Chăm sóc trẻ bị viêm phổi nặng

2014-11-09 08:03 PM

Viêm phổi là bệnh thường gặp ở trẻ em và là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới một tuổi, trẻ sơ sinh và suy dinh dưỡng.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Nhận định chung

Viêm phổi là bệnh thường gặp ở trẻ em và là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới một tuổi, trẻ sơ sinh và suy dinh dưỡng.

Viêm phổi thường gặp ở các nước đang phát triển. ở Việt Nam, theo thống kê của chương trình phòng chống viêm phổi, thì trung bình mỗi năm 1 đứa trẻ có thể mắc nhiễm khuẩn hô hấp từ 3 - 5 lần, trong đó khoảng 1 - 2 lần viêm phổi. Tỷ lệ tử vong do viêm phổi cũng rất lớn, hàng năm trên thế giới có khoảng 4 triệu trẻ em tử vong vì viêm phổi, cứ 8 - 10 giây lại có một trẻ chết vì viêm phổi. ở Việt Nam tỷ lệ tử vong do viêm phổi đứng hàng đầu trong các bệnh hô hấp (75%) cũng như so với tử vong chung (30 - 35%).

Nguyên nhân

Vi khuẩn: ở các nước đang phát triển nguyên nhân do vi khuẩn còn phổ biến. Các loại vi khuẩn thường gặp là phế cầu, hemophilus influenzae, sau đó là các loại vi khuẩn khác như: tụ cầu, liên cầu, E coli, klebsiella pneumoniae....

Virus: Các virus thường gặp gây viêm phổi là virus hợp bào hô hấp, virus cúm, á cúm, adenovirus....

Mycoplasma thường gặp ở trẻ trên 5 tuổi.

Nấm: thường gặp nhất là nấm candida albicans gây tưa miệng có thể phát triển xuống phế quản phổi gây viêm phổi do nấm.

Cơ chế bệnh sinh

Vi khuẩn hoặc virus xâm nhập vào phổi gây tổn thương viêm các phế quản nhỏ, túi phổi (phế nang) và tổ chức xung quanh phế nang. Do phổi bị tổn thương gây tăng tiết đờm rãi, phù nề niêm mạc phế quản gây bít tắc đường thở dẫn đến rối loạn thông khí và khuyếch tán khí, cuối cùng là suy hô hấp. Hậu quả của suy hô hấp là thiếu O2, tăng CO2 trong máu và gây nên các rối loạn bệnh lý khác.

Rối loạn thông khí

Do đường thở bị bít tắc làm giảm thông khí, CO 2 không ra ngoài được gây tăng CO 2 trong máu, nó kết hợp với H2O tạo thành H2CO3 gây toan hô hấp.

Cũng do đường thở bị bít tắc, O 2 từ phế nang vào máu ít, gây thiếu O 2 trong máu dẫn đến chuyển hoá yếm khí tạo ra nhiều sản phẩm axít lactic gây nhiễm toan chuyển hoá.

Rối loạn tim mạch

Hay gặp là trụy mạch và suy tim do:

Suy hô hấp, thiếu O2 tim phải co bóp nhiều hơn để tống máu có O2 dự trữ đi nuôi cơ thể, đổng thời cơ tim không được nuôi dưỡng dẫn đến suy tim.

Do độc tố của vi khuẩn và virus tác động đến cơ tim và trung tâm vận mạch ngoại biên gây trụy mạch.

Mất nước, điện giải do trẻ thở nhanh, sốt, nôn hoặc tiêu chảy kèm theo.

Triệu chứng lâm sàng và cân lâm sàng

Giai đoạn khởi phát

Sốt nhẹ, nhiệt độ có thể tăng lên từ từ hoặc sốt cao ngay từ đầu. Trẻ mệt mỏi, quấy khóc, khó chịu, ăn kém.

Viêm long đường hô hấp trên như ngạt mũi, chảy nước mũi, ho.

Rối loạn tiêu hoá: nôn, trớ, tiêu chảy.

Giai đoạn toàn phát

Sốt cao, mệt mỏi, quấy khóc, môi khô lưỡi bẩn.

Ho khan hoặc ho xuất tiết nhiều đờm rãi.

Nhịp thở nhanh:

>  60 lần/phút với trẻ dưới 2 tháng

50 lần/phút với trẻ từ 2 - 12 tháng.

40 lần/phút với trẻ trên 1 - 5 tuổi.

Khó thở, cánh mũi phập phổng, đầu gật gù theo nhịp thở, rút lõm lổng ngực. Trường hợp nặng hơn có thể có dấu hiệu tím tái ở lưỡi, quanh môi, đầu chi, rối loạn nhịp thở, có cơn ngừng thở.

Nghe phổi có ran ẩm to nhỏ hạt rải rác ở 1 hoặc cả 2 bên phổi, ngoài ra có thể có ran ngáy, ran rít.

Có thể có rối loạn tiêu hoá: nôn trớ, tiêu ch ảy, bụng chướng...

Trường hợp suy hô hấp nặng có thể có biểu hiện suy tim, trụy mạch.

Cân lâm sàng

X quang: Có nốt mờ rải rác, chủ yếu ở vùng rốn phổi, cạnh tim.

Công thức máu: Số lượng bạch cầu tăng, tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính tăng.

Xét nghiêm đo các chất khí trong máu: xét nghiêm Astrup thấy hiên tượng nhiễm toan PaO2 giảm, PaCO2 tăng, pH máu giảm, dự trữ kiềm (BE) âm trong những trường hợp viêm phổi nặng có suy hô hấp.

Lập kế hoạch chăm sóc

Nhận định

Hỏi:

Trẻ bao nhiêu tuổi? Người điều dưỡng phải hỏi tuổi để xác định xem trẻ trong lứa tuổi nào? trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi hay trẻ dưới 2 tháng tuổi để có thể đánh giá dấu hiệu thở nhanh hay dấu hiệu nguy hiểm.

Trẻ có ho không? Ho khan hay có xuất tiết đờm dãi. Ho là một phản xạ của đường hô hấp để tống đờm dãi ra ngoài khi cơ quan hô hấp bị viêm nhiễm. Vây ho là triệu chứng chứng tỏ bộ phân hô hấp bị tổn thương.

Trẻ có sốt không? Sốt từ bao giờ?

Có cơn ngừng thở hay tím tái không?

Thăm khám:

Đếm nhịp thở trong 1 phút để xác định trẻ có dấu hiệu thở nhanh không?

Quan sát, phát hiện dấu hiệu dấu rút lõm lổng ngực. Khi nhân định phải đặt trẻ nằm thẳng để phát hiện dấu hiệu này.

Phát hiện và nghe tiếng thở khò khè: phát hiện bằng cách ghé sát tai vào gần miệng trẻ, đổng thời quan sát thấy thì thở ra kéo dài hơn bình thường.

Phát hiện/nghe thấy tiếng thở rít.

Đo nhiệt độ xác định trẻ có sốt hay hạ nhiệt độ.

Quan sát phát hiện dấu hiệu tím tái ở quanh môi, nếu nặng sẽ tím tái môi, lưỡi và toàn thân.

Phát hiện và đánh giá tình trạng mất nước.

Chẩn đoán chăm sóc

Từ những nhân định ban đầu, người điều dưỡng đưa ra chẩn đoán chăm sóc. ở bệnh nhân viêm phổi nặng, có thể có những chẩn đoán chăm sóc sau:

Sốt hoặc giảm thân nhiệt do nhiễm khuẩn

Khò khè do tăng xuất tiết ở đường thở.

Khó thở do rối loạn thông khí. Để có chẩn đoán này người điều dưỡng dựa vào một trong các dấu hiệu sau:

Nhịp thở nhanh.

Có dấu hiệu rút lõm lổng ngực, ngoài ra còn có dấu hiệu cánh mũi phâp phổng, đầu gật gù theo nhịp thở, co kéo cơ liên xườn, cơ ức đòn chũm.

Tím tái khi gắng sức như lúc trẻ bú, trẻ quấy khóc hoặc tím tái thường xuyên cả lúc trẻ nằm yên.

Tím tái do rối loạn thông khí và khuyếch tán khí.

Tím tái nặng do suy tim liên quan đến thiếu O 2 tổ chức.

Mất nước, điện giải do sốt, thở nhanh hoặc nôn kèm theo.

Kế hoạch chăm sóc

Chống nhiễm khuẩn.

Làm thông đường hô hấp.

Đảm bảo đủ oxy.

Đảm bảo tuần hoàn.

Chống sốt hoặc hạ nhiệt độ.

Đảm bảo đủ dinh dưỡng.

Bù nước điện giải, chống toan.

Thực hiên kế hoạch chăm sóc

Sốt do nhiễm khuẩn

Hạ nhiệt:

Cho uống nhiều nước, đảm bảo sữa mẹ.

Nới rộng quần áo, tã lót.

Chườm mát.

Nếu trẻ sốt > 39oC dùng thuôc hạ sốt theo y lênh: paracetamol 10 - 15 mg/kg/lần sau 6 giờ có thể cho lại nếu còn sốt.

Kháng sinh theo y lệnh:

Viêm phổi nặng dùng kháng sinh tuyến 2, dùng 1 trong các cách sau:

Benzyl penicilin: 100.000 đv/kg/lần x 2 lần/ngày tiêm bắp hoặc tĩnh mạch .

Benzyl penicilin + Gentamicin. Gentamicin: 2 - 3 mg/kg/lần x 2 lần/ngày tiêm bắp hoặc tĩnh mạch.

Chloramphenicol: 50 mg/kg/lần x 2 lần/ngày tiêm bắp hoặc tĩnh mạch.

Nếu nghi ngờ do tụ cầu phối hợp Oxacillin (cloxacillin, methicillin) với gentamixin. Oxacillin: 50 - 100 mg/kg/lần x 2 lần/ ngày tiêm bắp hoặc tĩnh mạch.

Cephalosporin: Ví dụ: Cephalotin 25 - 50 mg/kg/lần x 2 lần/ngày.

Khò khè do tăng xuất tiết đường thở

Đặt trẻ ở tư thế nằm ngửa, kê gối dưới vai để đầu ngửa ra sau, cằm đưa về phía trước, hơi nghiêng sang một bên.

Nới rộng quần áo, tã lót để bệnh nhân dễ thở.

Hút sạch mũi họng: bằng máy hút, chú ý áp lực không quá 200 mmHg, đưa sonde nhẹ nhàng vào mũi, họng để tránh sây sát niêm mạc mũi gây chảy máu. Nếu không có máy hút có thể hút bằng bơm tiêm hoặc quả bóp cao su.

Tím tái do rối loạn thông khí và khuyếch tấn khí

Khi có biểu hiên tím tái, xét nghiêm PaO 2 (phân áp oxy trong máu động mạch) giảm dưới 60 mmHg.

Đặt trẻ ở tư thế nằm ngửa, kê gối dưới vai để đầu ngửa ra sau, cằm đưa về phía trước, hơi nghiêng sang một bên.

Hút đờm dãi nếu có xuất tiết.

Thở oxy theo y lênh.

Tím tái nạng do suy tim liên quan đến thiếu oxy tổ chức

Khi mạch nhanh thực hiên thuốc trợ tim theo y lênh Digoxin 0,02 - 0,03 mg/kg/lần/ 8 giờ sau có thể cho lại lần thứ 2 với nửa liều ban đầu.

Khi tim đập yếu, châm hoặc ngừng đập thì tiến hành xoa bóp tim ngoài lổng ngực.

Trường hợp tím tái nặng, ngừng thở đặt ống nội khí quản để dễ dàng hút thông đường thở, thở oxy, bóp bóng hô hấp trợ.

Mất nước, điên giải do sốt, thở nhanh hoặc nôn kèm theo

Bù nước bằng đường uống hoặc đường tĩnh mạch, tuy nhiên truyền dịch không được khuyến khích vì có thể gây ứ đọng ở phổi làm suy hô hấp nặng thêm. Do vậy chỉ truyền dịch trong những trường hợp thật cần thiết: shock, mất nước nặng, nhiễm toan, chú ý tốc độ truyền chậm.

Nếu trẻ có nhiễm toan truyền dung dịch Bicacbonate Na 14%o hoặc 42%o với liều lượng 2 - 3 mEq/kg.

Đánh giá

Sau khi thực hiên kế hoạch chăm sóc, người điều dưỡng cần đánh giá kết quả điều trị và chăm sóc. Những vấn đề cần đánh giá ở bệnh viêm phổi nặng là:

Hô hấp

Tình trạng da, niêm mạc: trẻ còn tím tái quanh môi và đầu chi không?

Nhịp thở.

Dấu hiệu rút lõm lổng ngực.

Hiệu quả của kháng sinh chống nhiễm khuẩn

Nếu bệnh nhân đáp ứng với kháng sinh thì sau 3 ngày nhiệt độ giảm hoặc hết sốt, ăn uống tốt hơn, thở châm hơn, các triệu chứng giảm dần.

Nếu trẻ không đỡ: vẫn sốt, thở nhanh,...hoặc trẻ nặng hơn phải đổi kháng sinh.

Dấu hiệu mất nước

Đánh giá xem trẻ còn dấu hiệu mất nước không dựa vào:

Toàn trạng

Khát nước

Mắt

Nước mắt

Miệng và lưỡi

Độ chun giãn da

Tuần hoàn, tiết niệu

Nhịp tim, mạch có trở về bình thường không?

Lượng nước tiểu có bình thường không?

Bài viết cùng chuyên mục

Hướng dẫn tiếp nhận và sơ cứu khi cấp cứu

Một bệnh nhân được coi là ở trong tình trạng cấp cứu khi người đó bị rối loạn nghiêm trọng một hay nhiều chức năng sống, đe doạ gây tử vong. Do đó nhiệm vụ của người thầy thuốc cấp cứu tại tuyến cơ sở theo thứ tự ưu tiên.

Chăm sóc trẻ em thiếu máu do thiếu sắt

Thiếu máu là tình trạng giảm lượng hemoglobin (Hb) hay khối hổng cầu trong một đơn vị thể tích máu, hemoglobin hay khối hổng c ầu thấp hơn giới hạn bình thường của người cùng lứa tuổi.

Thiếu máu tan máu tự miễn ở trẻ em

Bệnh thường xảy ra phối hợp với một số bệnh nhiễm khuẩn như viêm gan, viêm phổi do vius, tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn, hoặc trên cơ sở bị một số bệnh như U lympho Hodgkin, Lupus ban đỏ, hội chứng suy giảm miễn dịch.

Thoát vị màng não tủy ở trẻ em

Thoát vị màng não tuỷ là do khuyết cung sau rộng làm cho ống sống thông với phần mềm ngoài ống sống, qua đó màng cứng tuỷ dễ dàng phình ra và tạo thành túi thoát vị.

Lõm lồng ngực bẩm sinh

Lõm lồng ngực bẩm sinh là một dị tật thành ngực trong đó xương ức và các xương sườn dưới bị lõm về phía sau. Tỷ lệ trẻ trai / trẻ gái = 3/1. 90% các trường hợp có biểu hiện bệnh ở lứa tuổi 1 tuổi.

Chăm sóc trẻ bị bệnh còi xương

Còi xương là một bệnh toàn thân, xảy ra trên một cơ thể mà hê xương c òn đang ở trong giai đoạn phát triển mạnh, liên quan đến rối loạn chuyển hoá calci và phosphor do thiếu viamin D.

Viêm bàng quang chảy máu ở trẻ em

Nguyên nhân chủ yếu là do virut, biến chứng của việc dùng các thuốc ức chế miễn dịch, ghép tuỷ, hãn hữu do một số loại vi khuẩn như liên cầu khuẩn, phế cầu khuẩn.

Chẩn đoán và xử trí hôn mê ở trẻ em

Hôn mê là một tình trạng trong đó người bệnh không có thể mở mắt, không thể thực hiện các động tác theo mệnh lệnh, cũng không nói thành lời được.

Nhiễm trùng tụ cầu ở trẻ em

Tụ cầu gây nhiễm trùng có hai loại, Staphylococcus aureus và coagulase negative staphylococci, nhiễm trùng do coagulase negative staphylococci ít gặp.

Đặc điểm hệ tiêu hoá trẻ em

Ở trẻ sơ sinh, thường thấy những hạt màu trắng hoặc vàng nhạt, to gần bằng hạt đỗ xanh, mật độ cứng, nằm dọc hai bên đường giữa vòm miệng.

Chẩn đoán và xử trí ngộ độc cấp ở trẻ em

Ngộ độc ở trẻ em dưới 5 tuổi thường do uống lầm thuốc về liều lượng và chủng loại do cha mẹ hay do trẻ tò mò. Ngộ độc ở trẻ em lớn thường do tự tử.

Bệnh học nhiễm trùng tiết niệu ở trẻ em

Đau một bên hoặc cả hai bên lan xuống dưới; sờ, vỗ vào vùng hố thắt lưng bệnh nhân đau; có khi bệnh nhân đau như cơn đau quặn thận. Có khi sờ thấy thận to.

Suy dinh dưỡng trẻ em

Trong đa số trường hợp, suy dinh dưỡng xảy ra do sự kết hợp của cả 2 cơ chế, vừa giảm năng lượng ăn vào vừa tăng năng lượng tiêu hao (Ví dụ trẻ bệnh nhưng mẹ lại cho ăn kiêng).

Rối loạn lo âu ở trẻ em

Rối loạn lo âu là sự lo sợ quá mức trước một tình huống xảy ra, có tính chất mơ hồ, vô lý, lặp lại và kéo dài gây ảnh hưởng tới sự thích nghi với cuộc sống.

Bệnh học nôn trớ ở trẻ em

Nôn trớ là sự bắn tung mạnh mẽ những chất chứa trong dạ dày ra ngoài do co bóp của cơ hoành, cơ bụng và cơ trơn của dạ dày. Ợ là một hiện tượng mà một lượng nhỏ thức ăn từ dạ dày được bắn ra ngoài do sự co bóp của thành dạ dày.

Bệnh học xuất huyết tiêu hóa ở trẻ em

Tổn thương loét niêm mạc ống tiêu hoá là nguyên nhân phổ biến gây xuất huyết tiêu hoá; hiếm hơn là vỡ tĩnh mạch trong tăng áp lực tĩnh mạch cửa và rất hiếm do dị tật bẩm sinh.

Gãy xương ở trẻ em

Xương trẻ em liền nhanh do cốt mạc liên tục, sự cấp máu phong phú, trẻ càng nhỏ liền xương càng sớm.

Chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng

Suy dinh dư¬ỡng th¬ờng thấy sau các bệnh nhiễm khuẩn nh¬ư sởi, viêm phổi, tiêu chảy... mà các bà mẹ không biết cách cho ăn khi trẻ ốm nên dễ bị suy dinh dưỡng.

Loạn sản phổi ở trẻ em

Lọan sản phổi còn gọi là bệnh phổi mạn tính, biểu mô các phế quản nhỏ bị họai tử và sừng hóa, giảm chất họat diện (surfactant), mô kẻ tăng sinh dạng sợi, hậu quả gây xơ hóa phổi.

U tủy thượng thận gây nam hóa

U vỏ thượng thận tại vùng lưới sẽ sản xuất quá thừa một lượng hocmon nam là Androgene, gây cơ thể bị nam hoá chuyển giới với trẻ gái. Bệnh tương đối hiếm gặp.

Viêm màng não mủ ở trẻ em

Viêm màng não mủ là tình trạng nhiễm khuẩn màng não do vi khuẩn gây nên. Ba loại vi khuẩn gây bệnh chính là: Hemophilus Influenza, não mô cầu và phế cầu.

Viêm màng não do lao ở trẻ em

Từ ngày thứ 5 xuất viện, các dấu hiệu và triệu chứng của màng não như đau đầu, buồn nôn, nôn vọt, ỉa lỏng (hoặc táo bón) thậm chí co giật. Khám có thể thấy các dấu hiệu màng não như gáy cứng, Kerning và thóp phồng.

Nhiễm trùng huyết não mô cầu ở trẻ em

Nhiễm trùng huyết não mô cầu là bệnh nhiễm trùng huyết do vi trùng Nesseria Meningitidis gây ra, có hoặc không kèm viêm màng não. Bệnh có thể biểu hiện dưới bệnh cảnh tối cấp gây sốc nặng và tỷ lệ tử vong rất cao, cần điều trị tích cực.

Bệnh học HIV AIDS ở trẻ em

Biểu hiện lâm sàng chủ yếu của bệnh do HIV là các biểu hiện của nhiễm trùng cơ hội và các bệnh u. Biểu hiện lâm sàng rất thay đổi ở nhiều cơ quan, dễ nhầm với nhiều bệnh.

Viêm cầu thận cấp tiên phát ở trẻ em

Viêm cầu thận cấp tiên phát là bệnh viêm cầu thận lan toả sau nhiễm khuẩn, phần lớn sau nhiễm liên cầu tán huyết kiểu b nhóm A. Bệnh diễn biến lành tính.