Thăm khám bộ máy vận động

2011-10-18 08:24 PM

Các bệnh về cơ tuy hiếm gặp so với các bệnh nội khoa khác, nhưng cũng không phải là hoàn toàn không gặp trong lâm sàng. Thực tế ở Việt Nam, hầu hết các bệnh về cơ đã  được gặp với một số lượng không phải là ít.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Khám cơ

Các bệnh về cơ tuy hiếm gặp so với các bệnh nội khoa khác, nhưng cũng không phải là hoàn toàn không gặp trong lâm sàng. Thực tế ở Việt Nam, hầu hết các bệnh về cơ đã  được gặp với một số lượng không phải là ít. Nhưng cũng vì do không được chú ý đến nên hay nhầm với các bệnh về thần kinh (bệnh nhược cơ, liệt chu kỳ) hoặc bị bỏ qua. Mặt khác những biểu hiện về cơ cũng hay gặp trong một số bệnh của bộ máy khác; giảm cơ lực, trong suy tuyến thượng thận, trong liệt…do đó quá trình thăm khám cơ là cần thiết không thể bỏ qua khi thăm khám người bệnh nói chung.

Triệu chứng cơ năng

Thường nghèo nàn, chĩ có giá trị gợi ý cho thăm khám thực thể.

Yếu cơ: Người bệnh tự cảm thấy vận động yếu, dấu hiệu yếu cơ sẽ thể hiện tuỳ theo vị trí tổn thương: Ở chi dưới, làm cho đi lại kém; ở chi trên làm giảm khả năng mang, vác…nhưng thường là toàn thân, gây giảm mọi động tác.

Đau cơ: Những bệnh của cơ ít gây đau, trừ bệnh viêm cơ. Đau cơ hay gặp trong  các bệnh thần kinh hay toàn thân.

Chuột rút: Là hiện tượng co cứng và đau một cơ hay một nhóm cơ. Là triệu chứng không phải ở cơ, như thiếu Ca, Na, làm việc  quá sức và kéo dài.

Triệu chứng thực thể

Teo cơ: Teo cơ là triệu chứng hay gặp trong các bệnh cơ, nhưng những bệnh khác cũng có thể gây teo cơ liệt thần kinh vận động ngoại biên, bất động quá lâu…

Thăm khám bằng cách quan sát, chú ý các vùng cơ nổi rõ như cơ denta ở vai, cơ mông, cơ cẳng chân sau, cơ ở bàn tay…khi teo, ta thấy những phần cơ đó xẹp lõm xuống. Tốt nhất là dùng thước đo so sánh hai bên, so sánh với sự cân đối của toàn thân và so sánh với người bình thường. Cũng có khi teo cơ nhưng lại thể hiện ra ngoài bằng hiện tượng phì đại, đó là trường hợp teo cơ kèm theo rối loạn tổ chức liên kết và mỡ gây nên triệu chứng giả phì đại, (bệnh cơ teo giả phì đại hay bệnh Thomsen).

Teo cơ trong các  bệnh cơ, nói chung là cả hai bên và đối xứng, có thể toàn thân cũng có thể chỉ ở vùng như mặt, thắt lưng. Teo cơ do các bệnh cơ, bệnh teo cơ Duchenne, bệnh Landouzy, bệnh Steiner: không có hiện tượng run các thớ cơ, ngược lại teo cơ do tổn thương thần kinh (liệt thần kinh ngoại biên, bệnh bại liệt) thường cóhiện tượng này (xem bảng so sánh).

Giảm cơ lực. Trong phần lớn các bệnh cơ, có teo cơ, thường có giảm cơ lực.

Nói chung, hiện tượng giảm cơ lực là đồng đều ở mỗi lần làm động tác nhưng có một thể đặc biệt  là giảm dần qua mỗi lần làm động tác, thí dụ như trong bệnh nhược cơ, người bệnh làm động tác lần đầu có thể mạnh như bình thường nhưng lần thứ hai giảm nhiều, lần ba càng giảm đến một vài lần  tiếp theo thì không làm được nữa (chóng mỏi), hiện tượng này còn gặp trong bệnh suy vỏ thượng thận (Addison).

Thăm khám cơ lực, ta có thể quan sát các động tác của người bệnh khi đi lại, mang, vác, nằm, ngồi, làm nghiệm pháp chống đối hoặc sử dụng các dụng cụ đo cơ lực. Ta sẽ khám từng cơ, từng vùng,  từng nhóm cơ, từng đoạn. Sau đó chia làm nhiều mức độ.

Cơ lực mất hoàn toàn.

Nặng: Khi có thể cử động nhẹ nhưng không làm được động tác.

Vừa: Làm được động tác nhưng yếu.

Nhẹ: Làm động tác nhưng không kéo dài được…

Hiện tượng giảm cơ lực có thể toàn thân, có thể từng vùng: Nếu ở từng vùng, nên gây những thay đổi, những rối loạn về vận động, biểu hiện nét mặt…

Giảm cơ lực vùng chậu đùi: Người bệnh đi khó khăn, nghiêng về từng bên khi  đặt chân, bước lên bậc cao khó và chậm, ngồi xuống không bình thường mà để rơi xuống ghế, đang ngồi đứng dậy phải chống cả hai tay

Giảm cơ lực vùng chậu đùi và thắt lưng: Với tư  thế nằm ngửa muốn đứng lên phải quay nghiêng, chống cả hai tay xuống giường, rồi chống lần lượt vào cẳng chân, gối và đùi mới ngồi lên được.

Giảm cơ lực vùng lưng, vai ảnh hưởng đến các động tác của cánh tay: Chải đầu, mặc áo.

Giảm cơ lực vùng bàn tay: Cầm nắm kém, có thể cụ thể hoá bằng cách dùng lực kế để đo sức bóp của bàn tay, so sánh với bên kia, so sánh giữa các lần bóp và so sánh với ngường thường (cơ lực bàn tay của người Việt Nam bình thường: Nam  = 34kg, Nữ = 20kg).

Giảm cơ lực các cơ quanh cột sống, làm thay đổi độ cong của cột sống (ưỡn, gù, vẹo).

Giảm cơ lực ở mặt và mắt: gây sụp mi, nét mặt không thay đổi, khi nói, cười, nhai khó.

Giảm cơ lực các cơ  ở nội tạng: ở hầu, thực quản, gây nuốt khó.

Mật độ của cơ: Bình thường cơ chắc và chun. Cơ có thể mềm nhẽo do các thớ cơ lỏng, hoặc rắn, cứng, do xơ hoặc viêm (giả phì đại).

Co rút cơ: Hiện tượng này có thể kèm theo teo cơ, làm giới hạn vận động và gây  biến dạng khớp vĩnh viễn. Tổn thương cơ cẳng chân có thể gây duỗi bàn chân liên tục: bàn chân ngựa.

Khám phản xạ cơ: Bình thường khi dùng búa phản xạ gõ vào thân cơ ta thấy cơ co nhẹ, đôi khi gây một động tác nhỏ, đó là phản xạ cơ hay phản xạ tự cơ. Trong các bệnh cơ có teo cơ, phản xạ ở vùng teo giảm và mất nhưng phản xạ gân xương vẫn còn.

Ngược lại trong teo cơ tổn thương  thần kinh, phản xạ cơ tồn tại khá lâu trong khi phản xạ gân xương thay đổi rất sớm.

Hiện tượng rút co cơ: Trong một số bệnh cơ, nhất là trong teo cơ lan rộng, khi ta gõ phản xạ có thể gây nên hiện tượng một số sợi cơ co nhanh và khu trú tạo nên  một u nổi lên, tồn tại trong vài dây ta gọi là nút co cơ.

Hiện tượng cứng cơ (myotone): Là hiện tượng đặc biệt của một số  bệnh có teo cơ (Steiner). Giãn cơ khó và chậm sau khi co, khác với chuột rút  là chỉ xuất hiện sau khi co và không đau, cứng cơ có thể toàn thân  với mọi động tác, nhưng thường khu trú nhất ở bàn tay  như bình thường nhưng khi mở ra thì khó và chậm.

Hiện tượng cứng cơ có thể mất đi sau khi làm nhiều lân, nhưng lại thể hiện khi làm động tác mới sau một thời gian nghỉ.

Về mức độ: Với những động tác nhẹ (viết chữ ) không biểu hiện, mà chỉ thấy khi làm động tác mạnh hơn (nắm chặt).

Cứng cơ còn thể hiện khi ta kích thích: Thí dụ khi gõ vào mô cái bàn tay, các ngón khép vào nhanh nhưng khi giãn ra ở vị trí cũ rất chậm và từ từ.

Thăm dò cận lâm sàng

Sinh hóa:

Thay đổi một số chất. Các bệnh về cơ sở có teo cơ thường có hiện tượng tăng creatin niệu (bình thường 100 mg/ 24 giờ) và giảm creatinin niệu (bình thường 15 -25 mg/kg/24 giờ).

Myoglobin niệu (+) trong một số bệnh cơ và chấn thương  giập nát nhiều cơ.

Các men trong máu:  Như andolaza, transaminaza, photpho hexoiso,eraza actico ehy raza, creatinkinaza…thường tăng trong  các bệnh cơ có teo cơ, ngược lại không tăng khi teo cơ do tổn thương thần kinh.

Sinh thiết:

Để chẩn đoán một số bệnh cơ, người ta tiến hành sinh thiết  để nhân định về giải phẫu bệnh học. Có thể dùng kim chọc qua da vào cơ, nhưng mở lớp cơ cắt một mẩu cơ thì chính xác hơn.

Những thay đổi về giải phẫu bệnh học giúp cho chẩn đoán rất tốt và đặc hiệu, thí dụ bệnh nhược cơ, thấy thâm nhập nhiều  lâm ba cầu, tạo thành từng đám giữa  các thớ cơ, bệnh viêm cơ thấy tổ chức viêm…

Thăm dò về điện:

Những thăm dò về điện trong bệnh cơ có một giá trị chẩn đoán tốt, ta chia ra làm  hai loại thăm dò:

Thăm dò  phản ứng điện. Bằng cách dùng các dòng điện xoay chiều, kích thích trực tiếp lên cơ hoặc kích thích trên các dây thần kinh chi phối cơ, sau đó ghi lại những phản ứng kích thích, tính cửờng độ cơ sở (rhéobase) và thời trị (chronaxie). Nói chung các phản ứng điện thay đổi  nhiều trong teo cơ do tổn thương thần kinh vận động (phản ứng chậm). Riêng trong bệnh nhược cơ, khi kích thích nhiều lần thì cơ trả lời chậm dần, biên độ thấp dần rồi ngưng hẳn không trả lời.

Điện cơ đồ: Giống như nguyên tắc của  điện tâm đồ, khi cơ hoạt động do hiện tượng khử cực và tái cực, sẽ sinh ra một thay đổi về diện, bằng cách chọc kim trực tiếp vào cơ, ta có thể ghi lại những thay đổi điện đó sau khi đã phóng đại lên nhiều lần và chuyển thành những tín hiệu bằng quang học và âm thanh, ta được những kết quả có thễ ghi lại trên màn huỳnh quang và trên giấy ghi để nhân định, so sánh. Đó là nguyên tắc chính của phương pháp ghi điện cơ.

Như vậy bằng cách dựa vào những thay đổi của điện cơ, ta thăm dò:

Thần kinh ngoại biên chi phối cơ (liệt).

Khoảng nối liền thần kinh và cơ ( bệnh nhược cơ).

Bản thân cơ (bệnh cơ).

Bình thường: Nhận định ba trạng thái của cơ được thăm dò.

Khi nghỉ ngơi không hoạt động: Không có điện, đường ghi chạy thẳng.

Khi hoạt động nhẹ: Đường ghi xuất hiện những làn sóng, mỗi làn sóng là một đơn vị co bóp, thường là một pha hoặc hai pha, rất ít khi nhiều pha.

Biên độ của mỗi sóng thường từ 300 microvôn đến 2 milivôn, độ dài của mỗi sóng không quá 8 phần nghìn giây, tần số từ 16 đến 25 sóng trong một giây.

Khi hoạt động mạnh: Nói chung, đường ghi cũng như trên, nhưng tần số biên độ tăng lên khi hoạt động nhẹ.

Một số thay đổi bệnh lý:

Teo cơ do bệnh cơ: Tần số rất tăng, biên độ giảm, song có nhiều pha. Ngay cả khi nghỉ ngơi cũng xuất hiện sóng từng đợt.

Viêm cơ: Sóng đa dạng, tăng tần số.

Nhược cơ: Khi hoạt động, nhiều lần thấy sóng có biên độ  và tần số giảm dần rồi cuối cùng không còn nữa.

Thăm khám xương

Triệu chứng cơ năng

Đau xương: Đau xương có thễ gặp trong bệnh xương nhưng cũng gặp trong các bệnh khác.

Tính chất đau ở đây là:

Đau sâu.

Lan dọc theo chiều dài của xương.

Đau tăng lên khi hoạt động, khi ấn hoặc bóp vào.

Gãy xương tự nhiên: Trong một số bệnh, đồ bền chắc của xương giảm nhiều (bệnh  mềm xương, rỗ xương..),  xương có thễ gãy tự nhiên qua một va chạm, chấn thương nhỏ và có khi chỉ vận động mạnh hơn bình thường cũng làm gãy.

Triệu chứng thực thể

Kết hợp quan sát sờ nắn, ta phát hiện các triệu chứng:

Những thay đổi về hình dáng và kích thước: Xương có thễ thay đổi hình dạng như cong, gập…hoặc thay đổi  kích thước như dày mỏng, dài, ngắn hơn bình thường…khi khám nên đối chiếu so sánh hai bên, so sánh từng đoạn và so sánh với người bình thường.

Phát hiện những khối u của xương: Ta có thễ thấy một hay nhiều khối u. đặc  điểm của các khối u xương là:

Cố định trên thân xương không có di động.

Mật độ thường rắn như xương, nhưng đôi khi có thể chắc hoặc mềm (bệnh đau tuỷ xương Kahler).

Những u ở nông và có nhiều mạch máu, có thể làm cho vùng  da  ở ngoài nóng khi sờ.

Trong  một số khối u xương (ác tính) khi khám có thể tìm thấy một  dấu hiệu đặc biệt  là lép bép dưới tay khi nắn, do các thớ xương ở đó ròn và mỏng.

Phát hiện các vùng xương bị phá huỷ: Nói chung khó phát hiện trên lâm sàng, trừ trường hợp vùng phá huỹ rộng và nông( vòm sọ,  trong bệnh đau tuỷ xương), ta có thể sờ thấy một vùng xương bị khuyết.

Gãy xương ở các chi dễ phát hiện trên lâm sàng, ngược lại gãy các xương ở sâu ( sườn, lún cột sống…) thường kín đáo khó thấy.

Tóm lại các triệu chứng lâm sàng của xương nói chung không phong phú, không đầy đủ, chỉ có tính chất gợi ý chẩn đoán, muốn đánh giá tình trạng tổn thương, nguyên nhân tổn thương của bệnh xương, nhất định phải dựa vào các phương pháp cận lâm sàng, trong đó x quang đóng một vai trò rất quan trọng.

Thăm dò cận lâm sàng

Triệu chứng x quang:

Bình thường: Thăm dò x quang đối với xương, chủ yếu dựa vào chụp: Chụp với nhiều tư thế khác nhau: Thẳng, nghiêng, chéo

Chụp cắt lớp: Tìm các tổn thương sâu.

Chụp với tư thế đặc biệt: Chụp sọ, xương bánh chè.

Nói chung sau khi chụp, ta đánh giá về mặt: Hình dáng kích thước, độ thấu quang, cấu trúc.

Những thay đổi bệnh lý:

Kích thước, hình dáng: ta chú { đến các tổn thương dị hình, cong, lồi, khuyết, tiên xương…

Đậm độ cản quang: Đậm độ cản quang đo lượng vôi và tổ chức xơ của xương quyết định, xương dày cản quang nhiều, xương mỏng cản quang ít. Ta chia hai loại thay đổi cản quang là tăng thấu quang và giảm thấu quang.

Tăng thấu quang: Do mất vôi hoặc tiêu xương, khi nào người ta thấy lượng vôi trong  xương giảm > 25% mới gây dấu hiệu tăng thấu quang thấy trên phim được.

Toàn thân (trên tất cả các xương): Thấy rõ nhất ở thân đốt sống. Gặp trong các bệnh rỗ xương, mềm xương do cận giáp trạng.

Khu trú: U xương, viêm xương, rối loạn sinh dưỡng, các bệnh khớp mạn tính gây tăng thấu quang ở phần xương gần khớp.

Nhiều nơi: Bệnh đau tuỷ xương, ung thư xương thứ phát, viêm xương nhiều nơi.

Giảm thấu quang: Xương đặc hơn, chủ yếu là tăng hiện tượng xơ xương.

Toàn thân: Ngộ độ Fluo mạn tính, suy thận.

Khu trú: U lành hoặc u ác tính thể  đặc xương, viêm nhồi máu.

Nhiều nơi: Di căn ung thư  (tiền liệt tuyến).

Thay đổi về cấu trúc: Bình thường ta phân biệt dễ dàng phần màng ngoài, vỏ xương, sụn nối…trong một số vùng có thể thấy cả những thớ xương (cổ xương đùi, xương sên), trong các bệnh u xương, bệnh Paget, cấu trúc thường đảo lộn và thay đổi.

Gãy và nứt xương: Nhiều khi trên lâm sàng không thấy, mà chỉ dựa vào xquang mới phát hiện được. Bệnh mềm xương thường thấy xương nứt có tính chất đối xứng.

Sinh thiết xương:

Dùng để chẩn đoán bệnh xương. Đối với u lành hoặc ác tính. sinh thiết thường tiến hành ngay khi phẫu thuật. Trong các bệnh về rối loạn chuyển hoá sinh thiết ở vùng mào chậu

Sinh hóa:

Thăm dò chuyển hoá Ca và P:

Can xi và Photpho là những yếu tố quan trọng để cấu tạo xương vì vậy trong các bệnh về xương, thăm dò chuyển hoá Ca/P là rất cần thiết. Rất nhiều bệnh xương có rối loạn chuyển hoá Ca/P.

Ca máu:

Bình thường: Ca trong máu 85 - 100mg/lít hay 5mEq/lít.

Tăng: Khi có hiện tượng phá huỷ xương (ung thư xương, u tuỷ xương, cường cận giáp trạng) hoặc dùng quá liều Ca (tiêm, uống).

Giảm: Thiếu Vitamin D, suy cận giáp trạng.

Ca niệu: Bình thường  80 - 250mg/24 giờ. Thay đổi phụ thuộc vào Ca máu.

P Máu:

Bình thường:  28 - 45 mg/lít hay 3mEq/lít.

Tăng: Suy cận giáp trạng, suy thận.

Giảm: Cường cận giáp trạng, mềm xương, còi xương.

P niệu:

Lượng P trong nước tiểu thay đổi nhiều, trong lâm sàng ít được sử dụng để chẩn
đoán.

Men photphataza kiềm và axit trong máu:

Photphotaza kiềm: Bình thường 8 -10 đơn vị King Armstrong  trong 1 lít máu. Tăng trong các bệnh còi xương, mềm xương, bệnh Paget…

Photphataza axit: Bình thường 1 -5 đơn vị Plummel. Tăng trong ung thư tiền liệt tuyến di căn vào xương.

Một số thăm dò đặc biệt về chuyển hoá Ca, P:

Truyền Ca: Ta tiến hành truyền tĩnh mạch Ca Gluconat với liều lượng 12mg/kg, lấy nước tiểu 24 giờ sau định lượng Ca thả ra. Bình thường lượng Ca thải ra bằng 30% lượng Ca cho vào. Đối với những bệnh  thiếu Ca ở xương (còi  xương, mềm xương), lượng Ca bị  giữ lại chỉ còn thải ra ít < 10%

Nghiệm pháp vitamin D, dựa vào dự thay đổi Ca, P trong máu nước  tiểu, trước và sau khi  dùng một lượng vitamin D nhất định, ta chẩn đoán tình trạng thiếu Ca hay do thiếu Vitamin D.

Thăng bằng Ca: Đối với một cơ thể bình thường, lượng Ca hấp thụ bằng lượng Ca thả ra. Trong phần lớn bệnh xương (ung thư, mềm xương, rỗ xương, cường giáp trạng), người ta thấy lượng Ca thả ra lớn hơn lượng Ca hấp thụ vào, trung bình mỗi ngày 300mg).

Các xét nghiệm pháp khác

Những xét nghiệm sau đây là tuỳ theo từng loại bệnh  của xương, thí dụ trong viêm xương làm công thức máu, máu lắng, trong u tuỷ xương làm máu lắng điện  di huyết tương, chọc dò tuỷ  xương.

Thăm khám khớp

Triệu chứng học về khớp chiếm một phần khá quan trọng, trong bộ máy vận động nói riêng và triệu chứng học  nội khoa nói chung, một mặt  vì những bệnh về khớp rất hay gặp, mặt khác có biểu hiện ở khớp như tim mạch, phổi nội tiết, thần kinh…do đó trong quá trình khám bệnh  phải chú ý đầy đủ thăm khám một cách có hệ thống các khớp.

Triệu chứng cơ năng

Đau khớp: Là dấu hiệu hay dùng nhất. Vị trí, tính chất và mức độ thay đổi  theo từng loại bệnh; hướng lan, có thể dọc theo các xương dài. Về phân loại, ta chia ra.

Đau có tính chất cơ giới: Tăng khi hoạt động, bớt khi nghỉ ngơi: thoái khớp, đau sau chấn thương.

Đau có tính chất viêm: Đau liên tục ngay cả lúc nghỉ ngơi, tăng nhìêu về đêm và sáng sớm. Hầu hết các loại viêm khớp đau kiểu này.

Những rối loạn trong vận động. Người bệnh cảm thấy khó vận động khớp, có thể do đau hoặc không đau. Hoặc có cảm giác vướng, làm cho động tác phải dừng lại một lát sau rồi sau đó mới tiếp tục được (tổn thương  đĩa đệm  ở diện khớp). Hoặc cảm thấy không làm được một sốđộng tác thông thường hàng ngày. Đôi khi người bệnh thấy  tiếng lắc rắc trong khớp (thoái khớp).

Triệu chứng thực thể

Trong khi đi vào thăm khám thực thể, ta cần xem xét vị trí của khớp bị tổn thương: một khớp, hai khớp hay nhiều khớp, khớp lớn hay nhỏ, có đối xứng hay không? Vị trí của khớp bị tổn thương có một giá trị chẩn đoán không nhỏ, thí dụ trong thấp khớp cấp hoặc viêm đa khớp, bao giờ cũng nhiều khớp bị, trong thoái khớp, viêm khớp do vi khuẩn thường chỉ thấy ở một vài khớp.

Sưng khớp: Trừ một số khớp ở sâu khó thấy hiện tượng sưng như khớp háng, vai. Còn nói chung các khớp khác sưng  đều có thể quan sát được. Ta chia  hai loại sưng khớp do viêm và sưng  khớp không viêm.

Sưng khớp do viêm: Thường có dấu hiệu nóng, đỏ, đau tổ chức quanh khớp thường có phù mềm, các túi thanh dịch và bao hoạt dịch và bap hoạt dịch  có thể cũng bị viêm và đau. Trong một số trường hợp trong ổ khớp có nước (hay gặp ở khớp gối).

Sưng khớp không viêm: Thường do thay đổi ở đầu xương của khớp (mọc thêm) hoặc loạn sản xương, sụn, ở cơ quanh khớp, có khi do mô xơ và mỡ phát triển. Khám thấy khớp to không đều, không cân đối, mật độ chắc hoặc cứng không nóng, không đỏ, ít đau.

Dị dạng khớp: Dị dạng khớp do nhiều cơ chế khác nhau gây nên.

Những nguyên nhân bẩm sinh hay mắc phải, làm thay đổi đầu xương và diện khớp, dẫn đến các thay đổi về trục khớp.

Những thay đổi về vỏ xơ, dây chằng, gân và các cơ quanh khớp (liệt cơ, xơ, sẹo) có thể kéo lệch khớp, gây nên sai khớp hoặc bán sai khớp.

Khớp quá lỏng lẻo (giãn các dây chằng) cũng có thể có những thay đổi dạng khớp.

Giới hạn động tác: Là phần khám quan trọng, vì để đánh giá chức năng chính của khớp. Cần thăm khám lần lượt từng khớp, mọi động tác( gấp, dạng, khép, quay) so sánh hai bên.

Khi khám động tác của một khớp, bao giờ ta cũng để phần trên hay phần gốc của  khớp cố định, còn phần kia di động, thí dụ khám khớp háng: Cố định phần xương hông và di động phần xương đùi, khớp khuỷu cố định phần xương cánh tay.

Tốt nhất khi khám động tác, nên dùng những dụng cụ đặc biệt để đo (dùng compa, giác độ kế).

Mỗi khớp bình thường  sẽ có một giới hạn hoạt động nhất định (thí dụ, khớp háng gấp  được 130 độ, dạng 80 độ, khớpp gối gấp 130 độ, dạng 50 độ…).

Hiện tượng giới hạn động tác khi người bệnh chủ động cử động, hoặc thụ động do thầy thuốc tác động vào, thường như nhau, nhưng củng có trường hợp động tác chủ động bị giới hạn nhưng thụ động lại bình thường (thí dụ người bệnh tự gấp háng chỉ được 100 độ, trong khi thầy thuốc khám đẩy đùi gấp  vào thì  vẫn được 130 độ) nguyên nhân của hiện tượng này là không có tổn thương ở khớp mà tổn thương ở cơ, gân.

Khớp lỏng lẻo: Bệnh về khớp ít khi gây lỏng  khớp. Thường gặp khi tổn thương các dây chằng quanh khớp hoặc bao khớp. Hiện tượng lỏng khớp hay được phát hiện ở khớp gối và cổ chân (xem thêm khám khớp gối).

Đau khi khám: Nói chung trong các bệnh khớp, đau khi tăng vận động  nên người  bệnh có xu hướng  bất động. Ta có thể gây đau khi thăm khám, làm những động tác thụ động, hoặc tìm những điểm đau nhất định (diện khớp, túi thanh dịch, bao hoạt dịch, dây chằng, đầu xương…).

Tiếng lắc rắc khi khám: Không có giá trị đặc hiệu, vì ở một số người bình thường cũng có thể có. Nếu kết hợp với đau thì nghĩ đến tổn thương sụn khớp.

Teo cơ: trong một số bệnh khớp, nhất là bệnh viêm khớp, thường phối hợp với teo cơ quanh khớp, có teo nhanh và nhiều, các bệnh về khớp không có viêm cũng gây teo cơ nhưng rất chậmvà ít. Teo cơ có thể phối hợp với co cứng cơ phản ứng.

Một số biểu hiện khác: Một số triệu chứng kèm theo của một số bệnh khớp nên chú ý khi khám.

Hạch: Hạch vùng gần khớp.

Các hạt ở quanh khớp: Hạt Meynel, Haydenberg.

Các biểu hiện ngoài da: Ban đỏ, vẩy nến, xơ cứng bì.

Mắt: Viêm kết mạc, viêm mống mắt.

Tim mạch: Tổn thương van tim.

Thần kinh: Múa vờn, hội chứng chèn ép.

Thăm dò cận lâm sàng

X quang:

Có  nhiều phương pháp chụp khớp:

Chụp  thường.

Chụp cắt lớp.

Chụp sau khi bơm thuốc cản quang hay khí vào khớp (thường dùng cho khớp vai). Những tổn thương cơ bản về  x quang của khớp gồm có:

Những thay đổi về xương:

Ta chú ý thay đổi ở đầu xương.

Biến dạng đầu xương dẫn đến lệch trục khớp.

Đầu xương mất chất vôi: Gặp trong viêm đa khớp tiến triển.

Đầu xương quá đặc: Thoái khớp.

Hình khuyết do xương bị phá hủy, hoại tử.

Lún xương: Hay ở cổ xương đùi.

Thay đổi của khoang khớp và điện khớp:

Khoang khớp hẹp lại: Trong các bệnh viêm khớp mạn tính.

Khoang khớp dãn rộng: Tràn dịch ở khớp.

Khoang khớp dính lại: Di chứng của một số viêm khớp, lao khớp.

Diện khớp không đều, nham nhở: lao khớp, viêm mủ.

Những thay đổi của phần mềm quanh khớp:

Đôi khi thấy hiện tượng vôi hoá của gân, cơ và dây chằng.

Chọc dò dịch khớp:

Bình thường trong ổ khớp có một lượng dịch rất ít. Trong một số bệnh về khớp, lượng dịch này tăng lên rất nhiều và thay đổi tính chất. Bằng cách chọc dò dịch khớp và làm xét nghiệm, ta có thể chẩn đoán nguyên nhân một số bệnh khớp

Ta thường tiến hành chọc dò ở khớp gối (khớp to, nông, lượng dịch  nhiều) sau khi chọc dò cần nhận định về màu sắc, độ quánh làm các xét nghiệm về tế bào,vi khuẩn và sinh hoá.

Dịch có máu (không đông ) gặp trong chảy máu khớp của bệnh máu chậm đông (h mophilie).

Dịch có mủ (nhiều bạch cầu đa nhân): Viêm khớp do vi khuẩn.

Dịch trong: Thấp khớp cấp, viêm đa khớp, thoái khớp…

Bình thường dịch khớp trong có chứa từ 10 đến 200 tế bào trong 1mm3 trong đó thành phần đa nhân khoảng 1%, lượng protein từ 10 đến 20 g/lít.

Trong tất cả mọi loại viêm khớp, lượng tế bào và lượng protein tăng nhiều nhưng sự thay đổi này không có tính chất  đặc hiệu cho mỗi loại bệnh khớp, riêng trong bệnh thống phong (goute) có thể nhiều tinh thể axit uric.

Sinh thiết khớp:

Ít được sử dụng trong các bệnh khớp cấp tính, thường dùng để chẩn đoán một số bệnh khớp mạn tính (viêm đa khớp tiến triển, thoái khớp,, lao khớp..). Sinh thiết thường được tiến hành ở khớp gối bằng cách mở ra (sinh thiết mở) hoặc    ùng kim đặc biệt (sinh thiết mủ). Phần tổ chức lấy ra là bao hoạt dịch của khớp. Những thay đổi về tổ chức học thường sớm và đặc hiệu, nên sinh thiết bao hoạt dịch  có giá trị chẩn đoán sớm và chính xác.

Xét nghiệm máu:

Những xét nghiệm đánh giá hiện tượng viêm nhiễm:

Công thức máu: bạch cầu tăng và tỷ lệ đa nhân trung tính tăng.

Máu lắng: Tăng trong hầu hết các bệnh khớp có viêm.

Fibrin máu: Tăng trong viêm khớp.

Điện di huyết tương: Tăng a2 và g globulin.

Những xét nghiệm đặc hiệu:

Yếu tố chống Streptolysin O tăng trong thấp khớp cấp.

Các xét nghiệm phát hiện yếu tố thấp: Waaler Rose và Latex (+) trong 80% viêm đa khớp tiến triển quá một năm.

Axit uric trong máu tăng trong bệnh thống phong (>70mg/lít).

Tế bào (Hargrave) trong máu (+) trong bệnh khớp, nguyên nhân tổn thương chất tạo keo…

Một số các xét nghiệm khác như haptoglobin, reromucoit, a1, protein reactive C  thường tăng trong một số bệnh viêm khớp.

Bài viết cùng chuyên mục

Tiếng tim tách đôi: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Tiếng tim tách đôi thường là tiếng T2 (tiếng đóng của van phổi và van chủ). Các loại tách đôi khác nhau do các nguyên nhân sinh lý và bệnh học khác nhau.

Bệnh võng mạc do tăng huyết áp và vệt bông

Vùng nhỏ đổi màu trắng - vàng trên võng mạc, thường được mô tả như mảng trắng, phồng. Thương tổn màu trắng viền xơ, thấy khoảng 1/5 đến 1/4 đường kính đĩa thị. Hướng của vệt bông thường theo đường cong của lớp bó sợi thần kinh.

Hội chứng rối loạn tiêu hoá

Hội chứng rối loạn tiêu hoá rất hay gặp ở các phòng khám đa khoa. Nguyên nhân: do nhiều nguyên nhân: nhiễm trùng, nhiễm độc, thay đổi thời tiết hoặc do ăn những thức ăn lạ.

Barre chi trên: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Khi loại bỏ tầm nhìn, các neuron vận động yếu sẽ làm chi rơi xuống. Cánh tay rơi sấp có độ nhạy cao hơn so với sử dụng test cơ lực đơn độc để xác định yếu các neuron vận động.

Bệnh án và bệnh lịch nội khoa

Bệnh án và bệnh lịch đều là những tài liệu cần thiết để chẩn đoán bệnh được đúng, theo dõi bệnh đựợc tốt và do đó áp dụng được kịp thời các phương thức điều trị đúng đắn.

Khám phản xạ

Mỗi phản xạ tương ứng với ba khoanh tuỷ. Theo qui ước, ta chỉ dùng khoanh giữa để chỉ. Ví dụ phản xạ bánh chè tương ứng ở tuỷ lưng L3. Hình thức cơ bản của hoạt động thần kinh là hoạt động phản xạ.

Mạch nghịch thường: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Ở người khỏe mạnh mạch quay giảm biên độ trong thì hít vào sâu. Đó là do hít vào làm giảm áp lực trong lồng ngực, làm máu tĩnh mạch về tim phải nhiều hơn. Thất phải giãn và vách liên thất cong về phía thất trái, ngăn máu về thất trái.

Khám hệ vận động, tiền đình, tiểu não

Khám vận động bao gồm Nhận xét tư thế và vận động của bệnh nhân, khám sức cơ, khám trương lực cơ và nhận xét về các động tác không chủ ý

Chẩn đoán thận to

Đặc tính quan trọng của thận là rất di động. Dấu hiệu chạm thắt lưng và bập bềnh thận là biểu hiện của tính di động đó, nên nó là những dấu hiệu quan trọng để chẩn đoán thận to.

Rung giật: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Triệu chứng rung giật là dấu hiệu thường gặp nhất của loạn chức năng neuron vận động trên. Giật rung thường thấy nhất ở bàn chân bằng cách đột ngột gập mu bàn chân.

Hội chứng thiếu máu

Thiếu máu xẩy ra khi mức độ huyết sắc tố lưu hành của một người nào đó thấp hơn mức độ của một người khoẻ mạnh cùng giới, cùng tuổi, cùng một môi trường sống.

Gõ khi thăm khám: nguyên nhân và cơ chế hình thành âm thanh

Những bác sĩ đòi hỏi phải biết những âm thanh đó là gì, nhưng chúng có thể hữu ích trong việc hiểu người khám đang cố gắng đạt được điều gì khi họ khám bệnh bằng cách gõ.

Mạch loạn nhịp xoang: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Tần số tim được điều hòa chủ yếu bởi tủy sống và hệ thần kinh phó giao cảm thông qua nhân mơ hồ và sau đó, thông qua thần kinh phế vị (thần kinh sọ X) vào nút xoang nhĩ.

Niêm mạc mắt nhợt: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Một số nghiên cứu đã đánh giá giá trị của niêm mạc mắt nhợt trong đánh giá thiếu máu. Triệu chứng này như một dấu hiệu có ý nghĩa với độ nhạy 25–62% và độ đặc hiệu 82–97% và tỉ số dương tính khả dĩ PLRl là 4.7.

Táo bón và kiết lỵ

Bình thường số lần đại tiện từ một đến hai lần trong một ngày, phân mềm đóng thành khuôn, lượng phân từ 200g đến 400g. khi bị táo bón thì quá hai ngày mới đại tiện, mỗi lần đại tiện rất khó hoặc lượng phân mỏi lần ra ít hơn bình thường hoặc khô cứng.

Bập bềnh xương bánh chè: tại sao và cơ chế hình thành

Nghiên cứu có giới hạn về quan sát dấu hiệu bập bềnh xương bánh chè cụ thể trong tràn dịch khớp gối đã được hoàn thành. Kết quả chỉ cho thấy một giá trị trung bình cho dấu hiệu này.

Dấu hiệu Ewart: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Tràn dịch màng ngoài tim lượng lớn có thể chèn ép phổi trái, gây đông đặc hay xẹp phổi. Nếu lượng dịch tiếp tục tăng đủ để làm xẹp hay đông đặc phổi, sẽ nghe tăng tiếng vang âm thanh và tiếng thở phế quản.

Hội chứng rối loạn cảm giác

Nơron cảm giác ngoại vi nằm ở hạch gai gian đốt sống, sợi trục của nó tạo thành những sợi cảm giác của dây thần kinh ngoại vi, nhận cảm giác dẫn truyền vào rễ sau.

Triệu chứng bệnh đái tháo nhạt

Bệnh do thiếu nội tiết chống đái nhiều của thuỳ sau tuyến yên gây ra. Nhưng khoảng 60% các trường hợp do rối loạn chức năng, không thấy rõ nguyên nhân

Bánh xe răng cưa: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Dấu bánh xe răng cưa là dấu hiệu của loạn chức năng ngoại tháp. Thường gặp nhất có liên quan đến bệnh Parkinson. Cơ chế cuả dấu bánh xe răng cưa ít được biết đến.

Bàn tay gió thổi: tại sao và cơ chế hình thành

Bàn tay gió thổi là một triệu chứng điển hình của viêm khớp dạng thấp và có ý nghĩa phân biệt với các viêm xương khớp khác. Giá trị chuẩn đoán còn hạn chế do xuất hiện muốn, như ngón tay cổ ngỗng.

Đái ra huyết cầu tố

Trước đây người ta cho rằng đái ra huyết cầu tố, nguyên nhân chủ yếu là do sốt rét làm tan vỡ nhiều hồng cầu, Nhưng ngày nay, người ta thấy ngược lại.

Phù niêm trước xương chày (bệnh da do tuyến giáp): dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Phù niêm trước xương chày là một triệu chứng lâm sàng hiếm gặp và thường xuất hiện sau các triệu chứng ở mắt trong bệnh Graves.

Triệu chứng học tuyến cận giáp

Tuyến cận giáp trạng gồm 4 tuyến nhỏ bằng hạt đậu nằm sát ngay sau tuyến giáp trạng, Bởi che lấp bởi tuyến giáp trạng, nên không nhìn sờ thấy khi khám lâm sàng.

Thất ngôn Broca (thất ngôn diễn đạt): dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Thất ngôn Broca hoặc thất ngôn diễn đạt là dấu hiệu định khu của vỏ não ưu thế. Mất ngôn ngữ cấp tính luôn chú trọng dấu hiệu đột quỵ cho đến khi có bằng chứng ngược lại.