Hắc tích đan

2013-04-18 09:30 PM

Hắc tích giáng nghịch khí trừ đờm dãi, Lưu hoàng bổ mệnh môn hỏa tiêu âm hàn. Hai vị dùng để trấn nhiếp phù dương là thuốc chủ yếu để ôn giáng nghịch khí.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Thành phần

1.  Hắc tích (chì Pb)               80 gam.

2.  Lưu hoàng (S)                  80 gam.

3.  Xuyên luyện tử                 40 gam.

4.  Hồ lô ba                            40 gam.

5.  Mộc hương                      40 gam.

6.  Sao phụ tử                       40 gam.

7.  Nhục đậu khấu               40 gam.

8.  Bổ cốt chỉ                         40 gam.

9.  Dương khởi thạch         40 gam.

10. Trầm hương                  40 gam.

11. Hồi hương                      40 gam.

12. Nhục quế                        20 gam.

Cách dùng

Các vị trên nghiền bột, viên bằng hồ gạo to bằng hột ngô đồng: Mỗi lần uống 4-12 gam vào lúc đói bằng nước nóng hoặc nước muối loãng. Ngày uống 1 lần. Mỗi liều có thể uống từ 3-5 ngày. Không nên uống kéo dài đề phòng trúng độc chì. Có thể dùng vải bọc thuốc nói trên cho vào nước sắc uống. Phụ nữ có mang cấm dùng.

Công dụng

Ôn thận dương, tán âm hàn, trấn nghịch khí, định hư suyễn.

Chủ trị

Hạ nguyên hư lãnh, thận bất nạp khí. Khí suyễn lên trên, đàm tắc trong ngực, tay chân giá lạnh, trên đầu ra mồ hôi lạnh, mạch trầm tế, lưỡi nhạt rêu trắng... là chứng hạ hư Thượng thực.

Giải bài thuốc

Hắc tích giáng nghịch khí trừ đờm dãi, Lưu hoàng bổ mệnh môn hỏa tiêu âm hàn. Hai vị dùng để trấn nhiếp phù dương là thuốc chủ yếu để ôn giáng nghịch khí. Hồ lô la, Bổ cốt chỉ, Dương khởi thạch, Nhục quế, Phụ tử, đều có tác dụng ôn thận dương, bổ mệnh môn hỏa, nhất là hai vị quế phụ càng có công năng dẫn hỏa qui nguyên, hiệp trợ cho Lưu hoàng Hắc tích bình giáng nghịch khí.

Khí suyễn không thuận, tất phải trệ mà không thư phái cho nên dùng Trầm hương thuận khí, Mộc hương hành khí, Xuyên luyện tử lý khí, lưu thông khí cơ để bình suyễn trị chứng thương thực. Dương hư bất chấn (không dấy lên được) thì âm hàn từ trong mà sinh ra, cho nên lại dùng Hồi hương, Nhục đậu khấu giúp thuốc ôn bổ mà tán được âm hàn. Vì vậy, phương này không những trị được chứng hạ hư thượng thực mà còn trị được chứng đau bụng do hạ tiêu hàn lãnh. Nhưng cũng cần phải nói rõ chứng hạ hư thượng thực của phương này:

Hạ hư là chỉ hạ nguyên hư lãnh, thượng thực là chỉ đờm khí thượng nghịch. Chứng này rất khác về căn bản với những hạ hư thượng thực do âm hư hỏa vượng mà ra, không được dùng lầm phương. Hơn nữa, phương này tuy sức ôn trấn tán hàn có thừa, công năng bổ ích tinh khí lại không đủ, chỉ là phương dùng tạm chứ không phải là phương chữa gốc bệnh, vả lại phương này chuyên trị thận, mà không chuyên trị phế. Nếu có chứng hạ hư thượng thực, đờm suyễn phát tác, mà chứng thượng thực là chủ yếu, thì không nên chỉ chuyên dùng phương này được (nên tham khảo chương thứ 14 chỉ khái Bình suyễn và hóa đàm tễ phần lý giải Tô tử giáng khí thang).

Phụ phương:

Nhị vị hắc tích đan: (Một tên nữa là: Y môn hắc tích đan)

Chỉ có hai vị Lưu hoàng và Hắc thích hợp thành cũng trị hư suyễn.

Các danh mục

Sổ tay cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý

Triệu chứng học nội khoa

Triệu chứng học ngoại khoa

Bệnh học nội khoa

Bài giảng bệnh học nội khoa

Bệnh học ngoại khoa

Bệnh học nhi khoa

Bài giảng sản phụ khoa

Bài giảng truyền nhiễm

Bệnh học và điều trị đông y

Bài giảng tai mũi họng

Bài giảng răng hàm mặt

Bài giảng nhãn khoa

Bài giảng da liễu

Thực hành chẩn đoán và điều trị

Bệnh học nội thần kinh

Bệnh học lao

Đại cương về bệnh ung thư

Nội khoa miễn dịch dị ứng

Sách châm cứu học

Bài giảng sinh lý bệnh

Bài giảng miễn dịch

Bài giảng giải phẫu bệnh

Gây mê hồi sức

Sinh lý y học

Phôi thai học

Bài giảng dược lý lâm sàng

Chẩn đoán hình ảnh

Y pháp trong y học

Sách điện tâm đồ

Các bài thuốc đông y hiệu nghiệm

Sách siêu âm tim

Xét nghiệm sinh hóa trong lâm sàng

Tâm lý học và lâm sàng

Thực hành tim mạch

Cẩm nang điều trị

Thực hành chẩn đoán điện tâm đồ bệnh lý

Điều dưỡng học nội khoa

Phương pháp viết báo trong nghiên cứu y học

Hồi sức cấp cứu toàn tập

Điều dưỡng truyền nhiễm

Kỹ thuật điều dưỡng cơ bản

Giải phẫu cơ thể người

Bài giảng huyết học và truyền máu

Những kỹ năng lâm sàng

Bài giảng vi sinh y học

Bệnh nội khoa: hướng dẫn điều trị