Hội chứng mạch vành cấp

2011-04-25 05:05 PM

Hội chứng mạch vành cấp có thể chữa được nếu được chẩn đoán một cách nhanh chóng. phương pháp điều trị hội chứng mạch vành cấp khác nhau, tùy thuộc vào các dấu hiệu, triệu chứng và tình trạng sức khỏe.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Định nghĩa

Hội chứng mạch vành cấp là một thuật ngữ được sử dụng khi xẩy ra tình trạng lưu lượng máu cung cấp cho tim giảm đột ngột. Hội chứng mạch vành cấp có thể mô tả đau ngực trong cơn đau tim hoặc đau ngực khi đang nghỉ ngơi hoặc do hoạt động thể chất. Hội chứng mạch vành cấp thường được chẩn đoán trong phòng cấp cứu hoặc bệnh viện.

Hội chứng mạch vành cấp có thể chữa được nếu được chẩn đoán một cách nhanh chóng. phương pháp điều trị hội chứng mạch vành cấp khác nhau, tùy thuộc vào các dấu hiệu, triệu chứng và tình trạng sức khỏe.

Các triệu chứng

Nhiều hội chứng mạch vành cấp có triệu chứng giống như của một cơn đau tim. Và nếu hội chứng mạch vành cấp không được điều trị nhanh chóng, cơn đau tim sẽ xảy ra. Điều quan trọng, để xác định các triệu chứng hội chứng mạch vành cấp là rất nghiêm túc.

Nhận trợ giúp y tế ngay nếu có những dấu hiệu và triệu chứng và nghĩ rằng đang có một cơn đau tim

Đau ngực (đau thắt ngực) mà cảm thấy như bóp nghẹt, áp lực hoặc tức và kéo dài vài phút hoặc lâu hơn, có thể xảy ra với tập thể dục, căng thẳng về cảm xúc hoặc ăn một bữa ăn lớn.

Đau ở nơi khác trong cơ thể, chẳng hạn như phần trên cánh tay hoặc quai hàm.

Buồn nôn.

Ói mửa.

Khó thở.

Đột ngột ra mồ hôi nặng.

Choáng.

Nếu đang có một cơn đau tim, các dấu hiệu và triệu chứng có thể khác nhau đối với phụ nữ.

Với phụ nữ thường triệu chứng bao gồm

Đau bụng hoặc đau tương tự như ợ nóng.

Ẩm da.

Choáng hoặc chóng mặt

Mệt mỏi bất thường hoặc không giải thích được.

Nếu có đau ngực và tin rằng nó là một tình hình khẩn cấp, hãy tìm sự giúp đỡ y tế ngay lập tức bất cứ khi nào có thể, nhận được hỗ trợ y tế khẩn cấp chứ không phải là mình tự lái xe đến bệnh viện - có thể bị nghiêm trọng hơn.

Nếu có đau ngực chu kỳ, hãy gặp bác sĩ. Nó có thể là một dạng của đau thắt ngực, và bác sĩ có thể giúp quyết định phương pháp điều trị tốt nhất.

Nguyên nhân

Hội chứng mạch vành cấp có thể phát triển chậm theo thời gian bởi việc hình thành và phát triển các mảng bám trong động mạch trong tim. Những mảng bám, tạo thành từ cholesterol, gây thu hẹp lòng các động mạch và làm cho máu chảy qua chúng khó khăn hơn. Sự tích tụ mảng bám này được gọi là xơ vữa động mạch. Cuối cùng, tích tụ này có thể làm tim không thể bơm đủ máu giàu ôxy đến phần còn lại của cơ thể, gây đau ngực (đau thắt ngực) hoặc nhồi máu cơ tim.

Một thuật ngữ y tế liên quan đến hội chứng mạch vành cấp là bệnh mạch vành. Bệnh động mạch vành đề cập đến tổn thương động mạch của tim bị xơ vữa.

Nếu một trong các mảng bám trong động mạch vành vỡ, nó có thể gây ra cơn đau tim. Trong thực tế, nhiều trường hợp hội chứng mạch vành phát triển sau khi vỡ mảng bám. Một cục máu đông sẽ hình thành do vỡ mảng, chặn dòng chảy của máu.

Yếu tố nguy cơ

Các yếu tố nguy cơ hội chứng mạch vành cấp cũng tương tự như đối với các loại khác của bệnh tim.

Yếu tố nguy cơ hội chứng mạch vành cấp bao gồm:

Tuổi cao (trên 45 đối với nam và trên 55 đối với nữ).

Tăng huyết áp.

Cholesterol trong máu cao.

Hút thuốc lá.

Thiếu hoạt động thể chất.

Tiểu đường tuýp 2.

Lịch sử gia đình có đau ngực, đau tim hay đột quỵ

Những chuẩn bị cho việc khám bệnh

Hội chứng mạch vành cấp thường được chẩn đoán trong các tình huống khẩn cấp, và bác sĩ sẽ thực hiện một số xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân gây ra các triệu chứng. Bác sĩ sẽ nói chuyện trong suốt quá trình này và cho biết những xét nghiệm gì cần được thực hiện.

Nếu đau ngực thường xuyên, hãy nói cho bác sĩ biết. Bác sĩ có thể sẽ chỉ định một số xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân của đau ngực. Các xét nghiệm này có thể bao gồm kiểm tra cholesterol và lượng đường trong máu. Nếu cần những thử nghiệm này, sẽ cần phải có dạ dầy rỗng trong khoảng 9 đến 12 giờ để có được kết quả chính xác nhất.

Bác sĩ cũng có thể muốn thực hiện kiểm tra hình ảnh để xem tim và các mạch máu dẫn tới nó có bị tắc nghẽn.

Các xét nghiệm và chẩn đoán

Nếu có các dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng mạch vành cấp, bác sĩ có thể đề nghị một số xét nghiệm để xem các triệu chứng là do một cơn đau tim hoặc một hình thức khác của đau ngực.

Nếu bác sĩ nghĩ rằng đang có một cơn đau tim, hai kiểm tra đầu tiên là:

Điện tâm đồ (ECG): Đây là thử nghiệm đầu tiên được thực hiện để chẩn đoán một cơn đau tim. Nó thường được làm trong khi đang hỏi về các triệu chứng. Thử nghiệm này ghi lại hoạt động điện của tim thông qua các điện cực gắn liền với da. Xung ghi được là "sóng" hiển thị trên một màn hình hoặc in trên giấy. Vì cơ tim bị thương không thể hiện xung điện bình thường, ECG có thể cho thấy một cơn đau tim đã xảy ra hoặc đang xẩy ra.

Xét nghiệm máu: Một số enzyme từ tim bị rò vào máu nếu tim bị hư hại bởi một cơn đau tim. Nhân viên cấp cứu sẽ lấy mẫu máu để kiểm tra sự hiện diện của những enzyme này.

Bác sĩ sẽ xem xét các kết quả kiểm tra và xác định mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh. Nếu kết quả thử máu cho thấy không có dấu hiệu của một cơn đau tim và đau ngực là nguyên nhân khác, vẫn có thể xét nghiệm để kiểm tra lưu lượng máu qua tim. Nếu kết quả thử nghiệm cho thấy đã có một cơn đau tim hoặc có thể có nguy cơ cao có một cơn đau tim, có thể được nhận vào nằm viện. Sau đó có thể có các xét nghiệm sâu hơn, chẳng hạn như chụp mạch vành.

Bác sĩ cũng có thể cho kiểm tra bổ sung, hoặc là để tìm ra nếu tim bị hư hại bởi một cơn đau tim, hoặc nếu các triệu chứng đã chỉ điểm một nguyên nhân:

Siêu âm tim. Nếu bác sĩ xác định không có cơn đau tim và nguy cơ bị đau tim là thấp, có khả năng sẽ chỉ định siêu âm tim trước khi rời bệnh viện. Thử nghiệm này sử dụng sóng âm để tạo ra hình ảnh của tim. Trong siêu âm tim, sóng âm được hướng vào tim từ một đầu dò. Siêu âm tim có thể giúp xác định một khu vực của cơ tim đã bị hư hại bởi cơn đau tim và chức năng bơm của tim.

X quang ngực. Hình ảnh X quang ngực cho phép bác sĩ kiểm tra kích thước và hình dạng của tim và các mạch máu của nó.

Quét hạt nhân: Thử nghiệm này giúp xác định vấn đề lưu lượng máu tới tim. Một lượng nhỏ chất phóng xạ, chẳng hạn như tali được tiêm vào mạch máu. Máy ảnh đặc biệt có thể phát hiện các chất phóng xạ khi nó chảy qua tim và phổi.

Chụp cắt lớp vi tính (CT). CT cho phép bác sĩ kiểm tra động mạch để xem nó thu hẹp hoặc bị chặn tắc. Sẽ được tiêm thuốc nhuộm phóng xạ, và máy CT sẽ tạo hình ảnh của các động mạch trong tim. Các hình ảnh này sau đó được gửi đến một màn hình máy tính cho các bác sĩ xem. Thử nghiệm này thường chỉ được thực hiện nếu xét nghiệm máu và điện tâm đồ không chỉ ra nguyên nhân gây ra các triệu chứng.

Đặt ống thông tim. Thử nghiệm này có thể hiển thị động mạch vành bị thu hẹp hoặc bị chặn tắc. Một chất nhuộm được tiêm vào động mạch thông qua ống thông, thường là ở chân. Khi nhuộm đầy động mạch, động mạch trở nên nhìn thấy trên X quang và chỉ ra các khu vực bị tắc nghẽn. Ngoài ra, trong khi ống thông ở vị trí, bác sĩ có thể điều trị tắc nghẽn bằng cách thực hiện nong mạch vành. Nong mạch là sử dụng bóng nhỏ qua mạch máu và vào một động mạch vành để mở rộng khu vực bị chặn. Trong hầu hết trường hợp, ống lưới (stent) cũng được đặt bên trong động mạch để giữ nó mở rộng và ngăn ngừa tái thu hẹp trong tương lai.

Phương pháp điều trị và thuốc

Điều trị hội chứng mạch vành cấp khác nhau, tùy thuộc vào triệu chứng và làm thế nào chống lại được động mạch tắc.

Thuốc

Bác sĩ sẽ khuyên nên dùng thuốc có thể làm giảm đau ngực và cải thiện dòng chảy qua tim. Có thể bao gồm:

Aspirin: Aspirin làm giảm đông máu, giúp giữ cho máu chảy qua động mạch tim bị hẹp dễ hơn. Aspirin là một trong những điều đầu tiên có thể đưa ra trong phòng cấp cứu khi nghi ngờ hội chứng mạch vành cấp. Có thể yêu cầu nhai aspirin vì nó được hấp thu vào máu nhanh hơn. Nếu bác sĩ chẩn đoán triệu chứng hội chứng mạch vành cấp, khi đó có thể khuyên nên điều trị bằng aspirin hàng ngày.

Kháng đông và tiêu huyết khối: Các thuốc này, còn gọi là clotbusters, giúp hòa tan cục máu đông - nguyên nhân ngăn chặn lưu lượng máu tới tim. Nếu đang có cơn đau tim và trước đó đã dùng loại thuốc tiêu huyết khối, sẽ hữu ích và giảm bớt thiệt hại cho tim.

Nitroglycerin: Thuốc này để điều trị đau ngực và đau thắt ngực nhằm mở rộng tạm thời sự thu hẹp các mạch máu, cải thiện lưu lượng máu đến và đi từ tim.

Beta blockers: Các thuốc này giúp thư giãn cơ tim, làm chậm nhịp tim và giảm huyết áp, làm giảm nhu cầu ô xy cơ tim. Các loại thuốc này có thể làm tăng lưu lượng máu qua tim, giảm đau ngực và tiềm năng tốt cho các thiệt hại cơ tim trong một cơn đau tim.

Ức chế men chuyển (ACE) và ức chế thụ thể angiotensin ( ARBS ): Các thuốc này cho phép máu chảy dễ dàng hơn. Bác sĩ có thể kê toa thuốc ức chế ACE hoặc ARBS nếu đã có cơn đau tim trung bình đến nặng và làm giảm khả năng bơm của tim. Các thuốc này cũng giảm huyết áp và có thể ngăn chặn cơn đau tim lần thứ hai.

Phẫu thuật và các thủ thuật khác

Nếu thuốc không đủ để phục hồi lưu lượng máu qua tim, bác sĩ có thể đề nghị một trong các thủ tục này:

Nong mạch và đặt stent. Quả bóng xẹp được truyền qua ống thông vào vùng thu hẹp, sau đó bóng được thổi phồng. Ống lưới (stent) thường để lại trong động mạch để giúp giữ cho động mạch mở. Nong mạch vành cũng có thể được thực hiện với công nghệ laser.

Phẫu thuật mạch vành. Phần bị chặn của động mạch trong tim không lưu thông, và động mạch từ một phần khác của cơ thể, như chân sẽ thay thế.

Phong cách sống và biện pháp khắc phục

Có thể thực hiện các bước để ngăn chặn hội chứng mạch vành cấp hoặc cải thiện các triệu chứng.

Không hút thuốc. Điều quan trọng nhất có thể làm để cải thiện sức khỏe tim là bỏ thuốc lá. Nói chuyện với bác sĩ nếu đang gặp rắc rối với bỏ thuốc.

Ăn một chế độ ăn uống tốt cho sức khỏe tim: Quá nhiều chất béo bão hòa và cholesterol trong khẩu phần ăn có thể thu hẹp các động mạch tim. Thực hiện theo các lời khuyên của bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng về một chế độ ăn uống tốt cho sức khỏe tim bao gồm nhiều ngũ cốc, thịt nạc, sữa ít chất béo, các loại trái cây và rau quả. Ngoài ra, xem xét lượng muối và lượng chất béo hàng ngày. Ăn quá nhiều muối và chất béo bão hòa sẽ làm tăng huyết áp và cholesterol.

Tập thể dục thường xuyên. Thường xuyên tập thể dục giúp cải thiện chức năng cơ tim và giữ cho máu chảy qua động mạch tốt hơn. Nó cũng có thể giảm nguy cơ hội chứng mạch vành cấp bằng cách đạt được và duy trì trọng lượng khỏe mạnh và kiểm soát bệnh tiểu đường, cholesterol cao và huyết áp cao. Tập thể dục không phải là mạnh mẽ. Ví dụ, đi bộ 30 phút mỗi ngày, năm ngày một tuần có thể cải thiện tốt sức khỏe.

Kiểm tra cholesterol. Mức cholesterol trong máu được kiểm tra thường xuyên thông qua xét nghiệm máu. Nếu nồng độ cholesterol có nguy cơ, bác sĩ có thể kê toa với thay đổi chế độ ăn uống và thuốc men để giúp hạ thấp con số và bảo vệ sức khỏe tim mạch.

Kiểm soát huyết áp. Huyết áp được kiểm tra ít nhất mỗi hai năm. Bác sĩ có thể khuyên nên kiểm tra thường xuyên hơn nếu bị huyết áp cao hay tiền sử bệnh tim.

Duy trì trọng lượng khỏe mạnh. Trọng lượng vượt quá trung bình có thể góp phần cholesterol cao, huyết áp cao và tiểu đường. Giảm cân có thể làm giảm nguy cơ bị hội chứng mạch vành cấp.

Giảm căng thẳng. Để giảm nguy cơ đau tim, giảm bớt căng thẳng trong hoạt động hàng ngày. Xem xét lại thói quen tham công tiếc việc và tìm cách lành mạnh để giảm thiểu hoặc đối phó với các sự kiện căng thẳng trong cuộc sống.

Uống rượu điều độ. Uống nhiều hơn 1-2  ly rượu một ngày làm tăng huyết áp, do đó, cắt giảm uống nếu cần thiết. Từ quan điểm cho sức khỏe tim, nam giới và phụ nữ có thể uống một ly rượu một ngày sẽ tốt cho sức khỏe tim. Uống tương đương với 355 ml bia, 118 ml rượu vang hoặc 44 ml rượu mạnh là.

Phòng chống

Các thay đổi lối sống giống giúp giảm các triệu chứng của hội chứng mạch vành cấp, cũng có thể giúp ngăn chặn nó xảy ra. Ăn uống lành mạnh, tập thể dục hầu hết các ngày trong tuần 30 - 60 phút, thường xuyên kiểm tra huyết áp và mức cholesterol máu.

Bài viết cùng chuyên mục

Viêm mạch

Viêm mạch có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai, mặc dù một số loại viêm mạch phổ biến hơn giữa các nhóm nhất định. Một số hình thức của viêm mạch tự cải thiện, nhưng những người khác đòi hỏi phải điều trị.

Tăng huyết áp

Huyết áp được xác định bằng số lượng máu tim bơm và số lượng đề kháng lực với dòng chảy của máu trong động mạch. Tim bơm nhiều máu hơn và động mạch hẹp, huyết áp sẽ cao hơn.

Phình động mạch chủ

Phình động mạch chủ là khu vực động mạch có trương lực yếu và phồng lên, động mạch chủ là mạch máu lớn cung cấp máu cho cơ thể. Động mạch chủ chạy từ tim qua giữa ngực và bụng.

Ung thư tim

Ung thư tim (chủ yếu khối u tim) là ung thư phát sinh trong tim. Các khối u ung thư (ác tính) bắt đầu trong tim, thường xuyên nhất là sacôm, một loại ung thư có nguồn gốc ở các mô mềm của cơ thể.

Còn ống động mạch (PDA)

Còn ống động mạch (PDA) là tồn tại ống giữa hai mạch máu lớn nhất từ tim dai dẳng. Đây là khuyết tật tim lúc mới sinh (bẩm sinh) thường tự đóng hoặc có thể điều trị dễ dàng.

Bệnh động mạch vành

Bệnh động mạch vành phát triển khi động mạch vành - các mạch máu lớn cung cấp máu, ôxy và chất dinh dưỡng cho cơ tim bị tổn thương hoặc trở nên bị bệnh.

Nhịp tim chậm

Nhịp tim chậm là do cái gì đó phá vỡ xung điện bình thường kiểm soát tỷ lệ hoạt động bơm của tim. Nhiều vấn đề có thể gây ra hoặc góp phần vào bất thường hệ thống điện tim.

Sốc tim

Sốc tim là hiếm, nhưng nó thường gây tử vong nếu không được điều trị ngay lập tức. Nếu được điều trị ngay lập tức, khoảng một nửa những người sốc tim sống sót.

Tiếng thổi tim

Tiếng thổi có thể có mặt khi sinh (bẩm sinh) hoặc phát triển sau này trong đời. Một tiếng thổi tim không phải là một bệnh - nhưng tiếng thổi có thể chỉ ra một vấn đề tim nằm bên dưới.

Viêm cơ tim

Viêm cơ tim là tình trạng viêm lớp giữa của cơ thành tim. Một loạt các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm đau ngực, suy tim và nhịp tim bất thường, có thể do viêm cơ tim.

Bệnh tim mạch

Bệnh tim là một khái niệm rộng được sử dụng để mô tả một loạt các bệnh có ảnh hưởng đến tim, và trong một số trường hợp là các mạch máu. Các bệnh khác nằm trong nhóm bệnh tim bao gồm bệnh của các mạch máu.

Sốt thấp khớp

Sốt thấp khớp thường gặp nhất ở trẻ em 5 - cho đến 15 tuổi, mặc dù nó có thể phát triển ở trẻ em và người lớn. Định kỳ sốt thấp khớp thường ảnh hưởng đến khi khoảng 25 đến 35 tuổi.

Tăng huyết áp thứ phát

Tăng huyết áp thứ phát có thể được gây ra bởi vấn đề có ảnh hưởng đến thận, động mạch, tim hoặc hệ thống nội tiết. Tăng huyết áp thứ phát cũng có thể xảy ra trong thai kỳ.

Rung cuồng nhĩ (loạn nhịp hoàn toàn)

Rung nhĩ là nhịp tim bất thường và thường có nhịp thất nhanh, và thường gây giảm lượng máu đến mô cơ thể. Trong quá trình rung nhĩ, tâm nhĩ co bóp hỗn loạn và dẫn xuống tâm thất đột xuất.

Tồn tại lỗ bầu dục (ovale)

Tồn tại lỗ bầu dục (lỗ ovale - PFO) là lỗ trong tim không đóng đúng cách sau khi sinh. Tình trạng này tương đối phổ biến. Trong quá trình phát triển bào thai, một lỗ nhỏ - lỗ ovale - thường có giữa các buồng phía trên bên trái của tim (tâm nhĩ).

Hở van hai lá

Hở van hai lá sẽ xảy ra khi van hai lá không đóng chặt, cho phép máu chảy ngược. Van hai lá nằm giữa hai buồng trái của tim, cho phép máu lưu chuyển qua van tim khi nhịp tim bình thường.

Thông liên thất (VSD)

Thông liên thất (VSD), còn được gọi là khiếm khuyết vách liên thất - lỗ trong tim, là một khuyết tật tim lúc mới sinh (bẩm sinh). Một em bé với thông liên thất lỗ nhỏ có thể không có vấn đề.

Nhịp tim nhanh

Mặc dù tim đập nhanh có thể đáng lo ngại, nhưng thường vô hại, vì tim vẫn bơm hiệu quả. Có thể ngăn ngừa tim đập nhanh bằng cách tránh các kích thích gây ra.

Bệnh viêm động mạch Takayasu

Bệnh viêm động mạch Takayasu chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ em gái và phụ nữ dưới 40 tuổi. Nguyên nhân chính xác của bệnh chưa được biết. Mục tiêu của điều trị là làm giảm viêm động mạch và ngăn ngừa các biến chứng tiềm năng.

Kênh nhĩ thất

Kênh nhĩ thất là sự bất thường của tim lúc mới sinh (bất thường bẩm sinh). Khuyết tật vách liên nhĩ thất, xảy ra khi có lỗ giữa các buồng tim và các vấn đề với van tim, điều chỉnh lưu lượng máu trong tim.

Phì đại thất trái

Phì đại tâm thất trái phát triển để đáp ứng với một số yếu tố, chẳng hạn như huyết áp cao, đòi hỏi phải có tâm thất trái phì đại để làm việc khó hơn. Khi tăng khối lượng công việc, thành phát triển dày hơn.

Hội chứng Marfan

Hội chứng Marfan là một rối loạn di truyền có ảnh hưởng đến các mô liên kết, hỗ trợ và kết nối cơ quan và các cấu trúc khác trong cơ thể. Bởi vì mô liên kết là một phần không thể thiếu của cơ thể.

Rung thất (ngừng tuần hoàn)

Rung thất là một trường hợp khẩn cấp yêu cầu chăm sóc y tế trực tiếp. Một người bị rung thất sẽ mất ý thức trong vòng vài giây và nhanh chóng sẽ ngừng thở hoặc mất mạch.

Hẹp van hai lá

Van hai lá hẹp ở những người thuộc mọi lứa tuổi có thể điều trị được. Còn lại không được kiểm soát, hẹp van hai lá có thể dẫn đến các biến chứng tim mạch nghiêm trọng.

Bệnh học bệnh cơ tim phì đại

Bệnh cơ tim phì đại (HCM) là một căn bệnh trong đó cơ tim trở nên phì đại nở to bất thường. Cơ tim dày lên có thể làm tim bơm máu khó hơn. Bệnh cơ tim phì đại cũng có thể ảnh hưởng đến hệ thống điện học của tim.