- Trang chủ
- Xét nghiệm
- Các chỉ số xét nghiệm và ý nghĩa
- CPK (creatin phosphokinase và các isoenzym): ý nghĩa lâm sàng chỉ số xét nghiệm
CPK (creatin phosphokinase và các isoenzym): ý nghĩa lâm sàng chỉ số xét nghiệm
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Chỉ đinh xét nghiệm creatin phosphokinase và các isoenzym
Để hỗ trợ cho chẩn đoán nhồi máu cơ tim và các tình trạng hoại tử cơ.
Cách lấy bệnh phẩm xét nghiệm creatin phosphokinase và các isoenzym
Xét nghiệm được tiến hành trên huyết thanh.
Không nhất thiết yêu cầu bệnh nhân phải nhịn ăn trước khi lấy máu xét nghiệm.
Xét nghiệm thường được chỉ định làm cấp cứu và được làm nhắc lại 3-4 lần trong vòng 4 - 24h ở các bệnh nhân có bệnh cảnh cơn đau ngực kéo dài.
Chú ý:
Cần tránh gây tan máu do nồng độ cao của hemoglobin có thể làm xét nghiệm định lượng CPK không chính xác (do ức chế hoạt tính của CPK).
Không được tiêm bắp trong vòng 1h trước khi lấy máu xét nghiệm.
Giá trị creatin phosphokinase và các isoenzym bình thường
CPK toàn phần
Nữ: 40-150 U/L hay 0,67 - 2,50 µkat/L.
Nam: 38-174 U/L hay 0,63 - 2,90 µkat/L.
CPKMB
<10 U/L.
Điện di các CPSC
CPK BB < 1 %.
CPKMB <5%.
CPK MM > 94%.
Tăng hoạt độ CPK toàn phần
Các nguyên nhân chính thường gặp
Bệnh tai biến mạch máu não cấp.
Loạn thần cấp.
Nghiện rượu.
Chấn thương não.
Sau tiến hành khử rung tim.
Sau phẫu thuật tim.
Co giật.
Tình trạng sảng rung (delirium tremens).
Viêm da và cơ (dermatomyosỉs), viêm đa cơ (polymyositis).
Sau tiến hành đánh sốc điện.
Giảm kali máu.
Suy chức năng tuyến giáp và phù niêm.
Tiêm bắp nhiều lần.
Viêm cơ.
Nhồi máu cơ tim.
Loạn dưỡng cơ tiến triển.
Nhồi máu phổi.
Tiêu cơ vân (rhabsomyolysis).
Tăng hoạt độ của các isoenzym của CPK
Các nguyên nhân chính thường gặp
Tăng isoenzym CK-BB
Bệnh lý não.
- Tai biến mạch máu não.
- Tinh trạng sau cơn động kinh với thiếu oxy não.
- Chấn thương mô não.
Các khối u não.
- Ung thư vú, phổi, tuyến tiền liệt.
- Nhồi máu phổi.
- Tình trạng sốc.
Tăng isoenzyrm CK-MB
Bệnh lý tim mạch:
- Nhồi máu cơ tim cấp.
- Viêm cơ tim.
- Sau khử rung tim.
- Suy tim ứ huyết
- Chấn thương đối với tỉm.
Cấc tổn thương do dòng điện.
Tăng thân nhiệt ác tính. Hội chứng reye.
Tăng isoenzym CK-MM
Bệnh lý cơ (tăng PCK MM):
- Gắng sức thể lực quá mức (chạy marathon).
- Tiêm bắp nhiều lần.
- Hội chứng vùi lấp.
- Tinh trạng viêm của cơ, hoại tử cơ.
- Cơn động kỉnh.
- Sảng (delirium).
- Giai đoạn hậu phẫu.
- Tăng thân nhiệt với rét run.
- Uốn ván.
- Điện giật.
- Bệnh của cơ: bệnh cơ Duchenne, hội chứng Mac Ardle, viêm đa cơ, viêm da-cơ.
- Tiêu sợi cơ vân (rhabdomyoỉysỉs).
Giảm kali máu.
Suy chức nãng tuyến giáp.
Sốc
Ghi chú:
1) Bệnh lý cơ nguồn gốc thần kỉnh (Vd: bệnh nhược cơ) không đi kèm với tăng các CPK.
2) Hội chứng vùi lấp gấy tăng mạnh các CPK thường đi kèm myoglobin niệu với nguy cơ suy thận.
Giảm hoạt độ CPK toàn thân
Các nguyên nhân chính thường gặp
Bệnh Addison.
Giảm tiết của thùy trước tuyến yên.
Bệnh của mô liên kết (connectlve tissue disease).
Có thai ở giai đoạn sớm.
Bệnh lý gan.
Giảm khối lượng cơ của cơ thể.
Bệnh lý khối u có di căn.
Nhận định chung và ý nghĩa lâm sàng chỉ số xét nghiệm creatin phosphokinase và các isoenzym
Nhận định chung
Creatin phosphokinase (CPK) là một enzym xúc tác phản ứng: Creatin + ATP <-> Creatin - phosphat + ADP. Vì vậy, CPK đóng vai trò chủ chốt trong cung cấp năng lượng cho các mô khác nhau trong cơ thể, đặc biệt ở mô cơ.
CPK là enzym được thấy chủ yếu ở cơ tim, cơ vân và với một hàm lượng ít hơn ở mô não. Tất cả các quá trình bệnh lý tác động tới các cơ quan kể trên đều có thể là nguyên nhân gây tăng hoạt độ CPK toàn phần.
Nhờ kỹ thuật điện di hay sắc kí (chromatographie) có thể tách biệt CPK thành 3 loại isoenzym khác biệt:
CPK BB (CK1) được thấy trong não và cơ trơn của phổi.
CPK MB (CK2) khu trú chủ yếu trong cơ tim.
CPK MM (CK3) được thấy chủ yếu trong các cơ vân.
Trong điều kiện bình thường, huyết thanh người chứa chủ yếu CPK dưới dạng MM. CPK MB chiếm khoảng 5% CPK toàn phần và lượng CPK BB là không đáng kể.
Trong nhồi máu cơ tim, tăng CPK thường xảy ra trước khi tăng các transaminase và LDH. Hoạt độ CPK toàn phần điển hình sẽ tăng ngay từ giờ thứ 4, với mức đỉnh xảy ra giữa giờ thứ 18 - 24 sau khi bị nhồi máu. Hoạt độ CPK thường tăng cao trong khoảng 2 - 3 ngày và trở lại giá trị bình thường vào khoảng ngày thứ 4. Như vậy, CPK là một trong những enzym tim đầu tiên tăng lên sau khi bị nhồi máu cơ tim cấp.
Hoạt độ CPK MB tăng lên song song với CPK toàn phần với giá trị thu được thể hiện ít nhất 10% CPK toàn phẩn (tỉ lệ % này thường đạt tới giá trị 20 - 30%).
Một điều được ghi nhận là giá trị của CPK tương ứng với mức độ rộng và mức độ nặng của nhồi máu. Hơn nữa, tăng lại hoạt độ CPK sau 4 ngày bị nhồi máu cơ tim cấp đặt nghi vấn bệnh nhân có thể có tình trạng nhồi máu tái phát.
Các yếu tố góp phần làm thay đổi kết quả xét nghiệm creatin phosphokinase và các isoenzym
Máu bệnh phẩm bị vỡ hồng cầu có thể làm thay đổi kết quả xét nghiệm.
Các yếu tố có thể gây ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm bao gồm: sau thông tim, các mũi tiêm bắp cho bệnh nhân, chấn thương đối với cơ, phẫu thuật gần đây và gắng sức kéo dài.
Các thuốc có thể làm tàng hoạt độ CKP toàn phần là: amphotericin B, ampicillin, thuốc chống đông, aspirin, clohbrat, cocain, dexamethason, ethanol, furosemid, lithium, morphin và một số thuốc gây mê và tê.
Ý nghĩa lâm sàng chỉ số xét nghiệm creatin phosphokinase và các isoenzym
Trong trường hợp nghi vấn có tổn thương mạch vành, định lượng CPK giúp chẩn đoán nhồi máu cơ tim và cho phép theo dõi tiến triển ổ nhồi máu.
Tinh trạng tăng CPK không thể giải thích được lý do, kết hợp với chứng đại hồng cầu và tăng cholesterol máu gợi ý tình trạng suy giáp.
Trong trường hợp tăng các transaminase và LDH, định lượng CPK giúp phân biệt một bệnh lý gan với bệnh lý cơ vân hay cơ tim.
Hộỉ chứng viêm kết hợp với tăng CPK MM gợi ý chẩn đoán viêm đa cơ hay viêm da cơ.
Xác định các isoenzyme của CPK cố ít lợi ích chẩn đoán nếu CPK toàn phẩn bình thường.
Trái lại, trong trường hợp tăng CPK toàn phần, xác định các isoenzyme (MB, MM, BB) rất hữu ích do xét nghiệm cho phép phân biệt tăng CKP là do nguồn gốc tim với tăng CPK do nguồn, gốc cơ hay não.
Báo cáo của Hội nghị đồng đồng thuận điều trị ở người lớn lần thứ lll (Adult Treatment Panel III [ATP III] khuyến cáo cần kiểm tra hoạt độ CPK cơ sở (base-line CPK) trước khi bắt đầu tiến hành điều trị bằng statin cho bệnh nhân, do tình trạng tăng hoạt độ CPK không gây triệu chứng tương đốl hay gặp. Xác định hoạt độ CPK của bệnh nhân trước khi điều trị sẽ giúp hạn chế được sự quy kết không đúng khi xảy ra tìnhh trạng tăng hoạt độ CPK sau khi điều trị bằng statin và giúp xác định bệnh nhân có tình trạng tiêu sợi cơ vân hay không.
Bài viết cùng chuyên mục
Cholesterol và triglyceride máu: ý nghĩa lâm sàng chỉ số xét nghiệm
Cholesterol và triglyceride máu để giúp xác định khả năng mắc bệnh tim, đặc biệt là nếu có các yếu tố nguy cơ khác đối với bệnh tim hoặc các triệu chứng gợi ý bệnh tim
Dung nạp glucose đường uống: ý nghĩa lâm sàng kết quả xét nghiệm
Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống, thường được thực hiện để kiểm tra bệnh tiểu đường, xảy ra khi mang thai
Kháng nguyên carcinoembryonic (CEA): ý nghĩa lâm sàng chỉ số xét nghiệm ung thư
Xét nghiệm CEA được sử dụng để theo dõi một người trước và trong khi điều trị, cùng với các xét nghiệm khác, xét nghiệm này có thể được sử dụng để xem điều trị có hiệu quả
Xét nghiệm Alanine Aminotransferase (ALT): ý nghĩa lâm sàng chỉ số xét nghiệm
Các giá trị bình thường được liệt kê, được gọi là phạm vi tham chiếu, chỉ là một hướng dẫn, các phạm vi này khác nhau từ phòng xét nghiệm đến phòng xét nghiệm khác
Xét nghiệm di truyền: ý nghĩa lâm sàng kết quả xét nghiệm
Thừa hưởng một nửa thông tin di truyền từ mẹ và nửa còn lại từ cha, gen xác định nhóm máu, màu tóc và màu mắt, cũng như nguy cơ mắc một số bệnh
Ammoniac máu: ý nghĩa lâm sàng chỉ số xét nghiệm
Ammoniac là một sản phẩm phế thải được hình thành như hậu quả của sự thoái giáng nitrogen trong quá trình chuyển hóa protein tại ruột
D-dimer: ý nghĩa lâm sàng chỉ số xét nghiệm
Sự bình thường trở lại các giá trị của D dimer trong thời gian theo dõi chứng tỏ quá trình hình thành fibrin được cân bằng trở lại nhờ áp dụng điều trị
Testosterone: ý nghĩa lâm sàng kết quả xét nghiệm
Testosterone, ảnh hưởng đến tính năng và phát triển tình dục, ở nam, nó được tạo ra bởi tinh hoàn, ở cả nam và nữ, được tạo ra lượng nhỏ bởi tuyến thượng thận.
Canxi: ý nghĩa lâm sàng chỉ số xét nghiệm
Khẩu phần canxi trong thức ăn vào khoảng 1g mỗi ngày và được cung cấp chủ yếu bởi sữa, các chế phẩm của sữa và lòng trắng trứng
Chụp cộng hưởng từ mạch máu (MRA): ý nghĩa lâm sàng giá trị kết quả
MRA có thể thấy cả lưu lượng máu, và tình trạng của thành mạch máu, thường được sử dụng để xem xét các mạch máu đến não, thận và chân
Yếu tố thấp khớp (RF): ý nghĩa lâm sàng kết quả xét nghiệm
Mức độ cao của yếu tố thấp khớp, có thể được gây ra bởi một số bệnh tự miễn, và một số bệnh nhiễm trùng, đôi khi, mức cao ở những người khỏe mạnh
Hormon kích thích tuyến giáp (TSH): ý nghĩa lâm sàng chỉ số xét nghiệm
Mặc dù có các dao động theo nhịp ngày đêm với một đỉnh bài tiết của TSH xảy ra ngay trước khi ngủ, song các giá trị của TSH thu được vẫn trong giới hạn bình thường
Xét nghiệm dị ứng: ý nghĩa lâm sàng giá trị kết quả
Các xét nghiệm da thường được thực hiện vì chúng nhanh chóng, đáng tin cậy và thường rẻ hơn so với xét nghiệm máu, nhưng một trong hai loại xét nghiệm có thể được sử dụng
Thời gian thromboplastin từng phần (PTT): ý nghĩa lâm sàng chỉ số xét nghiệm
PTT hoặc aPTT dài hơn bình thường, có thể có nghĩa là thiếu, hoặc mức độ thấp của một trong các yếu tố đông máu, hoặc một chất khác cần thiết để đông máu
Đo độ nhớt của máu: ý nghĩa lâm sàng chỉ số xét nghiệm
Trong điều kiện bình thưởng, tăng độ nhớt của máu không gây giảm đáng kể dòng chảy của máu ở ngoại vi nhờ cơ chế dãn mạch bù trừ
Amylase: ý nghĩa lâm sàng chỉ số xét nghiệm
Amylase là một enzym được sản xuất chủ yếu ở tụy và các tuyến nước bọt và với một lượng không đáng kể ở gan và vòi trứng
Hemoglobin bị glycosil hóa (HbA1c): ý nghĩa lâm sàng chỉ số xét nghiệm
Khi nồng độ glucose máu tăng cao hơn mức bình thường trong một khoảng thời gian đủ dài, glucose sẽ phản ứng với các protein mà không cần sự xúc tác của enzym
Estrogen: ý nghĩa lâm sàng chỉ số xét nghiệm
Estrogen có mặt trong cơ thể dưới vài dạng, bao gồm estradiol, estriol và estron. Estrogen được sản xuất từ 3 nguồn là vỏ thượng thận, buồng trứng và tinh hoàn
Kali (K) nước tiểu: ý nghĩa lâm sàng kết quả xét nghiệm
Xét nghiệm nước tiểu, để kiểm tra nồng độ kali, được thực hiện để tìm nguyên nhân, dẫn đến kết quả xét nghiệm kali máu thấp, hoặc cao
Amoniac máu: ý nghĩa lâm sàng chỉ số xét nghiệm
Nồng độ amoniac trong máu tăng lên khi gan không thể chuyển đổi amoniac thành urê, điều này có thể được gây ra bởi xơ gan hoặc viêm gan nặng
Xét nghiệm virus viêm gan C: ý nghĩa lâm sàng giá trị kết quả
Xét nghiệm định lượng vi rút viêm gan C thường được sử dụng trước và trong khi điều trị, để tìm hiểu thời gian điều trị cần được đưa ra và để kiểm tra hiệu quả điều trị
Phốt phát trong nước tiểu: ý nghĩa lâm sàng kết quả xét nghiệm
Thận giúp kiểm soát lượng phốt phát trong cơ thể, phốt phát bổ sung được lọc qua thận, và đi ra khỏi cơ thể qua nước tiểu
Androstenedion máu: ý nghĩa lâm sàng chỉ số xét nghiệm
Androstenedion được tế bào gan và mô mỡ chuyển thành estron, Estron là một dạng của estrogen với hoạt lực tương đối thấp so với estradiol
Xét nghiệm Chlamydia: ý nghĩa lâm sàng kết quả xét nghiệm
Một số loại xét nghiệm có thể được sử dụng để tìm chlamydia, nhưng khuyến nghị xét nghiệm khuếch đại axit nucleic bất cứ khi nào có thể
Lipase: ý nghĩa lâm sàng chỉ số xét nghiệm
Các xét nghiệm máu khác, có thể được thực hiện cùng lúc với xét nghiệm lipase, bao gồm canxi, glucose, phốt pho, triglyceride, alanine aminotransferase