Đại cương về giải phẫu xương khớp

2015-03-30 11:01 PM

Xương đơn là xương mỗi ngừoi có một xương và các xương này ở trên trục của cơ thể, hai phần phải trái của xương đối xứng qua trục của nó cũng như trục của cơ thể.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Hệ xương khớp tạo nên bộ khung cho cơ thể có nhiệm vụ nâng đỡ, vận động và bảo vệ. Ngoài ra hệ xương còn có chức năng tạo ra tế bào máu, dự trữ mỡ, muối khoáng như calci và phospho.

Nhận định chung về xương

Số lượng

Bộ xương người gồm 206 xương như sau:

Xương đầu mặt: 22 xương.

Xương móng: 1.

Xương sống: 26.

Xương ức: 1.

Xương sườn: 24.

Xương chi trên: 64.

Xương chi dưới: 62.

Các xương của tai: 6.

Ngoài ra còn một số xương vừng và xương thêm nằm ở gân cơ và một số vị trí khác.

Phân loại xương

Tùy theo yếu tố phân loại mà người ta chia xương ra làm các loại:

Theo số lượng:

Xương đôi, xương đơn.

Xương đôi là xương mà mỗi người có hai xương, hai xương đối xứng qua trục của cơ thể.

Xương đơn là xương mỗi ngừoi có một xương và các xương này ở trên trục của cơ thể, hai phần phải trái của xương đối xứng qua trục của nó cũng như trục của cơ thể.

Theo hình dạng:

Xương dài (xương đùi...), ngắn (các xương cổ tay, cổ chân), xương dẹt (xương vai), xương không định hình (xương bướm...).

Sự phát triển của xương

Có 2 tiến trình hóa cốt khác nhau:

Sự cốt hóa màng xương: xảy  ra ở các xương dẹt ở vòm sọ và xương mặt. Ban đầu xương là màng liên kết. Sau đó ở trung tam của màng liên kết này xuất hiện các trung tâm cốt hóa, và sự tạo xương bắt đầu. Sự cốt hóa  màng xương hay còn gọi là cốt hóa trực tiếp xảy ra vào thời kỳ phôi thai.

Sự cốt hóa nội sụn: là quá trình hóa cốt của tất cả xương dài, thân đốt sống và 1 phần xương của đáy sọ. Các xương này đầu tiên là một mẫu sụn. Mỗi xương dài phát triển từ các điểm hóa sụn khác nhau. Thường thường có một điểm nguyên phát ở thân xương, hai điểm thứ phát ở đầu xương và nhiều điểm phụ.

 Sự cốt hóa nội sụn

Hình.  Sự cốt hóa nội sụn

Đại cương về khớp xương

Khớp xương là chỗ nối của hai hoặc nhiều mặt khớp với nhau: mặt khớp có thể là đầu xương, một dây chằng (mặt khớp dây chằng vòng quay), hay một đĩa khớp.

Phân loại

Dựa vào mức độ vận động chia khớp làm 3  loại:

Khớp bất động: khớp giữa các xương của vòm sọ .

Khớp bán động: khớp mu, khớp giữa các thân đốt sống.

Khớp động hay còn gọi là khớp hoạt dịch: khớp vai...

Cấu tạo của khớp động

Một khớp động thường được cấu tạo các thành phần sau:

 Khớp hoạt dịch

Hình.  Khớp hoạt dịch

1. Sụn khớp   2.  Ổ khớp    3.  Bao hoạt dịch    4.  Bao khớp

Mặt khớp: được phủ bởi sụn khớp.

Phương tiện nối khớp: bao khớp và dây chằng.

Ổ khớp: giới hạn bởi các mặt khớp và bao khớp, có bao hoạt dịch lót mặt trong bao khớp. Trong ổ khớp có chất hoạt dịch. Vì vậy nên khớp động còn được gọi là khớp hoạt dịch.

Các danh mục

Sổ tay cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý

Triệu chứng học nội khoa

Triệu chứng học ngoại khoa

Bệnh học nội khoa

Bài giảng bệnh học nội khoa

Bệnh học ngoại khoa

Bệnh học nhi khoa

Bài giảng sản phụ khoa

Bài giảng truyền nhiễm

Bệnh học và điều trị đông y

Bài giảng tai mũi họng

Bài giảng răng hàm mặt

Bài giảng nhãn khoa

Bài giảng da liễu

Thực hành chẩn đoán và điều trị

Bệnh học nội thần kinh

Bệnh học lao

Đại cương về bệnh ung thư

Nội khoa miễn dịch dị ứng

Sách châm cứu học

Bài giảng sinh lý bệnh

Bài giảng miễn dịch

Bài giảng giải phẫu bệnh

Gây mê hồi sức

Sinh lý y học

Phôi thai học

Bài giảng dược lý lâm sàng

Chẩn đoán hình ảnh

Y pháp trong y học

Sách điện tâm đồ

Các bài thuốc đông y hiệu nghiệm

Sách siêu âm tim

Xét nghiệm sinh hóa trong lâm sàng

Tâm lý học và lâm sàng

Thực hành tim mạch

Cẩm nang điều trị

Thực hành chẩn đoán điện tâm đồ bệnh lý

Điều dưỡng học nội khoa

Phương pháp viết báo trong nghiên cứu y học

Hồi sức cấp cứu toàn tập

Điều dưỡng truyền nhiễm

Kỹ thuật điều dưỡng cơ bản

Giải phẫu cơ thể người

Bài giảng huyết học và truyền máu

Những kỹ năng lâm sàng

Bài giảng vi sinh y học

Bệnh nội khoa: hướng dẫn điều trị