Liệt dây thần kinh vận nhãn ngoài (VI): dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

2020-10-21 06:52 PM

Liệt thần kinh vận nhãn ngoài do tổn thương ngoại biên của thần kinh vận nhãn ngoài. Tổn thương nhân vận nhãn ngoài làm liệt chức năng nhìn ngang do suy giảm điều phối của vận động liên hợp mắt với nhân vận động vận nhãn thông qua bó dọc giữa.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Mô tả

Đó là sự suy giảm khả năng nhìn ngoài và lác trong nhẹ (lệch trục giữa) của mắt bị ảnh hưởng. Loạn chức năng nhìn liên hợp nặng hơn khi bệnh nhân nhìn về bên bị tổn thương.

Nguyên nhân

Thường gặp

Chấn thương đầu kín.

Bệnh đơn dây thần kinh đái tháo đường/ nhồi máu vi mạch máu.

Ít gặp

‘Dấu hiệu giả khu trú’ trong tăng áp lực nội sọ.

Hội chứng xoang hang.

Phình động mạch cảnh trong xoang hang.

Viêm mạch tế bào khổng lồ.

U góc tiểu não - cầu não.

Cơ chế

Loạn chức năng thần kinh vận nhãn ngoài làm yếu cơ thẳng ngoài cùng bên. Liệt thần kinh vận nhãn ngoài do tổn thương ngoại biên của thần kinh vận nhãn ngoài (VI). Tổn thương nhân vận nhãn ngoài làm liệt chức năng nhìn ngang (liệt nhìn ngoài cùng bên và nhìn trong đối bên tổn thương) do suy giảm điều phối của vận động liên hợp mắt với nhân vận động vận nhãn thông qua bó dọc giữa (MLF).

Liệt thần kinh vận nhãn ngoài phải

Hình. Liệt thần kinh vận nhãn ngoài phải

A, Lác mắt nhẹ (mắt phải lệch về hướng mũi); B, Giảm khả năng nhìn ngoài bên phải; C, nhìn trái bình thường.

Giải phẫu của nhân vận nhãn ngoài và bó thần kinh mặt

Hình. Giải phẫu của nhân vận nhãn ngoài và bó thần kinh mặt

Bảng. Cơ chế của những biểu hiện lâm sàng trong liệt thần kinh vận nhãn ngoài.

Biểu hiện lâm sàng

Cơ chế

Giảm khả năng nhìn ngoài

→ Yếu cơ thẳng bên.

Lác mắt

→ Cơ thẳng giữa không đối kháng.

 

Nguyên nhân của liệt dây thần kinh vận nhãn ngoài bao gồm:

Những rối loạn của khoang dưới nhện.

Bệnh đơn dây thần kinh đái tháo đường và nhồi máu vi mạch máu.

Tăng áp lực nội sọ, ‘Dấu hiệu giả khu trú’.

Hội chứng xoang hang.

Hội chứng đỉnh hốc mắt.

Những rối loạn của khoang dưới nhện

Khối tổn thương (vd. phình mạch, khối u, ápxe) có thể chèn ép dây vận nhãn ngoài khi nó đi ngang qua khoang dưới nhện. Dây vận nhãn ngoài xuất phát từ thân não cạnh động mạch nền, động mạch đốt sống, và dốc nền. Phình mạch dãn của những mạch máu này kèm hoặc không kèm nhiễm trùng hoặc tình trạng viêm của dốc nền có thể chèn ép dây VI. Thông thường, sẽ có bất thường nhiều dây thần kinh (vd. dây VI, VII, VIII) cùng tồn tại vì những cấu trúc này nằm cạnh gần với một cấu trúc khác trên đường thoát ở thân não.

Nhìn bên của dây VI và những cấu trúc ngoài hốc mắt

Hình.. Nhìn bên của dây VI và những cấu trúc ngoài hốc mắt. Bệnh đơn dây thần kinh đái tháo đường và nhồi máu vi mạch máu.

Bệnh đơn dây thần kinh đái tháo đường và nhồi máu vi mạch máu

Bệnh mạch máu đái tháo đường của mạch thần kinh (nghĩa là bệnh của mạch máu cung cấp cho thần kinh) có thể gây ra nhồi máu vi mạch máu của dây thần kinh vận nhãn ngoài.

Tăng áp lực nội sọ, ‘dấu hiệu giả khu trú’

Bởi vì sự cố định tương đối của dây VI tại rãnh hành cầu và tại điểm đi vào ống Dorello, nên nó có thể bị tổn thương đối với chấn thương làm căng hoặc chèn ép thứ phát làm tăng áp lực nội sọ. Trong trường hợp này, liệt dây VI thường được biết là ‘dấu hiệu giả khu trú’ do sự lạc hướng khu trú tự nhiên của biểu hiện.

Nguyên nhân của tăng áp lực nội sọ bao gồm khối tổn thương (ví dụ. khối u, ápxe), xuất huyết não, tăng áp lực nội sọ tự phát (IIH), thuyên tắc xoang tĩnh mạch trung tâm và não úng thủy.

Phình động mạch cảnh trong xoang hang và Hội chứng xoang hang

Phần hang của thần kinh vận nhãn ngoài nằm cạnh động mạch cảnh trong xoang hang, và có xu hướng bị chèn ép do giãn phình mạch của mạch máu.

Hội chứng đỉnh hốc mắt

Ý nghĩa

Liệt dây thần kinh vận nhãn ngoài được gây ra bởi nhiều tổn thương dây thần kinh ngoại biên và thường gặp nhất là ‘dấu hiệu giả khu trú’ trong tăng áp lực nội sọ.

Bài viết cùng chuyên mục

Tiếng tim thứ nhất mạnh: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Bình thường, các lá của van hai lá và van ba lá có thời gian để di chuyển về phía nhau trước khi tim co bóp. Với khoảng PR ngắn các lá này vẫn còn xa nhau vào lúc tim bắt đầu co bóp, vì vậy chúng tạo ra tiếng đóng rất mạnh từ một khoảng cách xa và làm cho T1 mạnh.

Giảm phản xạ và mất phản xạ: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Trong một vài nghiên cứu trên các bệnh nhân chưa được chẩn đoán bệnh thần kinh trước đó, 6-50% bệnh nhân mất phản xạ gân gót hai bên mặc dù đã dùng các nghiệm pháp tăng cường.

Nhịp tim chậm: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Có quá nhiều nguyên nhân có khả năng gây chậm nhịp nên độ đặc hiệu của dấu hiệu cho một bệnh thì thấp. Nếu được thấy ở một bệnh nhân đáng lẽ có nhịp tim bình thường, thì thường có khả năng là dấu hiệu của bệnh tiềm ẩn rất nặng.

Mất liên động: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Mất liên động là một triệu chứng bán cầu tiểu não cùng bên. Các tổn thương bán cầu tiểu não bên và trung gian dẫn đến các chi cùng bên cử động chậm chạp, mất phối hợp và vụng về khi thực hiện các động tác luân phiên nhanh.

Phù ngoại biên: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Cơ chế chính gây phù dưới da ngoại biên phụ thuộc vào tăng áp lực thủy tĩnh, giảm áp lực thủy tĩnh mô kẽ, giảm thể tích huyết tương, tăng áp lực dịch kẽ, tăng tính thấm thành mạch, tắc mạch bạch huyết.

Khám 12 dây thần kinh sọ não

Rối loạn về ngửi có thể do nguyên nhân địa phương viêm mạn tính niêm mạc mũi, thịt thừa, polypes nasaux), vì thế, trước khi kết luận rối loạn ngửi do thần kinh.

Thở Cheyne Stokes trong bệnh tim: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Thở Cheyne–Stokes thường gặp ở bệnh nhân có phân suất tống máu < 40% và gặp ở 50% bệnh nhân suy tim sung huyết. Bệnh nhân suy tim có kiểu thở Cheyne–Stokes thì tiên lượng xấu hơn những bệnh nhân không thở kiểu này.

U vàng mí mắt trong bệnh tim: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Bệnh nhân với u vàng mí mắt thường là có lipid máu bất thường với LDL cao và HDL thấp. Tuy nhiên, cơ chế liên quan rất đa dạng, phụ thuộc vào bệnh nhân có lipid máu bình thường hay cao hơn bình thường.

Viêm mạch mạng xanh tím: tại sao và cơ chế hình thành

Mặc dù có nhiều nguyên nhân tiềm năng, viêm mạng mạch xanh tím vẫn là một dấu hiệu có giá trị, là một chẩn đoán loại trừ và các nguyên nhân khác cần được loại trừ đầu tiên.

Đa niệu trong bệnh nội tiết: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Đa niệu thường có 2 cơ chế chính: độ thẩm thấu và sự thải nước tự do. Trong vài trường hợp, chất có mức độ thẩm thấu cao trong huyết thanh được lọc qua thận vì sự bài tiết của chất hòa tan không được tái hấp thu.

Triệu chứng cơ năng trong bệnh tim

Người mắc bệnh tim thường tìm đến thầy thuốc vì một số triệu chứng do rối loạn chức năng của tim khi suy. Trong các rối loạn đó có những triệu chứng có giá trị chỉ điểm nhưng cũng có vài triệu chứng không đặc hiệu cho bệnh tim.

Đái ra mủ

Đái ra mủ nhiều, mắt thường có thể thấy nước tiểu đục, đái ra mủ nhẹ, nước tiểu vẫn trong, phải nhìn qua kính hiển vi mới thấy được. Là hiện tượng có mủ trong nước tiểu. Bình thường nước tiểu có rất ít hồng cầu (không quá 2000 bạch cầu/phút).

Thở chậm: tại sao và cơ chế hình thành

Giảm tín hiệu từ thần kinh trung ương. vd: thiếu hoặc giảm tín hiệu từ trung tâm hô hấp và do đó giảm những tín hiệu “nhắc nhở” cơ thể hít thở.(vd: tổn thương não, tăng áp lực nội sọ, dùng opiate quá liều).

Thăm khám bộ máy vận động

Các bệnh về cơ tuy hiếm gặp so với các bệnh nội khoa khác, nhưng cũng không phải là hoàn toàn không gặp trong lâm sàng. Thực tế ở Việt Nam, hầu hết các bệnh về cơ đã  được gặp với một số lượng không phải là ít.

Hội chứng Protein niệu

Thành phần chủ yếu của protein niệu thông thường là albumin và globulin, Dựa vào kết quả điện di protein, người ta chia protein niệu chọn lọc và không chọn lọc.

Phản hồi gan tĩnh mạch cảnh: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Phản hồi gan tĩnh mạch cảnh hữu ích khi phối hợp với những dấu hiệu và triệu chứng khác và sẽ tăng giá trị tăng JVP. Nó nhạy nhưng không đặc hiệu cho bất kì bệnh nào, vì vậy phải xem xét tổng thể lâm sàng.

Bệnh võng mạc do tăng huyết áp và bắt chéo động tĩnh mạch

Một tiểu động mạch võng mạc dãn lớn bắt chéo một tĩnh mạch và có thể đè xẹp nó và gây phù nề đoạn xa chỗ bắt chéo. Tĩnh mạch sẽ có dạng đồng hồ cát ở mỗi bên chỗ bắt chéo.

Ngón tay dùi trống: chứng xương khớp phì đại tổn thương phổi (HPOA)

Ngón tay dùi trống và chứng xương khớp phì đại tổn thương phổi được cho rằng có sinh bệnh học chung. Hiện nay, người ta thừa nhận rằng những tiểu cầu lớn hoặc megakaryocyte tăng cường đi vào tuần hoàn hệ thống ngoại vi hơn là bị phá hủy ở phổi.

Triệu chứng học đại tràng

Trực tràng nằm trong tiểu khung, đó là một ống phình ra nên còn gọi là bóng trực tràng, Đoạn cuối trực tràng là một ống hẹp, ngắn khoảng 3, 4cm, nhẵn gọi là ống trực tràng.

Triệu chứng cơ năng tiêu hóa

Triệu chứng chức năng, đóng một vai trò rất quan trọng, trong các bệnh về tiêu hoá, dựa vào các dấu hiệu chức năng, có thể gợi ý ngay cho ta chẩn đoán.

Co kéo cơ hô hấp phụ: tại sao và cơ chế hình thành

Việc dùng cơ hô hấp phụ giúp tạo ra nhiều áp lực âm trong lồng ngực ở thì thở vào (kéo thêm nhiều khí vào phổi và có thể gây ra co kéo khí quản) và áp lực dương cao hơn ở thì thở ra (đẩy khí ra).

Hội chứng tràn dịch màng phổi

Ổ màng phổi là một khoảng ảo. Bình thường trong ổ màng phổi có rất ít thanh dịch, đủ cho lá thanh và lá tạng trượt lên nhau được dễ dàng trong động tác hô hấp.

Hội chứng rối loạn tiêu hoá

Hội chứng rối loạn tiêu hoá rất hay gặp ở các phòng khám đa khoa. Nguyên nhân: do nhiều nguyên nhân: nhiễm trùng, nhiễm độc, thay đổi thời tiết hoặc do ăn những thức ăn lạ.

Phì đại lợi: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Một dấu hiệu tương đối phổ biến, chủ yếu gặp ở bệnh bạch cầu cấp dòng tủy. Nó được cho rằng, nguyên nhân từ sự lan tràn của các tế bào bạch cầu vào mô lợi.

Liệt dây thần kinh ròng rọc (dây IV): dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Thần kinh ròng rọc kích thích cơ chéo trên đối bên và bắt chéo ngay sau khi thoát ra khỏi phía sau trung não. Tổn thương dây IV gây hậu quả ở mắt bên đối diện.