- Trang chủ
- Sách y học
- Bệnh học ngoại khoa
- Bệnh học ngoại khoa thoát vị đùi
Bệnh học ngoại khoa thoát vị đùi
Khi lỗ thoát vị đùi ở vị trí này phải chú ý: Phía ngoài cổ túi có tĩnh mạch đùi và phía trên cổ túi có động mạch thượng vị và nhánh nối động mạch thượng vị với mạch bịt.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Đại cương
Thoát vị đùi là tình trạng các tạng trong ổ bụng chui qua lỗ cơ lược ở bên dưới dây chằng bẹn, đây là chỗ yếu của đáy tam giác Scarpa xuống mặt trước xương đùi. Thoát vị rất hiếm gặp (khoảng 6% trong các loại TV), thường gặp ở nữ. Rất hiếm gặp ở trẻ em.
Giải phẫu bệnh
Túi thoát vị
Túi này được tạo nên bởi lá phúc mạc thành và cũng bao gồm: Cổ túi, thân và đáy túi.
Tạng thoát vị
Thường là ruột non, mạc nối lớn, rất hiếm gặp manh tràng và các tạng khác.
Vị trí thoát vị
Thường gặp nhất là thoát vị ở khoang trong của vòng đùi
Khoang này giới hạn bởi:
Phía sau là mào lược và dây chằng Cooper.
Phía trước là cung đùi.
Phía ngoài là tĩnh mạch đùi.
Phía trong là dây chằng Gimbernat.
Khi lỗ thoát vị đùi ở vị trí này phải chú ý: Phía ngoài cổ túi có tĩnh mạch đùi và phía trên cổ túi có động mạch thượng vị và nhánh nối động mạch thượng vị với mạch bịt.
Các vị trí khác rất hiếm gặp.
Phân loại thoát vị
Tuỳ theo mức độ thoát vị người ta chia làm hai loại:
Thoát vị không hoàn toàn: Tạng chui ra trước đùi nhưng đang nằm dưới cân sàng.
Thoát vị hoàn toàn: Tạng đã chui qua lỗ bầu dục và nằm trước cân sàng.
Nguyên nhân bệnh sinh
Thoát vị đùi chủ yếu gặp ở nữ, nhất là người chửa đẻ nhiều lần. Nhiều người cho rằng cơ thành bụng bị yếu do mang thai nhiều lần, mặt khác khi đẻ khung chậu co giãn chút ít. Đó là 2 yếu tố chính làm cho các cân, dây chằng vùng đáy tam giác Scarpa bị yếu dễ gây thoát vị. Vậy thoát vị đùi là do mắc phải không có thoát vị bẩm sinh.
Triệu chứng lâm sàng
Triệu chứng cơ năng
Thấy khối phồng ở gốc đùi, khối này lúc có lúc không và thường xuất hiện khi đi lại.
Có khi thấy phù một chân về chiều.
Các biểu hiện khác như tức nhẹ, khó chịu vùng bẹn, đùi ít được chú ý hơn.
Triệu chứng thực thể
Nhìn thấy khối phồng nhỏ ở góc trên trong của tam giác Scarpa với đặc điểm:
Tròn hoặc bầu dục không to lắm và ở dưới nếp lằn bẹn.
Khối u mềm, không đau.
Có thể nắn nhỏ lại được hoặc làm khối mất đi, nhưng không dễ dàng như TV bẹn.
Gõ vang hoặc nghe tiếng óch ách nếu là ruột chui xuống.
Bắt mạch: Động mạch bẹn ở phía ngoài khối phồng.
Chẩn đoán phân biệt
Thoát vị bẹn
Thoát vị đùi chủ yếu ở phụ nữ.
Khối phồng của thoát vị đùi ở dưới nếp lằn bẹn (dưới cung đùi). Khối phồng của thoát vị bẹn ở trên nếp lằn bẹn.
Viêm hạch bẹn
Sốt, sưng, nóng, đỏ, đau tại chỗ.
Xét nghiệm máu: Bạch cầu tăng.
Áp xe lạnh
Khối phồng là chất dịch tụ lại.
Khối phồng ở phía ngoài động mạch đùi vì dịch lao từ cột sống theo cơ thắt lưng chậu xuống đùi.
Khối phồng tĩnh mạch
Khối phồng cũng to lên khi rặn, khi ho hoặc khi đi lại, ấn cũng mất đi xong có đặc điểm:
Kèm theo giãn tĩnh chi dưới.
Khối phồng mềm ấn nhỏ lại nhưng khi bỏ tay khối phồng lại xuất hiện nhanh.
Dùng một ngón tay đè phía dưới chỗ phồng thì khối phồng nhỏ lại nhưng nếu đè ngón tay ở phía trên thì khối phồng lại to dần ra.
Nguyên tắc điều trị
Mổ là phương pháp điều trị triệt để.
Đường mổ có thể tam giác Scarpa dọc theo mặt trước khối phồng và lên trên cung đùi.
Có thể mổ theo đường thoát vị bẹn từ phía trong cung đùi. Tìm túi thoát vị, khâu cổ túi và cắt túi thoát vị rồi tái tạo thành bụng.
Bài viết cùng chuyên mục
Bệnh học ngoại nhiễm khuẩn tiết niệu
Nhiễm khuẩn tiết niệu không đặc hiệu (Non- specific infection) là loại nhiễm khuẩn thường gặp của đường tiết niệu do các loại trực khuẩn gram (-) hoặc cầu khuẩn gram (+) gây nên.
Bệnh học ngoại khoa ung thư thực quản
Ung thư thể thâm nhiễm chủ yếu phát triển ở lớp niêm mạc xâm lấn vào lớp dưới niêm mạc rồi vào lớp cơ, phát triển theo hình vòng nhẫn, do đó làm ống thực quản bị chít hẹp.
Bỏng chiến tranh
Khi cháy tạo ra sức nóng cao, cháy lâu, có chất khi cháy tạo ra nhiều chất độc cho cơ thể, có chất gây bỏng đồng thời là chất độc cho cơ thể.
Bệnh học ngoại tắc ruột sơ sinh
Tắc ruột sơ sinh là một cấp cứu ngoại khoa thường gặp trong lĩnh vực ngoại nhi. Bệnh thường xảy ra trong 15 ngày đầu của đời sống. Bệnh liên quan mật thiết đến các ngành sản khoa và nhi khoa.
Bệnh học ngoại ung thư phổi
Ung thư phổi là bệnh lý rất hay gặp trong phẫu thuật lồng ngực, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong những ung thư nói chung. Tỷ lệ bệnh ngày càng tăng do ngày càng có nhiều yếu tố nguy cơ gây ung thư.
Bệnh học ngoại khoa thoát vị bẹn
Thoát vị là tình trạng các tạng bên trong ổ phúc mạc đi ra ngoài ổ phúc mạc trong một túi thừa phúc mạc gọi là “túi thoát vị”, qua các điểm yếu tự nhiên của thành bụng. Các điểm yếu này có thể là bẩm sinh hay mắc phải.
Bệnh học ngoại chấn thương niệu đạo
Khi dương vật mềm, niệu đạo dài khoảng 16cm, trong đó, đoạn tiền liệt tuyến dài khoảng 2,5-3cm, đoạn màng khoảng 1,2cm và đoạn xốp khoảng 12cm.
Bệnh học ngoại chấn thương cột sống
Chấn thương cột sống nói chung chiếm khoảng 4-6% so với tất cả các chấn thương. Trong thực tế khám chấn thương cột sống là khám tổn thương ở đốt sống, đĩa đệm, dây chằng.
Bệnh học ngoại khoa viêm ruột thừa cấp
Viêm ruột thừa cấp là một trong những bệnh lý cấp cứu ngoại khoa hay gặp nhất. Tần suất viêm ruột thừa cấp song hành với tần suất của quá trình phát triển của mô bạch huyết, với tỷ lệ cao nhất ở giai đoạn đầu của thập niên.
Bệnh học ngoại gẫy hai xương cẳng tay
Kéo theo trục cẳng tay với lực kéo liên tục và tăng dần, đến khi hết di lệch chồng thì nắn các di lệch sang bên, gập góc còn lại
Bệnh học ngoại viêm xương
Viêm xương có thể tự nhiên, nhưng chấn thương đóng vai trò nào đó của sự khu trú tắc mạch xương trên một cơ quan bị nhiễm khuẩn.
Bệnh học ngoại chấn thương thận
Chấn thương thận bao gồm tất cả các thương tổn của nhu mô thận, đường bài xuất nước tiểu trên và cuống thận. Giới nam thường bị hơn nữ, chiếm 75-80%, do đặc trưng về nguyên nhân của loại chấn thương này.
Bệnh học ngoại ung thư bàng quang
U bàng quang là loại u thường gặp nhất trong các loại u đường tiết niệu. Theo Hội ung thư Mỹ, thì năm 1994 có khoảng 51.200 bệnh nhân mới, và đã có khoảng 10.600 bệnh nhân tử vong.
Bệnh học ngoại khoa ung thư trực tràng
Ung thư trực tràng là một bệnh thường gặp ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Khoảng 8000 trường hợp ung thư trực tràng ở Pháp mỗi năm. Tỷ lệ nam/nữ là 1,5.
Hội chứng Dumping trong phẫu thuật dạ dày
Hội chứng Dumping là một nhóm các triệu chứng có thể xảy ra nếu bn có phẫu thuật để cắt bỏ toàn bộ hoặc một phần của dạ dày, hoặc nếu dạ dày của bệnh nhân đã được phẫu thuật nối tắt để giúp giảm cân.
Bệnh học ngoại gãy trên lồi cầu xương cánh tay
Gãy trên lồi cầu đứng thứ mười trong các loại gãy xương ở trẻ con nói chung, thường tỷ lệ biến chứng cao hơn so với các gãy chi khác, hay gặp di chứng vẹo khuỷu vào trong
Bệnh học ngoại khoa bỏng
Bỏng là một chấn thương gặp trong cả thời bình và thời chiến. Trong chiến tranh tỷ lệ bỏng chiếm từ 3-10% tổng số người bị thương. Ở Mỹ một năm theo báo cáo có hơn 2 triệu người bị bỏng, trong đó khoảng 100.000 người phải nhập viện
Bệnh học ngoại xơ vữa động mạch
Tổn thương khu trú ở lớp nội mạc, lớp nội mạc dày lên vừa phải. Các tế bào đặc trưng có chứa các tổ chức mỡ (tế bào bọt). Lớp áo giữa và áo ngoài bình thường.
Bệnh học ngoại lao xương
Lao xương giống viêm xương là hay gây tổn thương ở người trẻ, nhưng khác viêm xương, tổn thương của lao thường bắt đầu ở xương xốp sau đó lan ra xung quanh.
Bệnh học ngoại ống phúc tinh mạc
Sự tồn tại của ống phúc tinh mạc là một loại bệnh lý rất thường gặp ở trẻ em mà bệnh cảnh lâm sàng thường biểu hiện bằng hai hình thái: Hình thái cấp tính đòi hỏi phải can thiệp phẫu thuật như thoát vị bẹn.
Bệnh học bỏng trẻ em
Tính diện tích bỏng dựa theo bảng của Lund và Browder hoặc của Berkow chia bề mặt các phần cơ thể thành các đơn vị diện tích phù hợp với tuổi nhằm giúp chẩn đoán chính xác diện tích bỏng.
Bệnh học ngoại u xơ tiền liệt tuyến
U xơ tiền liệt tuyến là một loại u lành tính thường gặp trong bệnh lý của hệ tiết niệu và thường xuất hiện ở nam giới lớn tuổi. Mặc dù có thể thấy u xơ tiền liệt tuyến xuất hiện ở người trẻ < 30 tuổi, nhưng chủ yếu là ở nam giới trên 60 tuổi.
Chẩn đoán diện tích bỏng
Sơ sinh thì đầu to, cổ ngắn, ngực bé, bụng to, Trong suốt giai đọan phát triển chi dưới tăng chiều 5 lần, chi trên 4 lần, thân 3 lần, đầu 2 lần
Bệnh học ngoại chấn thương mạch máu ngoại biên
Hậu quả lâm sàng của chấn thương động mạch không hằng định, nhưng khi có hậu quả trên lâm sàng là một tiêu chuẩn nặng của chấn thương động mạch.
Bệnh học ngoại khoa sỏi ống mật chủ
Khi tắc mật, dịch mật không xuống tá tràng mà ứ đọng trong gan. Sắc tố mật, muối mật vào máu, bilirubin máu tăng cao, do sắc tố mật có màu vàng nên da, giác mạc mắt có màu vàng.