Phì đại lưỡi: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

2020-11-30 01:50 PM

Có vài nhận xét dựa trên bằng chứng về giá trị của phì đại lưỡi. Tuy nhiên, nếu nó xuất hiện, đó hầu như là bệnh lý và cần phải tìm hiểu nguyên nhân.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Mô tả

Lưỡi lớn không cân xứng với hàm và kích thước khoang miệng. Nó cũng được mô tả là phần còn lại của lưỡi lồi ra phía dưới răng hay phần vòng họng kề với răng.

Phì đại lưỡi thật sự được định nghĩa là phì đại lưỡi với những dấu chứng mô học của tăng sinh hay quá sản. Giả phì đại được cho là lưỡi to lên có liên quan đến sự nhỏ xương hàm dưới những cũng có những bất thường mô học.

Nguyên nhân

Có nhiều bệnh lý có thể gây ra phì đại lưỡi rõ ràng. Bao gồm (nhưng không chỉ giới hạn trong danh sách dưới đây):

Thường gặp

Suy giáp – ở trẻ em.

Hội chứng Beckwith–Wiedemann – ở trẻ em.

Hội chứng Down.

U mạch bạch huyết – ở trẻ em.

U mạch máu – ở trẻ em.

Bệnh lý tự tăng sản – ở trẻ em.

Rối loạn chuyển hoá – ở trẻ em.

Amyloidosis (cả rối loạn nguyên phát lẫn thứ phát) – nguyên nhân thường gặp nhất ở người lớn.

Bệnh to đầu chi.

Chấn thương.

Ít gặp

Tam bội.

U sợi thần kinh.

Giang mai.

Lao.

Phì đại lưỡi ở trẻ nhũ nhi

Hình. Phì đại lưỡi ở trẻ nhũ nhi

Cơ chế

Hầu hết các cơ chế riêng biệt của từng nguyên nhân thì không rõ. Để đơn giản, nguyên nhân có thể xem là: lắng đọng protein/mô bất thường trong lưỡi, tăng trưởng/phì đại ở mô lưỡi bình thường, viêm và sưng lưỡi.

Cơ chế của các nguyên nhân gây ra phì đại lưỡi:

Phát triển mô quá mức

 

Hội chứng Beckwith–Wiedemann.

Bệnh to đầu chi.

Suy giáp.

Lắng đọng/thâm nhiễm bất thường

Những dị dạng hệ bạch huyết.

Suy giáp.

Ung thư.

Bệnh lý dự trữ.

Amyloidosis.

Giang mai.

Lao.

Viêm

Phù mạch máu di truyền.

Phản ứng phản vệ.

Chấn thương trực tiếp.

Vấn đề liên quan/giả phì đại

Hội chứng Down.

Hội chứng Beckwith–Wiedemann

Bất thường trên NST 11 dẫn đến việc tăng trưởng quá mức của các cấu trúc và mô bình thường, bao gồm có mô lưỡi.

Suy giáp

Được xem là kết quả của sự phì đại tế bào cơ và việc phù niêm, mà dẫn đến việc tích tụ dịch.

Amyloidosis

Amyloidosis nguyên phát hay thứ phát, có sự hiện diện quá mức của có protein bất thường (amyloid). Protein này có thể lắng đọng tại mô lưỡi, dẫn đến phì đại lưỡi.

Bệnh to đầu chi

To đầu chi là một rối loạn bởi sự tăng tiết quá mức hormone tăng trưởng, mà sau đó kích hoạt nhiều hơn nữa yếu tố tăng trưởng insulin. Những yếu tố tăng trưởng này được cho là kích thích làm cho nhiều mô được nuôi dưỡng nhiều hơn, bao gồm cả lưỡi, dẫn đến việc sự nở to và phì đại lưỡi.

U mạch bạch huyết

U mạch bạch huyết là dị dạng và tăng sản của hệ thống mạch bạch huyết. Khi sự tăng sản xảy ra gần hay bên trong mô lưỡi, phì đại lưỡi là kết quả sau đó.

Ý nghĩa

Có vài nhận xét dựa trên bằng chứng về giá trị của phì đại lưỡi. Tuy nhiên, nếu nó xuất hiện, đó hầu như là bệnh lý và cần phải tìm hiểu nguyên nhân.

Các danh mục

Sổ tay cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý

Triệu chứng học nội khoa

Triệu chứng học ngoại khoa

Bệnh học nội khoa

Bài giảng bệnh học nội khoa

Bệnh học ngoại khoa

Bệnh học nhi khoa

Bài giảng sản phụ khoa

Bài giảng truyền nhiễm

Bệnh học và điều trị đông y

Bài giảng tai mũi họng

Bài giảng răng hàm mặt

Bài giảng nhãn khoa

Bài giảng da liễu

Thực hành chẩn đoán và điều trị

Bệnh học nội thần kinh

Bệnh học lao

Đại cương về bệnh ung thư

Nội khoa miễn dịch dị ứng

Sách châm cứu học

Bài giảng sinh lý bệnh

Bài giảng miễn dịch

Bài giảng giải phẫu bệnh

Gây mê hồi sức

Sinh lý y học

Phôi thai học

Bài giảng dược lý lâm sàng

Chẩn đoán hình ảnh

Y pháp trong y học

Sách điện tâm đồ

Các bài thuốc đông y hiệu nghiệm

Sách siêu âm tim

Xét nghiệm sinh hóa trong lâm sàng

Tâm lý học và lâm sàng

Thực hành tim mạch

Cẩm nang điều trị

Thực hành chẩn đoán điện tâm đồ bệnh lý

Điều dưỡng học nội khoa

Phương pháp viết báo trong nghiên cứu y học

Hồi sức cấp cứu toàn tập

Điều dưỡng truyền nhiễm

Kỹ thuật điều dưỡng cơ bản

Giải phẫu cơ thể người

Bài giảng huyết học và truyền máu

Những kỹ năng lâm sàng

Bài giảng vi sinh y học

Bệnh nội khoa: hướng dẫn điều trị