- Trang chủ
- Sách y học
- Triệu chứng học nội khoa
- Dáng đi chân gà (dáng đi bước cao): dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Dáng đi chân gà (dáng đi bước cao): dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Dáng đi chân gà có liên quan tới bàn chân rủ. Bàn chân rủ gây nên do yếu nhóm cơ khoang trước cẳng chân (ví dụ: cơ chày trước, cơ duối dài ngón cái và cơ duỗi ngắn ngón cái).
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Mô tả
Dáng đi chân gà (dáng đi bước cao) đặc trưng bởi sự nhấc cao hông và đầu gối rõ rệt để đưa chi dưới hoặc chi có bàn chân rủ trong khi lắc cẳng chân.
Nguyên nhân
Hay gặp
Bệnh một dây thần kinh, chèn ép thần kinh mác chung.
Bệnh rễ L5.
Bệnh thần kinh ngoại biên phụ thuộc chiều dài (ví dụ: rượu, tiểu đường).
Ít gặp
Liệt thần kinh tọa.
Bệnh thần kinh ngoại biên di truyền (ví dụ: bệnh Marie–Charcot–Tooth).
Bệnh cơ (ví dụ: teo cơ vai - mác).
Hình. Dáng đi chân gà
Hình. Giải phẫu thần kinh mác chung, mác nông và mác sâu
Cơ chế
Dáng đi chân gà có liên quan tới bàn chân rủ. Bàn chân rủ gây nên do yếu nhóm cơ khoang trước cẳng chân (ví dụ: cơ chày trước, cơ duối dài ngón cái và cơ duỗi ngắn ngón cái). Nguyên nhân bao gồm:
Bệnh rễ L5.
Liệt thần kinh mác chung.
Liệt thần kinh tọa.
Bệnh thần kinh ngoại biên phụ thuộc chiều dài.
Bệnh Charcot–Marie–Tooth.
Teo cơ vai - mác.
Bệnh rễ L5
Rễ thần kinh L5 chi phối nhóm cơ khoang trước cẳng chân. Nguyên nhân thường gặp nhất là bệnh đĩa gian đốt sống hoặc lỗ ghép (ví dụ: viêm xương khớp). Các nguyên nhân khác gồm khối u, áp xe ngoài màng cứng và chấn thương. Các đặc điểm khác của bệnh rễ L5 gồm yếu cơ gấp bàn chân mặt mu và rối loạn cảm giác (ví dụ: đau, mất cảm giác) ở vùng da L5 (cạnh ngoài bàn chân).
Liệt thần kinh mác chung
Thần kinh mác chung chia thành hai nhánh là thần kinh mác sâu và thần kinh mác nông chi phối các cơ ở khoang trước và khoang ngoài cẳng chân tương ứng. Thần kinh mác chung dễ bị tổn thương trong chấn thương do ở nông ngay sát đầu xương mác. Nguyên nhân hay gặp liệt thần kinh mác chung gồm vết thương sắc nhọn hoặc đầu tù ở đầu xương mác và chèn ép thứ phát mạn tính do bất động. Đặc điểm khác gồm yếu cơ gấp bàn chân mặt mu (tức yếu nhóm cơ khoang trước cẳng chân), yếu cơ xoay bàn chân ra ngoài (yếu nhóm cơ khoang ngoài cẳng chân) và mất cảm giác bờ ngoài bàn chân (do rối loạn chức năng thần kinh bì bắp chân ngoài).
Liệt thần kinh tọa
Liệt thần kinh tọa dẫn đến các triệu chứng của rối loạn thần kinh mác chung (ví dụ: yếu cơ gấp bàn chân mặt mu và xoay bàn chân ra ngoài) và thần kinh chày (ví dụ: yếu cơ gấp bàn chân mặt lòng, giảm/mất phản xạ gân gót). Nguyên nhân hay gặp là gãy-trật khớp hông và vết thương xuyên vào vùng mông.
Bệnh thần kinh ngoại biên phụ thuộc chiều dài
Nguyên nhân bao gồm đái tháo đường, rượu và bệnh thần kinh di truyền. Một phạm vi rộng lớn các bất thường chuyển hóa trong thần kinh ngoại biên dẫn tới thoái hóa axon bắt đầu từ đầu xa của thần kinh và dần dần tác động lên các đầu gần. Đặc điểm khác bao gồm dấu hiệu đi găng hoặc đi bốt tăng dần do thiếu vận động và cảm giá, yếu cơ ngọn chi, teo cơ, loạn dưỡng và mất phản xạ gân gót.
Bệnh Charcot–Marie–Tooth
Bệnh Charcot–Marie–Tooth (CMT) là một dạng bệnh thần kinh cảm giác và vận động di truyền dẫn đến teo cơ mác hai bên. Bệnh Charcot–Marie–Tooth là bệnh lý thần kinh di truyền hay gặp nhất.
Teo cơ vai - mác
Teo cơ vai - mác là một rối loạn cơ sơ cấp hiếm gặp ảnh hưởng đến nhóm cơ khoang trước cẳng chân.
Ý nghĩa
Dáng đi chân gà có liên quan đến bàn chân rủ.
Bài viết cùng chuyên mục
Tiếng click giữa tâm thu: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Trong sa van hai lá, các lá van, đặc biệt là lá trước, bật ngược vào trong tâm nhĩ ở kì tâm thu. Tiếng click giữa tâm thu xảy ra khi lá trước của van hai lá bật ngược vào trong tâm nhĩ, tạo ra sức căng trên các thừng gân.
Dấu hiệu Pemberton: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Khi cánh tay nâng lên, lỗ ngực được đưa lên trên, dính chặt với bướu giáp. Dấu hiệu Pemberton không thường xảy ra ở những bệnh nhân có bướu giáp dưới xương ức.
Ngón tay và ngón chân dùi trống: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Ngón tay chân dùi trống có nhiều chẩn đoán phân biệt. Đa số có ở hai bên. Ngón tay chân dùi trống một bên thì rất hiếm và được gặp ở bệnh nhân liệt nửa người, dò động-tĩnh mạch do lọc thận và dị dạng động-tĩnh mạch động mạch trụ.
Hội chứng trung thất
Tĩnh mạch bàng hệ phát triển, các lưới tĩnh mạch nhỏ ở dưới da bình thường không nhìn thấy hoặc không có, bây giờ nở to ra, ngoằn ngoèo, đỏ hay tím.
Bánh xe răng cưa: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Dấu bánh xe răng cưa là dấu hiệu của loạn chức năng ngoại tháp. Thường gặp nhất có liên quan đến bệnh Parkinson. Cơ chế cuả dấu bánh xe răng cưa ít được biết đến.
Hội chứng tăng Glucose (đường) máu
Khi thấy Glucoza máu luôn luôn tăng cao quá 140mg phần trăm có thể chắc chắn là bị đái tháo đường, Xét nghiệm glucoza máu niệu còn giúp ta theo dõi đìều trị.
Chứng rậm lông: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Dù có rất nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng đa số các cơ chế gây ra chứng rậm lông đều là tăng quá mức androgen. Androgen làm tăng kích thước nang lông và đường kính sợi lông, và kéo dài pha tăng trưởng của sợi lông.
Âm thổi tâm trương: một số dấu hiệu của hở van động mạch chủ
Hở van động mạch chủ trước đây đã được gọi theo nhiều tên khác nhau. Mặc dù những tên gọi này có cách gọi tên và cách diễn đạt rất thú vị, cơ chế và ý nghĩa của chúng đến nay vẫn còn chưa rõ ràng.
Sần da cam: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Các mô ung thư gây phá hủy và/ hoặc làm tắc các mạch bạch huyết. Chảy dịch ra ngoài khi da bị tổn thương và phù bạch huyết tiến triển, cùng với dày da và phù nề da.
Thăm dò chức năng hô hấp
Giữa phổi và tim có liên quan chặt chẽ tim phân phối O2 cho cơ thể và đưa CO2 lên phổi, nên những biến đổi của quá trình thông khí và trao đổi khi đều ảnh hưởng lên tim mạch.
Rối loạn Glucose (đường) máu
Tế bào trong đảo Langerhans của tụy tạng tiết ra insulin là chất làm hạ glucoza máu là chủ yếu, Glucoza tiết ra từ tế bào trong đảo Langerhans cũng có tác dụng.
Thở khò khè: nguyên nhân và cơ chế hình thành
Khi lòng ống dẫn khí bị thu hẹp nhỏ hơn, vận tốc dòng khí tăng, dẫn đến sự rung động của thành đường dẫn khí và tạo ra âm thanh đặc trưng.
Nghiệm pháp phalen: tại sao và cơ chế hình thành
Bất kể các nguyên nhân nào gây nên hội chứng ống cổ tay đều làm tăng áp lực trong đường hầm cổ tay. Khi cổ tay bị gấp, các dây chằng vòng hoạt động như một dòng dọc trượt lên các sợi gân, ép vào dây thần kinh giữa.
Xơ cứng: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Xơ cứng có thể là kết quả của sự thay đổi điều hòa ngoại tháp của các neuron vận động trên tủy và sự thay đổi hoạt động các neuron vận động tủy để đáp ứng các kích thích ngoại biên trong các phản xạ căng giãn.
Dấu hiệu Babinski: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Dấu hiệu Babinski là dấu hiệu của neuron vận động trên. Nó có thể không xuất hiện trong giai đoạn tối cấp sau loạn chức năng neuron vận động trên.
Teo tinh hoàn: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Teo tinh hoàn là triệu chứng không đặc hiệu, nhưng nếu xuất hiện, nên tiến hành các thăm khám khác để phát hiện các triệu chứng, dấu hiệu và nguyên nhân của rối loạn hormon.
Phản xạ da gan tay-cằm: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Cơ chế tái xuất hiện của phản xạ da gan tay-cằm chưa được biết rõ. Phản xạ dường như được kiểm soát bởi các vùng vỏ não vận động không phải nguyên phát, có tác dụng kiểm soát ức chế phản xạ tủy.
Khám dinh dưỡng và cơ tròn
Các bệnh về thần kinh có thể gây rất nhiều rối loạn dinh dưỡng khác nhau ở da, xương, khớp, cơ, Trong nhiều trường hợp các rối loạn đó có giá trị chẩn đoán quyết định.
Chẩn đoán cổ chướng
Bình thường, trong ổ bụng không có nước giữa lá thành và lá tạng của màng bụng, vì một nguyên nhân nào đó, xuất hiện nước, ta có hiện tượng cổ chướng.
Chẩn đoán bệnh học hoàng đản
Chẩn đoán hoàng đản thường dễ nhưng phải chẩn đoán được nguyên nhân là do bệnh lý của gan hay của hệ thống đường mật, vì thái độ xử trí có khác nhau.
Lệch lưỡi gà: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Lệch lưỡi gà di động là biểu hiện của liệt dây X hoặc tổn thương nhân hoài nghi. Tổn thương nhân hoài nghi gây yếu cơ co khít hầu cùng bên, và hậu quả dẫn đến lưỡi gà sẽ lệch ra xa bên tổn thương.
Triệu chứng cơ năng trong bệnh tim
Người mắc bệnh tim thường tìm đến thầy thuốc vì một số triệu chứng do rối loạn chức năng của tim khi suy. Trong các rối loạn đó có những triệu chứng có giá trị chỉ điểm nhưng cũng có vài triệu chứng không đặc hiệu cho bệnh tim.
Thở Kussmaul: tại sao và cơ chế hình thành
Thở Kussmaul là một đáp ứng thích nghi của nhiễm toan chuyển hóa. Việc thở sâu, nhanh trong thì hít vào làm giảm thiểu khoảng chết giải phẫu, hiệu quả nhiều hơn việc ‘thổi bay’ khí CO2, do đó sẽ giảm tình trạng nhiễm toan và làm tăng pH.
Hội chứng ống cổ tay
Hội chứng ống cổ tay được James Paget mô tả từ giữa thế kỷ 18. Đây là một rối loạn thần kinh ngoại vi thường gặp nhất, khoảng 3% người trưởng thành ở Mỹ có biểu hiện hội chứng này.
Tăng áp lực tĩnh mạch cảnh: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Nhiều nghiên cứu đã khẳng định giá trị của tăng áp lực tĩnh mạch cảnh. Nếu áp lực tăng, áp lực tĩnh mạch cảnh có thể giúp tiên lượng áp lực của tĩnh mạch trung tâm và tình trạng thể tích dịch.