- Trang chủ
- Sách y học
- Bệnh học ngoại khoa
- Bệnh học bỏng hóa chất
Bệnh học bỏng hóa chất
Trong quân đội và trong chiến tranh còn bị bỏng do các nhiên liệu lỏng của tên lửa và các hoá chất quân sự gây loét rộp da. Một số hoá chất khi tác dụng trên da và niêm mạc còn ngấm theo đường mạch máu vào cơ thể và có thể dẫn tới tử vong.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Tổn thương do các hoá chất gây ra khi tác dụng trên da và niêm mạc phụ thuộc vào:
Đặc tính hoá học và vật lý của hoá chất.
Nồng độ hoá chất.
Thời gian tác dụng.
Đặc điểm vùng cơ thể bị.
Cách thức và thời gian được cứu chữa kỳ đầu.
Trong thời bình, tỷ lệ bỏng hoá chất chiếm khoảng 5-6% trong các loại bỏng. Trong quân đội và trong chiến tranh còn bị bỏng do các nhiên liệu lỏng của tên lửa và các hoá chất quân sự gây loét rộp da. Một số hoá chất khi tác dụng trên da và niêm mạc còn ngấm theo đường mạch máu vào cơ thể và có thể dẫn tới tử vong.
Các hoá chất gây tổn thương bỏng gồm:
Dung dịch các axit mạnh.
Muối một số kim loại nặng.
Dung dịch các chất bazơ mạnh.
Bỏng acid
Thường gặp bỏng do 2 nhóm chính: axit kim loại và axit hữu cơ.
Cơ chế gây bỏng
Khi axit tiếp xúc với da sẽ làm ngưng kết protein của mô và hút nước của tế bào, hoá hợp với protein thành protein axit. Nồng độ axit càng đậm đặc và thời gian tiếp xúc kéo dài thì hiện tượng ngưng kết càng nhanh và mạnh, bỏng càng sâu.
Đặc điểm lâm sàng
Đau rát, nóng khi bị. Trạng thái đau xuất hiện muộn. Nếu là các dung dịch axit loãng, đau kéo dài vài ngày.
Tổn thương bỏng thường xuất hiện dưới hình thể các vết mầu khác nhau tuỳ loại axit.
Bỏng axit H2SO4 mầu xám rồi thành mầu nâu.
Bỏng HNO3 lúc đầu mầu vàng rồi chuyển thành mầu sẫm.
Bỏng HCL mầu vàng nâu.
Bỏng axit Tricloroaxetic: mầu trắng.
Bỏng axit Flohydric: mầu đỏ với hoại tử ở trung tâm.
Bỏng axit Phenic: mầu xanh sẫm hoặc mầu vàng đỏ.
Tổn thương bỏng axit có hình giọt nước chảy hoặc vết mực rơi hoặc thành một đám hoại tử khô. Vết bỏng lúc đầu không có viền viêm đỏ bao quanh, nhưng từ ngày thứ 12 trở đi xuất hiện viêm xung huyết phù nề bao quanh.
Bỏng nông do axit: ngày thứ 4-10 lớp hoại tử của thượng bì sẽ bong, lộ một nền biểu mô non hoặc mô hạt có các đảo biểu mô. Da non hoặc sẹo bỏng mầu hồng hoặc thẫm màu hơn da lành. Bỏng trung bì thường dễ lành sẹo lồi.
Bỏng sâu do axit: Khi khám thấy vết bỏng lõm xuống so với vùng da lành xung quanh. Vết bỏng mất cảm giác hoàn toàn, phù nề phất triển mạnh và kéo dài.
Hoại tử bỏng rụng từ ngày thứ 18-30 trở đi. Mô hạt hình thành.
Một số axit gây độc cho cơ thể như axit focmic, axit cromic, axit muriatic, axit sunfuric.
Cách sử trí và điều trị
Phải được tiến hành ngay sau khi bị bỏng:
Nếu axit dính vào quần áo và giầy dép nhanh chóng cởi bỏ quần áo vào giầy dép.
Dùng nhiều nước lạnh dội lên vùng bỏng hoặc ngâm vùng bỏng vào nước để hoà loãng nồng độ axit vơí thời gian trên 10-15 phút và nếu bị bỏng do axit hydroflohydric thì ngâm rửa nước lạnh phải dài thời hạn hơn, sau đó dùng thuốc để trung hoà.
Trung hoà axit bằng dung dịch Natri bicacbonat 10-20%, nước xà phòng, nước vôi nhì 5% có thể dùng bột phấn viết, xà phòng đánh răng, bột hydroxyt magie rắc hoặc xoa trên tổn thương bỏng.
Đối với một số loại axit: sau khi dùng dung dịch kiềm:
Axit hydroflohydric: dùng bột Sulphat magie rắc vào vết bỏng và tiêm canxi glueonat vào vết bỏng và tiêm canxi glueonat vào dưới vết bỏng.
Axit cacbolic: dùng dầu thảo mộc, glycerin, rượu cồn.
Axit phenic, phenol: dùng dầu thảo mộc băng lại.
Nếu bệnh nhân uống phải axit thì xúc miệng bằng Natricacbonat 5% sau đó cho uống nước lòng trắng trứng gà, số lượng tuỳ theo lượng axit uống vào nhiều hay ít. Không nên uống Natricacbonat 5% có thể gây chướng khí làm giãn dạ dày cấp hoặc có thể thủng dạ dày và ống tiêu hoá.
Cũng không nên đặt thông vào dạ dày để rửa vì có thể làm thủng dạ dày.
Bỏng base
Cơ chế gây bỏng
Làm tan rã protein các mô và kết hợp với các protein đã bị lỏng ra thành proteinat kiềm.
Tạo ra một quá trình xà phòng hoá với các chất béo của một tế bào cơ thể.
Vôi sống (CaO) khi gặp nước (H2O) tạo thành vôi tôi Ca(OH)2 quá trình phản ứng nhiệt (nhiệt độ tới 150oc) và vôi tôi là một bazơ mạnh (pH: 13,1).
Amonihydroxit (NH4OH: khi hít thở nhiều khí amoniac (NH3) sẽ hội chứng phù nề thanh khí quản và dẫn tới phù phổi cấp.
Đặc điểm lâm sàng
Hình thái tổn thương hay gặp
Nốt phồng trên nền da xung huyết, phù nề.
Hoại tử ướt màu xám.
Bỏng nông và bỏng sâu xen kẽ.
Đau nhức kéo dài, biến chứng nhiễm khuẩn, viêm mủ thường gặp nhiễm khuẩn mủ xanh.
Triệu chứng toàn thân
Ngay sau khi bỏng phải rửa hoặc ngâm vào nước sạch để hoà loãng nồng độ bazơ.
Sau khi dùng nước rửa, sử dụng các dung dịch axit như axit axetic 6%, dung dịch amoniclorua (NH4Cl) 5%, axit boric. Nếu không có dung dịch trên dùng nước dấm, nước chanh, nước đường 20%.
Bỏng do vôi tôi: sau khi dùng dung dịch axit boric 3% để rửa phải dùng dung dịch amoniclorua 10% rửa sạch các vết vôi tôi còn sót lại. Sau đó băng bằng axit boric 3%.
Điều trị toàn thân. Cần điều trị dự phòng sốc, lợi niệu, kháng sinh liều cao, truyền máu dịch thể.
Một số loại bỏng khác
Bỏng do nhựa đường nóng: Dùng hỗn hợp dầu thảo mộc (3 phần) và dầu hoả (1 phần) để lau rửa sạch nhựa đường nóng lỏng dính vào da. Lau vùng mặt, cổ, ngực để người bị bỏng dễ thở rồi lau tiếp các vùng khác.
Bài viết cùng chuyên mục
Bệnh học ngoại trật khớp háng
Ở người lớn trật khớp háng do chấn thương mạnh xảy ra do một lực tác động gián tiếp vào đầu dưới xương đùi, và vùng gối khi đùi gấp, xoay trong và khép, khớp gối ở tư thế gấp.
Bệnh học ngoại dị dạng hậu môn trực tràng
Từ xưa người ta đã biết đến dị tật hậu môn - trực tràng dưới một tên thông dụng là "không có hậu môn”. Mãi cho đến thế kỷ thứ VII Paulus là người đầu tiên đã áp dụng một phẫu thuật khoan thăm dò từ tầng sinh môn.
Bệnh học ngoại khoa hẹp môn vị
Loét dạ dày-tá tràng là nguyên nhân hay gặp nhất. Tất cả mọi vị trí của ổ loét ở dạ dày hay tá tràng, ở gần hay xa môn vị, đều có thể gây nên hẹp môn vị tạm thời hay vĩnh viễn.
Bệnh học ngoại khoa ung thư đại tràng
Ung thư đại tràng là loại ung thư hay gặp đứng hàng thứ hai trong các loại ung thư đường tiêu hoá và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do ung thư nói chung.
Bệnh học ngoại lao xương
Lao xương giống viêm xương là hay gây tổn thương ở người trẻ, nhưng khác viêm xương, tổn thương của lao thường bắt đầu ở xương xốp sau đó lan ra xung quanh.
Bệnh học ngoại ung thư phổi
Ung thư phổi là bệnh lý rất hay gặp trong phẫu thuật lồng ngực, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong những ung thư nói chung. Tỷ lệ bệnh ngày càng tăng do ngày càng có nhiều yếu tố nguy cơ gây ung thư.
Bệnh học ngoại khoa teo thực quản
Bệnh teo thực quản là hậu quả của rối loạn trong quá trình tạo phôi giữa tuần thứ 4 và tuần thứ 6, điều này giải thích cho hiện tượng teo thực quản thường kèm theo nhiều dị tật phối hợp khác.
Bệnh học ngoại nhiễm khuẩn tiết niệu
Nhiễm khuẩn tiết niệu không đặc hiệu (Non- specific infection) là loại nhiễm khuẩn thường gặp của đường tiết niệu do các loại trực khuẩn gram (-) hoặc cầu khuẩn gram (+) gây nên.
Bệnh học ngoại khoa ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày là một trong những ung thư ống tiêu hóa thường gặp, trong thực tế tiên lượng vẫn không thay đổi nhiều từ nhiều năm nay. Thời gian sống đến 5 năm của ung thư dạ dày khoảng 15% và thời gian sống 5 năm sau phẫu thuật triệt căn khoảng 30%.
Bệnh học ngoại xơ vữa động mạch
Tổn thương khu trú ở lớp nội mạc, lớp nội mạc dày lên vừa phải. Các tế bào đặc trưng có chứa các tổ chức mỡ (tế bào bọt). Lớp áo giữa và áo ngoài bình thường.
Bệnh học ngoại thông động tĩnh mạch
Thông động tĩnh mạch là có sự lưu thông bất thường giữa động mạch và tĩnh mạch. Nguyên nhân phần lớn do chấn thương mạch máu. Vấn đề chẩn đoán cần phát hiện sớm và có thái độ xử trí kịp thời để tránh những biến chứng về tim mạch.
Bệnh học ngoại gãy trên lồi cầu xương cánh tay
Gãy trên lồi cầu đứng thứ mười trong các loại gãy xương ở trẻ con nói chung, thường tỷ lệ biến chứng cao hơn so với các gãy chi khác, hay gặp di chứng vẹo khuỷu vào trong
Bệnh học ngoại u trung thất
U trung thất là một khối u có thể gặp ở bất kỳ vị trí nào của trung thất. Bao gồm khối u nguyên phát, thứ phát; lành ác. Bệnh lý hay gặp nhất là u tuyến ức, u thần kinh, có thể gặp ở mọi lứa tuổi, mọi giới.
Công tác thay băng điều trị bỏng
Tuỳ theo tình trạng của vết thương, nếu vết thương diện rộng, nhiều dịch mủ, thay băng hàng ngày, nếu diện hẹp, ít mủ thay băng hai ngày một lần 2. kỹ thuật thay băng.
Bệnh học ngoại vết thương ngực
Các rối loạn hô hấp tuần hoàn trong vết thương ngực hở do hậu quả hô hấp đảo ngược và lắc lư trung thất dẫn đến thiếu O2 trầm trọng, tình trạng toàn thân của bệnh nhân thay đổi nhanh chóng.
Bệnh học ngoại khoa thoát vị bẹn
Thoát vị là tình trạng các tạng bên trong ổ phúc mạc đi ra ngoài ổ phúc mạc trong một túi thừa phúc mạc gọi là “túi thoát vị”, qua các điểm yếu tự nhiên của thành bụng. Các điểm yếu này có thể là bẩm sinh hay mắc phải.
Bệnh học ngoại khoa sỏi ống mật chủ
Khi tắc mật, dịch mật không xuống tá tràng mà ứ đọng trong gan. Sắc tố mật, muối mật vào máu, bilirubin máu tăng cao, do sắc tố mật có màu vàng nên da, giác mạc mắt có màu vàng.
Bệnh học ngoại viêm màng ngoài tim co thắt
Viêm màng ngoài tim co thắt có tràn dịch (1/3 trường hợp): Bệnh nhân trẻ, triệu chứng xuất hiện mới đây, tiền sử viêm màng ngoài tim do nhiễm khuẩn cấp.
Lâm sàng và điều trị thời kỳ suy mòn của bệnh bỏng
Nếu tính cả thải Protein qua phân, nước tiểu... mất Protein có thể đạt tới 100-200g/24h. Bỏng sâu mất Protein qua vết bỏng đạt 10mg/cm2/24h.
Bệnh học ngoại lồng ruột cấp ở trẻ còn bú
Lồng ruột thường xảy ra ở bé trai nhiều hơn ở bé gái (2/1) trong độ tuổi bú mẹ cao nhất là từ 4 - 8 tháng. Tỷ lệ gặp thấp hơn sau 1 - 2 tuổi và hiếm gặp ở trẻ lớn.
Bệnh học ngoại khoa thủng dạ dày tá tràng
Thủng ổ loét dạ dày - tá tràng là một cấp cứu ngoại khoa thường gặp. Chẩn đoán thường dễ vì trong đa số trường hợp các triệu chứng khá điển hình, rõ rệt.
Bệnh học ngoại gẫy cổ xương đùi
Gãy cổ xương đùi là các trường hợp gãy xương mà đường gãy là ở giữa chỏm và khối mấu chuyển. Thường gặp đối với người già, cho dù là một chấn thương nhẹ (như té đập mông). Rất hiếm gặp ở người trẻ và trẻ em.
Xử trí thời kỳ đầu vết thương bỏng
Ngâm vùng bỏng vào nước lạnh (16-200C) trong vòng 20-30 phút. Đặc biệt có hiệu quả trong 20 phút đầu, nếu để sau 30 phút mới ngâm nước lạnh thì không còn giá trị nữa.
Bệnh học ngoại vết thương sọ não hở
Vết thương sọ não hở là loại vết thương gặp cả trong chiến tranh và trong thời bình. Nhưng trong chiến tranh chiếm tỷ lệ cao hơn (khoảng từ 7-10% các loại vết thương do chiến tranh).
Bệnh học ngoại khoa thoát vị đùi
Khi lỗ thoát vị đùi ở vị trí này phải chú ý: Phía ngoài cổ túi có tĩnh mạch đùi và phía trên cổ túi có động mạch thượng vị và nhánh nối động mạch thượng vị với mạch bịt.