- Trang chủ
- Sách y học
- Các bài thuốc đông y hiệu nghiệm
- Tài ngược thất bảo ẩm
Tài ngược thất bảo ẩm
Đây là phương tễ tiêu biểu để cắt cơn sốt rét. Thường sơn, Thảo quả, Binh lang đều có công năng khứ đàm, cắt cơn sốt. Tác dụng chống sốt rét của Thường sơn đã được xác định trên thực tiễn lâm sàng.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Thành phần
1. Thường sơn 8-16 gam.
2. Thảo quả 8-12 gam.
3. Hậu phác 4-12 gam.
4. Binh lang 4-12 gam.
5. Thanh bì 6-12 gam.
6. Trần bì 6-12 gam.
7. Cam thảo 4 gam.
Cách dùng
Sắc nước, sau khi được thuốc cho thêm 1 chén rượu hòa vào uống trước cơn sốt 3 giờ. Công dụng: Tài ngược (cắt sốt rét).
Chủ trị
Các loại bệnh sốt rét khác nhau, bất kỳ hàn nhiệt nhiều ít đều dùng được. Nếu rêu lưỡi dày nhớt, đàm thấp nhiều cũng dùng được.
Giải bài thuốc
Đây là phương tễ tiêu biểu để cắt cơn sốt rét. Thường sơn, Thảo quả, Binh lang đều có công năng khứ đàm, cắt cơn sốt. Tác dụng chống sốt rét của Thường sơn đã được xác định trên thực tiễn lâm sàng. Thường sơn là chủ dược của phương thuốc cắt cơn, nhưng Thường sơn rất dễ gây nôn, nên cần phối hợp với Hậu phác Thanh bì, Trần bì, Cam thảo để kiện tỳ táo thấp, lý khí hòa trung mới có thể hòa hoãn vị tràng khi cơn sốt phát ra; lại còn giảm được tác dụng phụ của thuốc chống sốt rét. Các phương cắt cơn thường hay dùng với rượu. Cổ nhân cho rằng rượu hay ôn thông khí huyết, làm chóng phát huy tác dụng của thuốc. Có lợi cho sự ngăn cơn sốt phát ra. Theo thí nghiệm dược lý hiện nay, rượu dễ hòa tan các chất chống sốt rét của các vị thuốc, mạnh hơn là dùng nước làm dung môi để hòa tan (chiết xuất).
Gia giảm: Nếu nôn nhiều gia Bán hạ, Sinh khương, sốt cao gia Hoàng cầm, lưỡi đỏ rêu mỏng bỏ Hậu phác.
Bài viết cùng chuyên mục
Tăng dịch thang
Bài này nguyên chữa do nhiệt bệnh mà hao tổn tân dịch dẫn đến đại tiện bí kết khác với bài Thừa khí thang công hạ, thích hợp với chứng.
Thập khôi hoàn
Đây là phương thường dùng để cầm máu. Mười vị thuốc trong phương đều có tác dụng lương huyết chỉ huyết.
Trướng tý nghiệm phương
Phương này có thể thay hổ cốt bằng báo cốt; bệnh lâu vào thận, thận chủ cốt, nếu đã hiện ra chứng các khớp dị dạng, cứng khớp thì nên dùng Tiên mao, Dâm dương hoắc, Phụ tử, Lộc giác, Thục địa, Quy bản, Tử hà xa, để ôn bổ thận dương và gia thêm các vị cố tinh.
Trúc diệp thạch cao thang
Khi vị khí, vị âm không đủ mà chứng vị nhiệt không biểu hiện rõ (như miệng hôi, lưỡi nứt) có thể bỏ Thạch cao, lưỡi sáng bóng như gương, có thể thêm Thanh học tươi, Thiên hoa phấn để sinh tân tăng dịch.
Chi tử cổ thang
Bài thuốc này dùng Chi tử khổ hàn để tả hỏa, giải nhiệt trừ phiền ghép với Đậu cổ để xua tà giải nhiệt nên có tác dụng tán tà ở biểu, tiết nhiệt ở lý.
Ngân kiều thạch hộc thang
Trong thực tiễn điều trị, phát hiện phần lớn bệnh nhân mắc chứng cảm nhiễm mạn tính ở đường tiết niệu đều bị thận hư.
Đại bổ âm hoàn
Bài này là phương thuốc điển hình về tư âm giáng hỏa. Các vị thuốc dùng trong bài đều thuộc loại tư âm giáng hỏa, bổ thận thêm tinh nên đặt tên là Đại bổ âm hoàn.
Đạo khí thang
Còn cho rằng phần lớn chứng đau bụng hơi, trước tiên là thấp nhiệt lưu ở kinh mạch của gan, mắc lại cảm ngoại hàn, hàn nhiệt xen kẽ nhau.
Đại kiện trung thang
Xuyên tiêu, Can khương ôn trung tán hàn, giáng nghịch ngừng đau, Nhân sâm bổ ích tỳ vị, phù trợ chính khí.
Bình vị tán
Đây là phương căn bản để táo thấp kiện tỳ. Trên lâm sàng, nếu rêu lưỡi dày nhớt mà hoạt nhuận, miệng không khát, tứ chi mỏi mệt, ngực bụng chướng đầy, đại tiện nhão là thấp thịnh dùng phương này rất hợp: Can, khương táo có thể bỏ.
Bạch ngọc cao
Thạch cao tẩm nước tiểu phải tẩm trong nửa năm, đem ra rửa sạch, lại tẩm trong 2 tháng nữa, sau mới đem nướng chín nghiền bột, sau hòa vào một Chế lô cam thạch trộn thật đều rồi cho chút ít dầu vừng chế thành cao thuốc.
Dưỡng âm thanh phế thang
Người bị sốt cao có thể thêm Ngân hoa, Liên kiều; người bị táo có thể thêm Thiên môn đông, Tri mẫu, Lô căn; cổ họng sưng đau.
Cam mạch đại táo thang
Trong bài này Cam thảo vị ngọt để hòa hoãn cấp tính, Tiểu mạch, Đại táo dưỡng tâm, nhuận táo, 3 vị hợp lại thì dưỡng tâm ninh thần.
Sài cát giải cơ thang
Bài này lấy Cát căn, Sài hồ để tân tán thanh nhiệt và lấy Khương hoạt để tân ôn phát biểu nhằm giải tỏa biểu tà để người và xương khỏi đau.
Các loại bài thuốc đông y và cách dùng
Đem vị thuốc tán nhỏ ra, rồi dùng mật hoặc hồ ngào với bột thuốc viên lạii gọi là thuốc viên (hoàn). Khi dùng thuận tiện nhưng vì trong thuốc có cả bã nên hấp thu chậm, thường dùng chữa bệnh thư hoãn.
An cung ngưu hoàng hoàn
Bản phương dùng Hoàng liên, Sơn chi, Hoàng cầm thanh nhiệt tả hỏa giải độc, Ngưu hoàng, Tê giác, thanh vinh, lương huyết và giải độc. Xạ hương, Băng phiến khai khiếu.
Dũ đới hoàn (Thư thụ căn hoàn)
Các vị tán bột, dùng bột gạo nếp từ 10-20% quấy thành hồ luyện thuốc bột thành viên to bằng hạt đậu xanh. Mỗi lần uống 4-12 gam. Ngày 1-2 lần với nước chín.
Việt cúc hoàn
Hương phụ tính thơm lý khí, là thuốc chữa khí trong huyết, Xuyên khung trợ tá tăng thêm sức hoạt huyết hành khí.
Gia giảm thương truật thạch cao tri mẫu thang
Phương này lấy cơ sở làm bài Thương truật thạch cao tri mẫu thang (Tên cũ là: Thương truật bạch hổ thang gồm Thương truật, Thạch cao, Tri mẫu, Ngạnh mễ, Cam thảo) để hóa thấp, thanh nhiệt.
Đinh hương thị đế thang
Bài này dùng Đinh hương, Thị đế ôn vị tán hàn, hạ khí giáng nghịch là chính, chuyên trị bệnh nấc, phụ thêm.
Tuyết cánh thang
Hải triết, Bột tể nhuận hoạt hàn lương để hóa đàm nhuyễn kiên, tán kết, thanh hỏa. Hai vị này tuy rất là đạm bạc.
Thiếu phúc trục ứ thang
Phương này lấy bài Thất tiếu tán (Bồ hoàng, Ngũ linh chi) phối ngũ với Khung, Quy làm chủ yếu, lại gia Huyền hồ.
Phi tử quán chúng thang
Phương này dùng Phi tử, Binh lang, Quán chúng, Đại toán đều là các vị thuốc sát trùng. Phi tử, Quán chúng hay dùng chữa giun móc câu. Hồng tất vào huyết phận để thanh nhiệt giải độc tán kết, tiêu thũng, thường dùng chữa trường ung.
Đại cáp thang
Thanh đại thanh can hỏa. Hải cáp xác (vỏ con sò bể) hóa nhiệt đờm. Hai vị phối ngũ trị chứng can hỏa phạm phế, dẫn đến ho nghịch khí suyễn nhất định hiệu quả.
Tiểu kế ẩm tử
Dùng Tiên sinh địa, Tiểu kế, Bồ hoàng, Ngẫu tiết, để lương huyết, chỉ huyết; Hoạt thạch, Mộc thông, Trúc diệp, Chi tử thanh nhiệt thông lâm.