt sống chia thành hai nhánh chính:
Nhánh sau chi phối cảm giác và vận động cho vùng lưng
Nhánh trước chi phối cảm giác và vận động cho phần trước thân mình và tứ chi.
Một số nhánh trước của dây thần kinh gai sống đan chéo nhau tạo thành đám rối thần kinh như: dấm rối thần kinh cổ, đám rối thần kinh cánh tay và đám rối thần kinh thắt lưng cùng. Trong phạm vi bài này chỉ đề cập đến hai đám rối thần kinh cánh tay và đám rối thần kinh thắt lưng cùng.
Đám rối thần kinh cánh tay
Đám rối thần kinh cánh tay do nhánh trước của các dây thần kinh gai sống từ cổ 5 đến ngực 1 tạo thành, nằm ở trong hố nách. Cho ra các nhánh bên và 7 nhánh tận cùng để chi phối cảm giác và vân động cho chi trên và vùng vai và ngực.
Hình. Các dây thần kinh chi trên
1. Đám rối thần kinh cánh tay 2. Dây thần kinh trụ 3. Dây thần kinh giữa 4. Dây thần kinh quay
Dây thần kinh nách
Là dây thần kinhhỗn hợp từ hố nách đi qua lỗ tứ giác vận động cho cơ delta và cảm giác da vùng cùng vai.
Dây thần kinh quay
Là dây thần kinh hỗn hợp. Có nhiệm vụ cảm giác cho mặt sau cánh tay, cẳng tay và nửa ngoài mu bàn tay. Chi phối vận động cho các cơ vùng cánh tay sau và vùng cẳng tay sau để thực hiện động tác duỗi cẳng tay, bàn tay và ngữa bàn tay. Khi bị tổn thương tùy mức tổn thương cao hay thấp mà có các triệu chứng lâm sàng khác nhau như: bàn tay cổ cò, bàn tay rủ.
Dây thần kinh cơ bì
Là dây thần kinh hỗn hợp. Có nhiệm vụ cảm giác cho mặt trước ngoài cẳng tay. Chi phối vận động cho các cơ vùng cánh tay trước, làm gấp cẳng tay.
Dây thần kinh giữa
Là dây thần kinh hỗn hợp. Có nhiệm vụ cảm giác cho 3/4 ngoài gan bàn tay và ngón tay. Chi phối vận động cho các cơ vùng cẳng tay trước ngoại trừ cơ gấp cổ tay trụ và hai bó trong cơ gấp sâu các ngón tay, cơ đối ngón cái, cơ dạng ngắn ngón cái, một nửa cơ gấp ngắn ngón cái, để thực hiện động tác gấp và sấp bàn tay, đối ngón cái và gấp các dốt ngón giữa và đốt ngón xa.
Dây thần kinh trụ
Là dây thần kinh hỗn hợp. Có nhiệm vụ cảm giác cho mặt nửa trong mu bàn tay. Phần trong gan bàn tay và 1 ngón rưỡi gan ngón tay (ngón út và nửa trong ngón trỏ). Chi phối vận động cho cơ gấp cổ tay trụ và hai bó trong cơ gấp sâu các ngón tay, các cơ gian cốt, cơ giun, các cơ mô út, cơ gấp ngắn ngón cái (một nửa) và khép ngón cái, để thực hiện động tác gấp đốt ngón gần và dạng khép các ngón tay.
Dây thần kinh bì cánh tay trong
Là dây thần kinh cảm giác đơn thuần chi phối cảm giác mặt trong cánh tay.
Dây thần kinh bì cẳng tay trong
Là dây thần kinh cảm giác đơn thuần chi phối cảm giác mặt trong cẳng tay.
Đám rối thần kinh thắt lưng cùng
Đám rối thần kinh thắt lưng cùng là đám rối thần kinh quan trọng chi phối thần kinh cho chi dưới, thành lập ở khoang sau phúc mạc và chậu hông. Do sự họp lại của nhánh trước các dây thần kinh gai sống từ thắt lưng 1 – đến cùng 3. Cho nhiều nhánh quan trọng trong đó quan trọng là các dây thần kinh bịt, đùi và ngồi.
Dây thần kinh bịt
Từ chậu hông đi ra lỗ bịt chi phối cho các cơ khu đùi trong, để thực hiện động tác khép đùi và cảm giác một phần da mặt trong đùi
Dây thần kinh đùi
Đi theo cơ thắt lưng chậu qua dây chằng bẹn đến tam giác đùi chia những nhánh vận động cho cơ vùng đùi trước (duỗi cẳng chân) và cảm giác mặt trước đùi và mặt trong cẳng chân.
Dây thần kinh ngồi
Dây thần kinh hỗn hợp, lớn nhất cơ thể. Dây thần kinh ngồi thật sự là do sự họp lại của hai dây thần kinh là Dây thần kinh chày và dây thần kinh mác chung trong một bao xơ chung.
Đường đi: từ chậu hông dây thần kinh ngồi đi qua khuyết ngồi lớn, dưới cơ hình lê đến vùng mông. Sau đó có hướng đi chếch xuống dưới ra ngoài, nằm giữa cơ mông lớn ở nông các cơ sinh đôi trên, cơ bịt trong, cơ sinh đôi dưới, cơ vuông đùi ở sâu để xuống đùi. Từ nếp lằn mông, dây thần kinh ngồi chạy thẳng xuống dưới, được đầu dài cơ nhị đầu bắt chéo ở nông, phía sâu là cơ khép lớn đến đỉnh hố kheo chia thành hai nhánh tận cùng là dây thần kinh chày và dây thần kinh mác chung. Trên đường đi cho các nhánh vận đoộng cho các cơ vùng đùi sau để thực hiện động tác gấp cẳng chân.
Dây thần kinh chày: dây thần kinh chày tiếp tục đường đi của dây thần kinh ngồi, từ hố khoeo cho các nhánh bên vận động cho cơ tam đầu đi qua cung gân cơ dép vào lớp cơ sâu vùng cẳng chân sau, chia thành các nhánh vận động cho các cơ vùng này. Sau đó chạy vòng mắt cá trong chia thành hai nhánh thần kinh gan chân trong và ngoài chi phối vận động và cảm giác cơ da vùng gan bàn chân. Dây thần kinh chày là dây thần kinh có nhiệm vụ gấp gan bàn chân, xoay trong bàn chân và gấp ngón chân
Hình. Các dây thần kinh chi dưới
1. Dây thần kinh mác sâu 2. Dây thần kinh đùi 3. Dây thần kinh ngồi 4. Dây thần kinh chày
Dây thần kinh mác chung: dây thần kinh mác chung từ đỉnh hố kheo chạy song song bờ trong cơ nhị đầu vòng lấy đầu trên xương mác, đến vùng cẳng chân trước chia làm hai nhánh là dây thần kinh mác nông và dây thần kinh mác sâu.
Dây thần kinh mác nông: chạy xuống khu cơ cẳng chân ngoài chi phối vận động cho cơ mác dài và ngắn và cảm giác da phần ngoài cẳng chân và một phần bên trong da mu bàn chân.
Dây thần kinh mác sâu: đi qua vách gian cơ đến khu cơ cẳng chân trước chi phối vận động cho các cơ khu trước cẳng chân sau đó đến mu chân chi phối vận động cho cơ duỗi ngắn ngón chân.
Bài viết cùng chuyên mục
Giải phẫu mạch máu chi dưới
Đường đi của động mạch đùi bắt đầu từ giữa dây chằng bẹn đến vòng gân cơ khép, theo hướng một đường vạch từ trung điểm của gai chậu trước trên và củ mu đến củ cơ khép xương đùi.
Giải phẫu tá tràng và tụy
Tá tràng đưọc cấu tạo gồm 5 lớp như các phần khác của ruột non là lớp niêm mạc tiết ra nhiều men tiêu hóa để tiêu hóa thức ăn, đặc biệt ở thành trong của phần xuống
Giải phẫu hệ cơ
Cơ được hỗ trợ bởi các phần phụ thuộc cơ giúp cho sự hoạt động của cơ thể thuận tiện hơn, các phần phụ thuộc đó là: mạc, bao hoạt dịch, túi hoạt dịch.
Giải phẫu cơ đầu mặt cổ
Cổ được chia ra làm hai vùng mà ranh giới là bờ ngoài của cơ thang, Vùng sau là vùng cổ sau hay gọi là vùng gáy; vùng trước là vùng cổ trước thường hay gọi là vùng cổ.
Giải phẫu cơ quan sinh sản nam
Tinh hoàn tạo ra tinh trùng và hóc môn nam giới. Một hệ thống ống dùng để chuyên chở và cất giữ tinh trùng để chờ đợi sự trưởng thành để cuối cùng phóng ra bên ngoài.
Giải phẫu động mạch đầu mặt cổ
Ðường đi và tận cùng: động mạch cảnh chung chạy lên dọc theo cơ ức đòn chũm, đến ngang mức bờ trên sụn giáp, tương ứng đốt sống cổ C4 thì chia hai nhánh tận.
Giải phẫu cơ quan thị giác
Ổ mắt là một hốc xương sâu, chứa nhãn cầu, các cơ, thần kinh, mạch máu, mỡ và phần lớn bộ lệ, có hình tháp 4 thành, nền ở trước
Giải phẫu tim
Bên trái rãnh gian nhĩ là tâm nhĩ trái, có bốn tĩnh mạch phổi đổ vào, Tâm nhĩ trái liên quan với thực quản ở phía sau, nên khi tâm nhĩ trái lớn sẽ đè vào thực quản.
Giải phẫu đại cương hệ tiết niệu sinh sản
Hai hệ tiết niệu và sinh sản có liên quan rất mật thiết với nhau về phương diện phôi thai cũng như giải phẫu học, Đặc biệt là hệ sinh sản luôn có sự tương đồng cũng như khác nhau giữa hai giới về các cơ quan và bộ phận của hệ này
Giải phẫu xương lồng ngực
Đầu trước của thân xương sườn nối với các sụn sườn ngoại trừ xương sườn 11 và 12 tự do nên hai xương sườn này được gọi là xương sườn cụt.
Giải phẫu khí quản
Trong lòng khí quản, nơi phân đôi của khí quản nổi gờ lên ở giữa, gọi là cựa khí quản. Nhìn từ trên xuống, cựa khí quản hơi lệch sang bên trái
Giải phẫu đoan não
Chất trắng của bán cầu đại não chiếm tất cả các khoảng nằm giữa vỏ đại não với não thất bên và các nhân nền; gồm có 3 loại sợi: sợi toả chiếu, sợi liên hợp và sợi mép.
Giải phẫu xương khớp chi trên
Xương vai là một xương dẹt hình tam giác, gồm hai mặt, nằm phía sau bên của phần trên lồng ngực, Xương có hai mặt, ba bờ và ba góc.
Giải phẫu tủy gai
Càng về sau, do tốc độ phát triển của cột sống nhanh hơn so với tuỷ gai, do đó tuỷ gai tận cùng ở vị trí bờ dưới đốt sống thắt lưng 1 hoặc bờ trên đốt sống thắt lưng 2
Đại cương giải phẫu hệ thần kinh
Hệ thần kinh là cơ quan có nhiệm vụ thực hiện sự thống nhất giữa cơ thể với môi trường bên ngoài. Điều phối tất cả hoạt động của cơ quan và môi trường bên trong cơ thể.
Hệ thống cơ: giải phẫu và chức năng
Chuyển động cơ xảy ra khi tín hiệu thần kinh tạo ra những thay đổi điện trong tế bào cơ, canxi được giải phóng vào các tế bào và mang lại sự co giật cơ ngắn
Giải phẫu xương khớp đầu mặt
Hầu hết các xương đầu mặt được cấu tạo gồm hai bản xương đặc, bản trong và bản ngoài, hai bản ngăn cách ở giữa bằng một lớp xương xốp.
Não: giải phẫu và chức năng
Bộ não là một trong những bộ phận cơ thể quan trọng nhất, vì vậy điều quan trọng là phải biết cách nhận biết các dấu hiệu có thể có vấn đề
Giải phẫu tiền đình ốc tai
Hòm nhĩ có hình dáng như một thấu kính lõm hai mặt, trên rộng dưới hẹp, nằm theo mặt phẳng đứng dọc nhưng hơi nghiêng để thành ngoài nhìn ra ngoài xuống dưới và ra trước.
Phế quản: giải phẫu và chức năng
Khi phế quản bị viêm do kích thích hoặc nhiễm trùng, dẫn đến việc thở khó khăn hơn, những người bị viêm phế quản cũng có xu hướng có nhiều chất nhầy và đờm hơn
Giải phẫu hệ thần kinh tự chủ
Hệ thần kinh tự chủ được chia làm hai phần là phần giao cảm và phần đối giao cảm, hoạt động theo nguyên tắc đối nghịch nhau, Hệ thần kinh tự chủ có cấu tạo.
Giải phẫu cơ thân mình
Thành bụng trước bên gồm ba cơ ở phía bên xếp thành ba lớp từ nông đến sâu: cơ chéo bụng ngoài, cơ chéo bụng trong.
Giải phẫu các tuyến nội tiết
Tuyến nội tiết có thể là một cơ quan riêng biệt, cũng có thể là những đám tế bào tập trung trong một cơ quan khác, ví dụ đảo tụy ở tụy hoặc tế bào kẻ ở tinh hoàn
Hệ thống tuần hoàn: giải phẫu và chức năng
Hệ thống tuần hoàn hoạt động nhờ áp lực liên tục từ tim và van, áp lực này đảm bảo rằng các tĩnh mạch mang máu đến tim và các động mạch vận chuyển nó ra
Giải phẫu xương khớp chi dưới
Mỗi ngón chân có ba xương: xương đốt ngón gần, đốt ngón giữa và đốt ngón xa. Ngoại trừ ngón I chỉ có hai xương là xương đốt ngón gần và đốt ngón xa