Ôn kinh thang

2013-05-11 10:36 AM

Trước đây, người ta cho phương này là tễ tiêu biểu cho các thứ thuốc điều kinh, phần nhiều gia giảm vận dụng cốt đạt và pháp, không câu nệ vào phương.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Thành phần

1.  Ngô thù du           2-8 gam.

2.  Đương quy           12 gam.

3.  Xuyên khung        4-12 gam.

4.  Xich thước            12 gam.

5.  Đảng sâm            12 gam.

6.  Quế chi                 4-8 gam.

7.  A giao                    8-12 gam.

8.  Đan bì                   4-12 gam.

9.  Sinh khương       3 lát.

10. Chích thảo          4 gam.

11. Bán hạ                 6-12 gam.

12. Mạch đông         12 gam

Cách dùng

Mỗi ngày 1 thang sắc nước, chia 2 lần uống.

Công dụng

Ôn kinh dưỡng huyết, loạt huyết điều kinh.

Chủ trị

Phụ nữ bụng dưới bị lạnh, hoặc giỏ giọt không dứt, hoặc đến kỳ không thấy, buổi chiều phát sốt, lòng bàn tay nóng, môi lưỡi khô ráo, lâu ngày không có thai.

Giải bài thuốc

Trước đây, người ta cho phương này là tễ tiêu biểu cho các thứ thuốc điều kinh, phần nhiều gia giảm vận dụng cốt đạt và pháp, không câu nệ vào phương. Nếu tử cung quá hư hàn thay Quế chi bằng Nhục quế, khí trệ thì gia Hương phụ, Ô dược, bụng dưới lạnh đau bụng thì gia Tiểu hồi, Ngải diệp sao, Tử thạch anh v.v… để làm ấm thêm dạ con, Đan bì, Mạch đông có thể giảm hoặc bỏ, kinh có máu tím thành khối nên bỏ A giao, gia Đào nhân, Hồng hoa để phá ứ, kinh giỏ giọt sắc nhạt lây nhây, eo lưng nhức mỏi nên gia Thục địa, Đỗ trọng, Tục đoạn, Chấn linh đan để bổ can thận, chỉ băng lậu -âm hư nội nhiệt gia Sinh địa, nữ trinh (cây xấu hổ), cỏ nhọ nồi để dưỡng âm và bỏ Ngô thù, Quế chi, Sinh khương, Bán hạ.

Bài viết cùng chuyên mục

Thần tê đan

Trừ Xương bồ và các vị Sinh địa, Đậu xị ra, các vị còn lại nên nghiền thành bột mịn, trộn đều, rồi dùng Sinh địa, Xương bồ tươi vắt lấy nước trấp. Lấy nước đó sắc với Đậu xị cho cạn.

Đại thừa khí thang

Bài thuốc này gồm hai bộ phận là tả hạ và hành khí. Đại hoàng khổ hàn nhằm tiết nhiệt, tả hỏa, giải độc.

Lương cách tán

Bài này là phương thuốc tiêu biểu chữa uất nhiệt ở Thượng tiêu, trung tiêu táo thực. Bài thuốc dùng Liên kiều, Chỉ tử.

Thach cao tri mẫu quế chi thang

Bài này là bài tiêu biểu về dùng vị thuốc tân hàn để thanh nhiệt. Bài thuốc lấy Thạch cao vị tân hàn để thanh khí và Tri mẫu vị khổ hàn để tả hỏa làm vị thuốc chủ yếu.

Toan táo nhân thang

Chủ trị tâm phiền mất ngủ, ngủ nhiều mộng mị, hay kinh hoàng mà tỉnh (thính ngủ) đầu nặng, đau đầu, phiền táo hay giận, mạch huyền tế và sác.

Hoắc hương chính khí tán

Cảm phải thử thấp, ngoài sợ lạnh phát sốt đau đầu (biểu chứng), trong thì ngực sườn đầy tức lợm lòng kém ăn, hoặc ỉa chảy, miệng nhạt miệng ngọt, rêu nhớt là do thấp trọc gây trở ngại.

Chỉ truật hoàn

Bài này dùng Bạch truật kiện tỳ, Chỉ thực tiêu đầy chướng nhưng liều lượng Bạch truật gấp đôi Chỉ thực.

Thân thống trục ứ thang

Phương này dùng Đào hồng Đương quy hoạt huyết hóa ứ. Ngũ linh chi, Địa long, khứ ứ thông lạc, Xuyên khung, Một dược hoạt huyết giảm đau; Khương hoạt, Tần giao trừ phong thấp của toàn thân; Hương phụ lý khí chỉ thống,.

Đạo khí thang

Còn cho rằng phần lớn chứng đau bụng hơi, trước tiên là thấp nhiệt lưu ở kinh mạch của gan, mắc lại cảm ngoại hàn, hàn nhiệt xen kẽ nhau.

Kim hoàng tán (Như ý kim hoàng tán)

Dùng nước trấp, hành sống hoặc rượu, dầu vừng, mật, Ngân hoa lộ, Cúc hoa diệp, Ty qua diệp giã lấy nước trấp... hòa thuốc mà đắp vào. Hoặc dùng phàm sĩ lâm 8/10, Kim hoàng tán 2/10 hòa đều thành cao mà đắp.

Tang cúc ẩm

Trong thuốc thanh nhiệt chỉ dùng Liên kiều mà chưa dùng Ngân hoa thì tác dụng thanh nhiệt cũng yếu; về thuốc thông phế ghép.

Chỉ thực đạo trệ hoàn

Bài này dùng Đại hoàng, Chỉ thực công hạ tích trệ; Hoàng liên, Hoàng cầm táo thấp thanh nhiệt, Phục linh, Trạch tả thấm lợi thấp nhiệt.

Thường sơn ẩm

Phương này tập trung rất nhiều vị thuốc cắt cơn: Thường sơn, Thảo quả, Binh lang, Tri mẫu, Ô mai, Bối mẫu. Cổ nhân phân tích công năng cắt cơn của các vị thuốc có khác nhau.

Thông quan tán

Bản phương dùng Tạo giáp khư đàm, Tế tân thông khiếu, dùng ngoài kích thích lỗ mũi. Nhưng đối với chứng trúng phong (não huyết quản) chấn thương sọ não ra hôn quyết, cấm được dùng phương này.

Hà xa đại tạo hoàn

Bài này lấy Tử hà xa làm thuốc chính, đại bổ nguyên khí, thêm đủ tinh huyết, là phương thuốc đại bổ âm dương khí huyết.

Ngũ bình tán

Phương này tính vị bình hòa, là thuốc thông dụng để lợi thủy tiêu thũng. Các vị hợp thành đều có tác dụng lợi thủy, cũng đều có tác dụng hành khí.

Trấn can tức phong thang

Phương này dùng lượng lớn Ngưu tất, Đại giả thạch để dẫn huyết hạ hành, bình giáng nghịch khí; Long cốt, Mẫu lệ, Quy bản, Thược dược tiềm dương, nhiếp âm, trấn can tức phong là thành phần chủ yếu. Huyền sâm, Thiên đông tư âm giáng hỏa; Thanh hao, Sinh mạch nha.

Quất lâu giới bạch (bạch tửu thang)

Giới bạch tính ôn mà thông dương, nhất hàn, nhất ôn dùng để thông dương tán kết, hóa đàm hạ khí, trị các chứng do dương khí bất thông.

Thăng đan (dược)

Thăng hoa thuần túy có dược tính quá mạnh. Trên lâm sàng khi ứng dụng phải gia Thạch cao chín nghiền bột thường từ 11-20% hòa vào mà dùng. Nếu chỗ thịt thối chưa thoát ra hết, đều phải dùng từ 30-50% hàm lượng Thăng đan.

Tang hạnh thang

Sa sâm, vỏ lê nhuận phế sinh tân, phối ngũ thành phương thanh táo nhuận phế. Táo nhiệt trừ, tân dịch phế phục hồi, thì ho khan phải dứt.

Thanh đại tán (Khẩu cam dược)

Trước hết rửa sạch khoang miệng, cho thuốc bột trên vào, thổi vào chỗ có bệnh, mỗi ngày 2-3 lần. Nếu thuốc có vào yết hầu, có thể nuốt được.

Quế cam long mẫu thang

Phương này bỏ Quế, Cam gia Nhân sâm, Bào phụ tử sắc nước gọi là Sâm phụ long cốt thang tức là biến phương ôn thông tâm dương thành phương ôn bổ thận dương, là một phương thuộc đại phong (rất kín đáo) đại cố.

Tử tuyết đan

Chủ trị Ngoại cảm nhiệt bệnh, tráng nhiệt, phiền táo, môi se, hôn mê nói nhàm, kinh quyết co giật, dái đỏ, đại tiện bí, cho chí trẻ em sốt cao co giật.

Cát căn hoàng cầm hoàng liên thang

Nếu người bệnh nôn mửa gia Bán hạ, ăn uống bị trệ có thể gia Sơn tra, Lục thần khúc, đau bụng có thể gia Mộc hương.

Trúc diệp thạch cao thang

Khi vị khí, vị âm không đủ mà chứng vị nhiệt không biểu hiện rõ (như miệng hôi, lưỡi nứt) có thể bỏ Thạch cao, lưỡi sáng bóng như gương, có thể thêm Thanh học tươi, Thiên hoa phấn để sinh tân tăng dịch.