Hội chứng trung thất

2011-10-27 12:58 PM

Tĩnh mạch bàng hệ phát triển, các lưới tĩnh mạch nhỏ ở dưới da bình thường không nhìn thấy hoặc không có, bây giờ nở to ra, ngoằn ngoèo, đỏ hay tím.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Định nghĩa

Khi có sự chèn ép các thành phần của trung thất, trên lâm sàng có thể thấy hội chứng trung thất.

Nhắc lại về giải phẫu

Vị trí và giới hạn: Trung thất ở trung tâm lồng ngực, giới hạn phía trước bởi xương ức, phía sau là cột sống, hai bên là phổi và màng phổi, phía trên thông với các tổ chức đệm ở cổ, dưới cơ hoành.

Phân chia: Tim và các mạch máu lớn chia trung thất ra làm hai phần trước và sau:

Trung thất trước gồm:

Tuyến hung ở trẻ em.

Ngã ba khí phế quản và nhóm hạch bạch huyết bao quanh khí phế quản.

Tim.

Động mạch chủ và động mạch phổi, các tĩnh mạch chủ và tĩnh mạch phổi.

Giữa động mạch phổi và phần lên của động mạch chủ là dây thần kinh  quặt ngược.

Trung thất sau gồm:

Thực quản và nhóm hạch bạch huyết bao quanh thực quản.

Tĩnh mạch đơn (azygos).

Ống ngực.

Đoạn xuống của động mạch chủ.

Các dây thần kinh giao cảm và phế vị.

Tuỳ theo vị trí chèn ép của một hay nhiều thành phần của trung thất trước hoặc trung thất sau, ta thấy những biểu hiện lâm sàng khác.

Triệu chứng lâm sàng

Hội chứng trung thất gồm có bốn triệu chứng:

Triệu chứng chèn ép khí phế quản.

Triệu chứng chén ép các mạch máu.

Triệu chứng chèn ép thực quản.

Triệu chứng chèn ép dây thần kinh.

Tuy vậy, ít khi có đủ bốn loại triệu chứng cùng một lúc ở một người bệnh có khi có những khối u rất to mà chỉ xô đẩy các thành phần của trung thất chứ không gây ra một sự chèn ép nào.

Triệu chứng chèn ép khí phế quản

Có ba triệu chứng chính:

Khó thở: Thường là khó thở  vào, có thể kèm theo tiếng thở rít và rút lõm trên,   ưới ức. Hay xảy ra ở một vài tư thế, nằm ngửa hoặc nằm nghiêng.

Ho: Ho khan, ho từng cơn và oang oang, nghe như rống lên. Có khi ho ra máu.

Đau ngực: Tính chất của đau ngực they đổi tuỳ theo địa điểm của chèn ép.

Có khi đau ở một chỗ cố định.

Có khi đau dọc theo xương sườn, kiểu đau dây thần kinh liên sườn.

Có thể đau lan lên cổ  và hai tay.

Triệu chứng chèn ép các mạch máu

Hội chứng chèn ép tĩnh mạch chủ trên.

Sự chèn ép tĩnh mạch chủ trên, gây ứ máu ở não, người bệnh thường bị:

Nhức đầu, khó ngủ làm việc trí óc chóng mệt.

Tím mặt: Mới đầu chỉ có thể có ở môi, má,tai, tăng lên khi ho và gắng sức. Sau cùng, cả nửa người  trở nên tím ngắt hoặc đỏ tía.

Phù: Phù ở mặt, cổ, lồng ngực, lưng có khi cả hai tay, cổ thường to hạch, làm cho người bệnh không cài được khuy cổ (phù kiểu áo choàng).

Tĩnh mạch nổi to: Tĩnh mạch cổ, tĩnh mạch dưới lưỡi nổi to lên. Tĩnh mạch bàng hệ phát triển, các lưới tĩnh mạch nhỏ ở dưới da bình thường không nhìn thấy hoặc không có, bây giờ nở to ra, ngoằn ngoèo, đỏ hay tím.

Áp lực tĩnh mạch tăng ở chi trên tới 18-20cm nước, còn ở chi dưới bình thường.

Tuỳ theo vị trí tắc, phù và tuần hoàn bàng hệ  có thể có mức độ  và hình thái khác nhau. Có thể thấy:

Tắc ở trên chỗ nào của tĩnh mạch đơn: Ứ trệ ở phần trên lồng ngực cổ gáy. Máu tĩnh mạch ở vùng  đó trở về tĩnh mạch chủ qua tĩnh mạch vú trong tĩnh mạch sống, đổ vào tĩnh mạch đơn qua các tĩnh mạch liên sườn trên.

Tắc ở dưới chỗ vào của mạch tĩnh mạch đơn: Chèn ép hoàn toàn tĩnh mạch chủ dưới, làm máu tĩnh mạch bị ứ trệ, dồn ngược dòng tĩnh mạch đơn lớn vào các  nhánh nối tĩnh mạch ngực bụng sâu, đổ vào tĩnh mạch chủ dưới. Khám có thể thấy tĩnh mạch bàng hệ nổi lên ở nền lồng ngực.

Tắc ở ngay chỗ vào của tĩnh mạch đơn và tĩnh mạch chủ: Ứ trệ tuần hoàn rất nhiều. Tĩnh mạch bàng hệ nổi rõ ở tất cả lồng ngực và phần trên của bụng.

Hội chứng chèn ép tĩnh mạch chủ dưới: Tắc ở gần chỗ vào của tĩnh mạch chủ   ưới gây tuần hoàn bàng hệ  nhiều ở bụng và nền lồng ngực. Có thể thấy gan to, phù chi dưới, áp lực tĩnh mạch chi dưới tăng cao.

Triệu chứng chèn ép động mạch dưới đòn. Biên độ mạch không đều ở hai ta. Huyết áp động mạch cũng không đều ở hai bên cánh tay.

Triệu chứng chèn ép động mạch phổi: Khó thở khi gắng sức. Nghe tim có tiếng thổi tâm thu ở liên sườn hai trái. Soi phổi, thấy nhu mô phổi rất trong, các nhánh động mạch phổi không nhìn rõ. Thường là do túi phồng động mạch chủ đè vào động mạch phổi.

Triệu chứng chèn ép thực quản

Khó nuốt hoặc nuốt đau.

Đau ngực phía sau lưng, lan sang  bên hoặc lên trên.

Triệu chứng chèn ép thần kinh

Chèn ép dây quặt ngược: nói khàn, có khi mất giọng, hoặc giọng đôi.

Chèn ép dây giao cảm cổ: bên tổn thương, đồng tử co lại, kẽ mắt nhỏ lại, mắt lõm sâu là mi mắt sưng sụp xuống, gò má đỏ (hội chứng Claude Bernard-Horner).

Đau dây thần kinh liên sườn.

Đau dây thần kinh hoành: Nấc đau vùng cơ hoành, khó thở do liệt cơ hoành.

Đứng trước các triệu chứng lâm sàng trên, cần phải soi, chụp x quang lồng ngực.

X quang

Có thể nhìn thấy hình mờ ở một hoặc hai bên trung thất. Hình ảnh x quang không cho phép ta quyết định chẩn đoán nguyên nhân của chèn ép trung thất nhưng trong một số trường hợp, hình ảnh đó có thể  làm ta hướng đến một số nguyên nhân.

Ung thư hạch bạch huyết: Hình mờ hai bên trung thất, bờ rõ từ cuống tim lên đến đỉnh phổi.

Di căn ung thư (gan, dạ dày, phổi): Hình mờ một bên trung thất có thể thấy nhiều khối mờ tròn ở phổi.

Bệnh Hodgkin: Hình mờ hai bên trung thất thấy bờ rõ rệt  hình vòng cung. Ngoài ra ta còn có thể thấy các triệu chứng khác của bệnh, hạch to ở cổ, nách, thượng đòn, bẹn. Sinh thiết có nhiều tế bào Sternberg.

Bệnh bạch cầu mạn tính: Hình mờ hai bên trung thất cân xứng. Ngoài ra còn có nhiều hạch bạch huyết nổi to nơi khác, xét nghiệm máu thấy bạch cầu tăng lên rất nhiều.

Viêm trung thất hoá mủ: Ít gặp nhưng cũng cần phải chú ý. Nguyên do thông  thường nhất là viêm thực quản lan sang trung thất. Viêm thực quản thường xảy ra sau khi người

Bệnh bị hóc xương. X quang thấy hai dải mờ hai bên trung thất, ngoài ra có bệnh cảnh nhiễm khuẩn nặng.

Phân loại

Tuỳ theo vị trí chèn ép của trung thất, có thể chia ra các loại hội chứng sau đây:

Hội chứng trung thất trên: Ứ huyết tĩnh mạch chủ trên, phù tim ngực cổ.

Hội chứng trung thất dưới: Ứ huyết tĩnh mạch chủ dưới, phù chi dưới, gan to tĩnh tĩnh mạch bàng hệ ở ngực, bụng.

Hội chứng trung thất sau: Khó nuốt, đau rễ thần kinh  kiểu đau dây thần kinh liên sườn. Có thể tràn dưỡng chấp ổ màng phổi.

Hội chứng trung thất giữa: Khó thở, nói khàn hoặc giọng đôi do  liệt dây thần kinh thanh quản trái.

Hội chứng trung thất trước: Đau ngực nhiều, kiểu đau thắt động mạch vành. Trên thực tế, các hội chứng đó có thể đứng riêng lẽ hoặc phối hợp.

Nguyên nhân

Nguyên nhân chèn ép trung thất có thể là:

U ác tính: Ung thư  phế quản (thường gặp nhất), ung thư hạch bạch huyết,  bệnh bạch cầu.

U lành tính: Ít gặp.

Viêm trung thất có mủ.

Lao: Có hạch to và viêm trung thất.

Bướu chìm của tuyến giáp trạng.

Bướu tuyến hung.

Phình quai động mạch chủ.

Bài viết cùng chuyên mục

Thở rít: nguyên nhân và cơ chế hình thành

Bất kì tắc nghẽn nào ở đường dẫn khí ngoài lồng ngực (trên thanh môn, thanh môn, dưới thanh môn và/hoặc khí quản) làm hẹp và rối loạn chuyển động dòng khí, sinh ra tiếng thở rít.

Tràn dịch tràn khí màng phổi phối hợp

Là một hôi chứng phối hợp vừa có dịch vừa có khí trong khoang ổ màng phổi. Toàn bộ có thể chẩn đoán được trên lâm sàng, dựa trên triệu chứng thực thể, gõ trong là một dấu hiệu quan trọng.

Rối loạn tiểu tiện: đái buốt đái rắt bí đái

Khi bàng quang có tổn thương, nhất là vùng cổ bàng quang dễ bị kích thích, khối lượng nước tiểu rất ít cũng đủ gây phản xạ đó, Hậu quả là làm cho người bệnh phải đi đái luôn.

Các tiếng bệnh lý khi nghe phổi

Bình thường khi hô hấp ta chỉ nghe tiếng thở thanh khí quản và tiếng rì rào phế nang, Trong nhiều trường hợp bệnh lý, những thay đổi về cơ thể bệnh ở khí đạo.

U hạt vòng: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Trước đây, u hạt vòng được xem như có mối liên hệ với đái tháo đường typ 1, và mức độ liên quan giữa chúng đã được xem xét nhiều lần, tuy nhiên vẫn không xác định được một mối liên hệ rõ ràng.

Dấu hiệu chữ V: tại sao và cơ chế hình thành

Viêm da cơ là viêm cơ đặc trưng bởi các tổn thương vi mạch làm phá hủy cơ bằng cơ chế miễn dịch, chủ yếu là lắng đọng bổ thể, phức hợp miễn dịch cũng tham gia một phần.

Triệu chứng học tuyến yên

Tuyến yên là một tuyến quan trọng, người ta ví nó như một “nhạc trưởng” có tác dụng điều chỉnh sự hoạt động của các tuyến nội tiết khác. Do đó những thay đổi về chức năng cũng như thay đổi về kích thước của nó đều có thể gây ra những triệu chứng.

Âm thổi liên tục: âm thổi còn ống động mạch

Ở bệnh nhân tồn tại ống động mạch, có sự tồn tại sự liên kết bền vững giữa động mạch chủ và động mạch phổi, máu lưu thông từ vùng có áp lực cao ở động mạch chủ và vùng có áp lực thấp ở động mạch phổi, tạo nên nửa đầu tiên của âm thổi.

Bệnh võng mạc do tăng huyết áp và vi phình mạch

Chấm đỏ sậm, tròn, nhỏ trên bề mặt võng mạc mà nhỏ hơn đường kính tĩnh mạch thị chính. Chúng thường báo trước diễn tiến đến pha xuất tiết của bệnh võng mạc tăng huyết áp.

Đau bụng cấp tính và mãn tính

Đau bụng là một trong những dấu hiệu chức năng hay gặp nhất trong các bệnh về tiêu hoá, nhiều khi chỉ dựa vào triệu chứng đau, người thầy thuốc có thể sơ bộ.

Dấu hiệu Leser - Trélat: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Hầu hết là do tiết các yếu tố tăng trưởng khác nhau liên quan đến ung thư, bao gồm yếu tố tăng trưởng biểu mô, hormon tăng trưởng và các yếu tố tăng trưởng biến đổi, làm thay đổi chất nền ngoại bào và đẩy mạnh dày sừng tiết bã.

Khám lâm sàng hệ thống thận tiết niệu

Mỗi người có hai thận nằm hai bên cột sống, trong hố thận, bờ trong là bờ ngoài cơ đài chậu, cực trên ngang mỏm ngang đốt sống lưng 11, cực dưới ngang  mỏm ngang đốt sống lưng 3, thận phải thấp hơn thận trái.

Run sinh lý: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Run sinh lý không có ý nghĩa trên lâm sàng. Run sinh lý tăng lên có thể liên quan tới một số rối loạn (ví dụ. cường giáp, ngộ độc các chất giống giao cảm, tình trạng cai).

Khó thở: tại sao và cơ chế hình thành

Dù là một dấu hiệu không đặc hiệu nếu đứng một mình, khó thở cần được làm thêm các thăm dò khác. Khó thở thường là dấu hiệu hay gặp nhất ở bệnh nhân có bệnh tim, phổi mạn tính.

U vàng mí mắt trong bệnh tim: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Bệnh nhân với u vàng mí mắt thường là có lipid máu bất thường với LDL cao và HDL thấp. Tuy nhiên, cơ chế liên quan rất đa dạng, phụ thuộc vào bệnh nhân có lipid máu bình thường hay cao hơn bình thường.

Khoảng ngừng quay đùi: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Giống như trong hẹp van động mach chủ, hẹp động mạch chủ sẽ làm giảm phân suất tống máu do mạch máu hẹp và hiệu ứng Venturi, hút thành động mạch vào trong và góp phần làm giảm dòng chảy và biên độ mạch sau hẹp.

Ho ra máu: triệu chứng cơ năng hô hấp

Hiện nay, phân loại mức độ nặng nhẹ của ho ra máu chưa thống nhất, trong thực tế, thường có 2 khả năng xảy ra đó là bệnh nhân đang ho, mới ho ra máu trong vài giờ hoặc đã ho ra máu trên 24 h

Gõ đục khi thăm khám: nguyên nhân và cơ chế hình thành

Dịch màng phổi làm giảm sự cộng hưởng âm thanh trong phế trường, cung cấp nên đặc tính “cứng như đá” trong gõ đục.

Khó thở kịch phát về đêm: nguyên nhân và cơ chế hình thành

Giảm sự hỗ trợ của hệ adrenergic cho tâm thất hoạt động xảy ra trong khi ngủ - dẫn đến tâm thất trái mất khả năng đối phó với việc tăng hồi lưu tĩnh mạch. Điều này dẫn đến sung huyết phổi, phù nề và tăng kháng lực đường dẫn khí.

Ỉa chảy cấp, mạn tính

Ỉa chảy là một triệu chứng do rất nhiều nguyên nhân phức tạp gây nên, muốn nắm được các nguyên nhân đó, cần phải biết sự hoạt động bình thường của quá trình tiêu hoá.

Đồng tử không đều: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Đồng tử không đều có thể là biểu hiện của tình trạng chết người (ví dụ phình động mạch thông sau có liên quan đến xuất huyết dưới màng nhện) hoặc tình trạng đe dọa mắt cấp tính (ví dụ glôcôm góc đóng cấp tính).

Tăng phản xạ do cường giáp: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Cơ chế chưa rõ. Có thể liên quan đến việc tăng nhạy cảm với catecholamine do dư thừa hormon tuyến giáp.

Teo cơ: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Teo cơ rõ thường gặp nhất là dấu hiệu của neuron vận động dưới. Sự phân bổ teo cơ và biểu hiện có liên quan (ví dụ. dấu hiệu neuron vận động trên với dấu hiệu neuron vận động dưới) thì quan trọng khi xem xét nguyên nhân teo cơ.

Phản xạ da gan tay-cằm: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Cơ chế tái xuất hiện của phản xạ da gan tay-cằm chưa được biết rõ. Phản xạ dường như được kiểm soát bởi các vùng vỏ não vận động không phải nguyên phát, có tác dụng kiểm soát ức chế phản xạ tủy.

Chứng sợ ánh sáng: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Sợ ánh sáng là một triệu chứng kích thích màng não, nhưng nó còn liên quan tới một số rối loạn thần kinh và mắt khác. Chứng sợ ánh sáng xảy ra với hơn 80% bệnh nhân có Migraine.