Đào hoa thang

2013-04-18 03:32 PM

Lấy nửa phần xích thạch chỉ 32-16 g và hai vị Can khương, gạo tẻ cho vào nước chưng kỹ. Khi nào gạo chín nhừ, thì chắt nước ra lấy nước thuốc đó hòa với nửa phần xích thạch chỉ còn lại (nhớ tán bột mịn) rồi chia làm 2 lần uống trong 1 ngày.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Thành phần

1.  Xích thạch chỉ                               32 gam.

2.  Can khương                                 8 gam.

3.  Ngạnh mễ (tức là gạo tẻ)          20 gam.

Cách dùng

Lấy nửa phần xích thạch chỉ 32-16 g và hai vị Can khương, gạo tẻ cho vào nước chưng kỹ. Khi nào gạo chín nhừ, thì chắt nước ra lấy nước thuốc đó hòa với nửa phần xích thạch chỉ còn lại (nhớ tán bột mịn) rồi chia làm 2 lần uống trong 1 ngày.

Công dụng

Ôn trung, sáp tràng, chỉ lỵ.

Chủ trị

Bệnh lỵ lâu ngày, bụng đau, đại tiện ra mủ máu, hoạt thoát không cầm, lưỡi nhạt rêu trắng, mạch trì nhược hoặc vị tế.

Giải bài thuốc

Phương này nguyên là phương chữa Thiếu âm bệnh hạ lỵ ra chất mủ lẫn máu. Hạ lỵ có máu mủ phần nhiều thuộc nhiệt. Nhưng lỵ mãi không khỏi tất dẫn đến tỳ thận dương suy xuất hiện mạch nhược, rêu lưỡi trắng nhạt.

Hoạt thoát bất cấm đều quan hệ đến chứng hư hàn. Cho nên gọi là thiếu âm bệnh. Lúc ấy đại tiện ra máu phần nhiều sắc huyết ảm đạm không tươi. Thương hàn luận gọi đó là nùng (mủ). Đó chính là chất niêm dịch (một chất nhờn do niêm mạc thành ruột tiết ra). Chứng đau bụng phần nhiều là thích ấn, thích chườm nóng. Hoạt thoát bất cấm là do hạ tiêu không cố nhiếp được mà sinh ra. Cho nên phương này dùng Xích thạch chí tính sáp để cố thoát, Can khương tính ôn để tán hàn, Ngạnh mễ để dưỡng vị hòa trung. Phương này còn chữa được chứng cửu tả (ỉa chảy lâu ngày) mà hoạt thoát. Nếu có chứng thấp nhiệt phải dùng rất thận trọng.

Gia giảm

Tỳ thận dương hư nhiều gia Phụ tử, có thể hợp sâm theo sách “Trửu hậu phương” gọi là Sâm hợp xích thạch chỉ thang (Xích thạch chỉ, Can khương, Phụ tử, nếu dưới rốn đau gia Đương quy, Thược dược để trị chứng của Đào hoa thang kiêm có chân tay giá lạnh, mạch trầm vi) gia giảm ứng dụng.

Phụ phương:

Trú xa hoàn:

Gồm các vị Hoàng liên, Bào khương, Đương quy, A giao hợp thành.

Trị chứng cửu lỵ thương âm, đại tiện ra máu mủ, có lúc hoạt thoát không cầm, có lúc ngồi ỉa không ra (buồn đi ỉa mà không ỉa được). Âm bị thương tổn thì bệnh hay thiên về nhiệt cho nên phương 1 Thư thụ là 1 thứ cây có mùi hôi, rễ dùng làm thuốc, còn gọi là xuân. Ở Việt Nam kinh nghiệm cho biết là có thể dùng Xích đồng nam, Bạch đồng nữ hoặc cây Mấn hôi (ND). này dùng Hoàng liên. Thanh nhiệt chỉ lỵ, phụ trợ có Đương quy dưỡng âm hòa huyết, lấy thanh nhiệt dưỡng âm, chỉ lỵ làm chủ, Bào khương làm tá để ôn tán. Phương Đào hoa thang chữa chứng cửu lỵ thương dương, còn phương này chữa chứng cửu lỵ Thương âm rất là khác nhau.

Các danh mục

Sổ tay cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý

Triệu chứng học nội khoa

Triệu chứng học ngoại khoa

Bệnh học nội khoa

Bài giảng bệnh học nội khoa

Bệnh học ngoại khoa

Bệnh học nhi khoa

Bài giảng sản phụ khoa

Bài giảng truyền nhiễm

Bệnh học và điều trị đông y

Bài giảng tai mũi họng

Bài giảng răng hàm mặt

Bài giảng nhãn khoa

Bài giảng da liễu

Thực hành chẩn đoán và điều trị

Bệnh học nội thần kinh

Bệnh học lao

Đại cương về bệnh ung thư

Nội khoa miễn dịch dị ứng

Sách châm cứu học

Bài giảng sinh lý bệnh

Bài giảng miễn dịch

Bài giảng giải phẫu bệnh

Gây mê hồi sức

Sinh lý y học

Phôi thai học

Bài giảng dược lý lâm sàng

Chẩn đoán hình ảnh

Y pháp trong y học

Sách điện tâm đồ

Các bài thuốc đông y hiệu nghiệm

Sách siêu âm tim

Xét nghiệm sinh hóa trong lâm sàng

Tâm lý học và lâm sàng

Thực hành tim mạch

Cẩm nang điều trị

Thực hành chẩn đoán điện tâm đồ bệnh lý

Điều dưỡng học nội khoa

Phương pháp viết báo trong nghiên cứu y học

Hồi sức cấp cứu toàn tập

Điều dưỡng truyền nhiễm

Kỹ thuật điều dưỡng cơ bản

Giải phẫu cơ thể người

Bài giảng huyết học và truyền máu

Những kỹ năng lâm sàng

Bài giảng vi sinh y học

Bệnh nội khoa: hướng dẫn điều trị