Loãng xương: nguyên lý chẩn đoán điều trị

2018-07-19 01:10 PM

Yếu tố nguy cơ gãy xương do loãng xương được liệt kê trong bảng, và các bệnh liên quan với chứng loãng xương được liệt kê trong bảng.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Loãng xương được định nghĩa là giảm khối lượng xương [hoặc mật độ khoáng xương (BMD)] hay xuất hiện các vi gãy xương. Bị loãng xương khi mật độ xương giảm dưới 2,5 SD giá trị trung bình bình thường ở người trẻ (T-score <-2.5). Những người có T-score <1.0 ( thiếu xương) có mật độ xương thấp và có nguy cơ cao bị loãng xương. Các vị trí phổ biến nhất hay bị gãy xương do loãng xương là xương cột sống, cổ xương đùi, và đầu xa xương quay.

Loãng xương là một bệnh phổ biến ở người cao tuổi; phụ nữ có nguy cơ đặc biệt cao. Tại Hoa Kỳ, 8 triệu phụ nữ và 2 triệu người bị loãng xương; thêm 18 triệu người bị loãng xương. Tỷ lệ hàng năm của gãy xương liên quan loãng xương ít nhất là 1,5 triệu người; gần một nửa trong số họ là xương đốt sống bị gãy ‘nghiền’, tiếp theo gặp gãy cổ xương đùi và xương cổ tay. Gãy cổ xương đùi có liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh đáng kể (huyết khối-huyết tắc) và tỷ lệ tử vong 5-20% trong vòng một năm.

Nguyên nhân

Mật độ xương thấp có thể do khối lượng xương thấp hoặc tăng mất xương. Yếu tố nguy cơ gãy xương do loãng xương được liệt kê trong bảng, và các bệnh liên quan với chứng loãng xương được liệt kê trong bảng. Một số loại thuốc, chủ yếu là glucocorticoids, cyclosporine, thuốc gây độc tế bào, thiazolidinediones, thuốc chống co giật, alumium, heparin, levothyroxin quá liều, các đồng vận của GnRH, và các chất ức chế men aromatase cũng có những ảnh hưởng bất lợi đến xương.

Đặc điểm lâm sàng

Những bệnh nhân bị gãy nghiền xương cột sống nhiều có thể bị giảm chiều cao, gù lưng, và đau thứ phát do thay đổi cơ chế sinh học ở lưng.

Bảng. YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA GÃY XƯƠNG DO LOÃNG XƯƠNG

Yếu tố nguy cơ của gãy xương do loãng xương

Gãy xương đốt sống ngực có thể liên quan với bệnh phổi hạn chế, trong khi gãy xương sống thắt lưng đôi khi có các triệu chứng bụng hoặc chèn ép dây thần kinh dẫn đến đau thần kinh tọa kèm theo. Đo mật độ xương bằng tia X năng lượng kép (DEXA) đã trở thành tiêu chuẩn để đo mật độ xương. Dịch vụ y tế dự phòng ở Mỹ khuyến cáo phụ nữ từ 65 tuổi trở lên thường xuyên được sàng lọc bệnh loãng xương, và sàng lọc nên bắt đầu lúc 60 tuổi cho phụ nữ có nguy cơ cao. Các tiêu chuẩn được xác nhận bởi Medicare về cách đo khối lượng xương được bù lại được tóm tắt trong bảng. Các xét nghiệm đánh giá nói chung bao gồm công thức máu, Ca huyết thanh và nước tiểu 24h, nồng độ 25 (OH) D, và xét nghiệm chức năng thận và gan. Tiếp tục làm thêm các test khi nghi ngờ trên lâm sàng và có thể bao gồm hormone kích thích tuyến giáp (TSH), cortisol tự do trong nước tiểu, hormone tuyến cận giáp (PTH), điện di huyết thanh và nước tiểu và nồng độ testosterone (ở nam giới). Xét nghiệm tự kháng thể kháng transglutaminase mô có thể xác định bệnh celiac không có triệu chứng.

Dấu hiệu của tái hấp thu xương (ví dụ, N-telopeptide liên kết ngang trong nước tiểu) có thể hữu ích trong việc phát hiện phản ứng sớm để điều trị chống tái hấp thu nếu đo trước và sau 4-6 tháng điều trị.

Điều trị

Điều trị gãy xương cấp tính, thay đổi các yếu tố nguy cơ, và điều trị bất kỳ rối loạn tiềm ẩn dẫn đến giảm khối lượng xương. Quyết định điều trị dựa trên các yếu tố nguy cơ của mỗi bệnh nhân, nhưng điều trị tích cực thường được khuyến cáo nếu T-score ≤2.5. Giảm yếu tố nguy cơ là một phần quan trọng của điều trị; khuyến khích nên ngừng hút thuốc và giảm uống rượu; ngừng uống hoặc dùng liều tối thiểu các thuốc ảnh hưởng (ví dụ, glucocorticoid), lập kế hoạch tập thể dục, và phòng ngừa bị ngã. Uống Ca (1-1,5 g / ngày nguyên tố Ca chia làm nhiều lần) và vitamin D (400-800 IU/ngày) nên được bắt đầu trong tất cả các bệnh nhân bị loãng xương. Tình trạng đủ vitamin D cần được xác định bằng cách đo nồng độ 25 (OH) D, giá trị tối thiểu nên là 75 nmol/L (30 ng/mL). Một số bệnh nhân cần bổ sung liều vitamin D cao hơn so liều khuyến cáo ở trên. Tắm nắng vừa phải cũng giúp bổ sung vitamin D, mặc dù tắm nắng gây tranh cãi vì lo ngại về bệnh ung thư da. Bisphosphonates (alendronate, 70 mg uống hàng tuần; risedronate, 35 mg uống hàng tuần; ibandronate, 150 mg uống hàng tháng hoặc 3 mg truyền tĩnh mạch mỗi 3 tháng, axit zoledronic, 5 mg truyền tĩnh mạch hàng năm) ức chế tái hấp thu xương, tăng cường mật độ xương và giảm tỷ lệ gãy xương. Bisphosphonates đường uống hấp thu kém và cần uống vào buổi sáng lúc đói, với 0,25L (8 oz) nước máy. Điều trị bisphosphonate dài hạn có thể bị gãy xương đùi không điển hình; nên điều trị biphosphonate chỉ trong 5 năm. Hoại tử xương hàm là một biến chứng hiếm gặp của điều trị bisphosphonate chủ yếu thấy ở liều cao axit zoledronic truyền tĩnh mạch hoặc dùng thuốc Pamidronate ở những bệnh nhân ung thư. Estrogen làm giảm tỷ lệ tái hấp thu xương, nhưng điều trị cần được cân nhắc cẩn thận vì tăng nguy cơ bệnh tim mạch và ung thư vú. Raloxifene (uống 60 mg/ngày), thuốc điều hòa thụ thể estrogen chọn lọc (SERM), là một thuốc chống tái hấp thu thay thế có thể được sử dụng thay cho estrogen. Nó làm tăng mật độ xương và giảm cholesterol toàn phần và cholesterol LDL mà không kích thích tăng sản nội mạc tử cung, mặc dù nó có thể thúc đẩy cơn nóng bừng. Thuốc chống tái hấp thu mới là denosumab, một kháng thể đơn dòng kháng RANKL, một yếu tố khác tế bào hủy xương. Nó được dùng cho bệnh nhân có nguy cơ cao bị gãy xương và được tiêm hai lần một năm (60mg tiêm dưới da mỗi 6 tháng). Kinh nghiệm lâm sàng với denosumab vẫn còn hạn chế.

Thuốc chỉ có sẵn mà liên quan đến hình thành xương là Teriparatide [PTH (1-34)]. Nó được chỉ định để điều trị loãng xương nặng và được kiểm soát tiêm hàng ngày tối đa trong 2 năm. Sau điều trị Teriparatide phải điều trị thuốc chống tái hấp thu để ngăn ngừa mất nhanh các xương mới được hình thành.

Bảng. BỆNH LIÊN QUAN TĂNG NGUY CƠ BỊ LOÃNG XƯƠNG LAN TỎA Ở NGƯỜI LỚN

Bệnh liên quan nguy cơ loãng xương

Bảng. CHỈ ĐỊNH ĐO BMD THEO FDAa

Chỉ định đo mật độ xương

aTiêu chuẩn dựa theo Bone Mass Measurement Act 1998.

Bài viết cùng chuyên mục

Chất hóa học gây độc thần kinh

Biểu hiện lâm sàng của nhiễm độc thần kinh là giống nhau khi phơi nhiễm hai đường hơi và dung dịch. Biểu hiện đầu tiên bao gồm co đồng tử, nhìn mờ đau đầu, và tăng tiết dịch hầu họng.

Bệnh viêm mạch: nguyên lý chẩn đoán điều trị

Hội chứng viêm mạch duy nhất có thể rất khác biệt với các đặc điểm lâm sàng, mức độ nghiêm trọng của bệnh, mô học và điều trị.

Tràn dịch màng phổi: nguyên lý nội khoa

Hai phân loại chính của tràn dịch màng phổi là dịch thấm, gây nên bởi tác động toàn thân lên sự tạo thành dịch màng phổi hoặc tái hấp thu.

Bệnh sỏi thận: nguyên lý nội khoa

Sỏi bể thận có thể không có triệu chứng hoặc gây đái máu đơn thuần, tắc nghẽn có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào dọc theo đường tiết niệu.

Phương pháp thăm dò không xâm lấn tim

Siêu âm là phương pháp không xâm lấn được lựa chọn để nhanh chóng xác định tràn dịch màng ngoài tim và các ảnh hưởng huyết động, trong chèn ép tim thì có sập thất phải và nhĩ phải kì tâm trương.

Khám cảm giác: nguyên lý chẩn đoán điều trị

Bệnh nhân với sang thương não bộ có những bất thường về phân biệt cảm giác như là khả năng cảm nhận được hai kích thích đồng thời, định vị chính xác kích thích.

Ung thư da tế bào hắc tố: nguyên lý nội khoa

Temozolomide là thuốc uống liên quan tới dacarbazine có nhiều tác dụng. Nó có thể vào hệ thần kinh trung ương và được đánh giá với xạ trị cho di căn hệ thần kinh trung ương.

Khó tiêu: nguyên lý nội khoa

Sự hiện diện của các triệu chứng khó nuốt, nuốt đau, giảm cân không giải thích được, nôn ói tái phát dẫn đến mất nước, mất máu tiềm ẩn hoặc nhiều, hoặc có một khối u sờ được.

Táo bón: nguyên lý nội khoa

Thay đổi nhu động đại tràng do rối loạn chức năng thần kinh, đái tháo đường, tổn thương tuỷ sống, đa xơ cứng, bệnh Chagas, bệnh Hirschsprung, giả tắc ruột mạn tính vô căn.

Rối loạn nhịp nhanh: nguyên lý nội khoa

Loạn nhịp với phức bộ QRS rộng có thể gợi ý nhịp nhanh thất hoặc nhịp nhanh trên thất với dẫn truyền rối loạn. Các yếu tố thúc đẩy nhịp nhanh thất bao gồm.

Vô sinh nam: rối loạn hệ sinh sản nam giới

Kích thước và độ chắc của tinh hoàn có thể bất thường, và giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể thấy rõ ràng khi sờ nắn.

Bệnh Wilson: nguyên lý chẩn đoán điều trị

Tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán là mức độ đồng cao khi sinh thiết gan, Xét nghiệm di truyền thường không được làm vì rất nhiều loại đột biến.

Yếu và liệt: nguyên lý nội khoa

Khi khai thác bệnh sử nên chú trọng vào tốc độ tiến triển của tình trạng yếu, triệu chứng về cảm giác hay các triệu chứng thần kinh khác, tiền sử dùng thuốc, các bệnh lí làm dễ và tiền sử gia đình.

Các dạng phơi nhiễm phóng xạ hạt nhân

Vải và da thường có thể ngăn cản được hạt nhân alpha xâm nhập vào cơ thể. Nếu hạt alpha vào trong cơ thể, chúng gây tổn thương tế bào nghiêm trọng.

Bệnh tim bẩm sinh ở người lớn: nguyên lý nội khoa

Phương pháp điều trị bị giới hạn và bao gồm dãn động mạch phổi và xem xét ghép đơn lá phổi kèm sửa chữa khiếm khuyết ở tim, hoặc cấy ghép tim phổi.

Các rối loạn toan kiềm hỗn hợp: nguyên lý nội khoa

Hồi sức thể tích của những bệnh nhân có DKA thường sẽ làm tăng độ lọc cầu thận và thận sẽ bài tiết nước tiết chứa ceton, kết quả là giảm AG xảy ra mà không có nhiễm toan AG bình thường xuất hiện.

Cường Aldosteron: cường năng tuyến thượng thận

Chẩn đoán được gợi ý khi tăng huyết áp kháng trị kết hợp với hạ kali máu kéo dài ở bệnh nhân không bị phù và không dùng lợi tiểu gây giảm kali.

Xơ vữa động mạch ngoại vi: nguyên lý nội khoa

Đo áp lực và siêu âm Doppler mạch ngoại vi trước và trong khi hoạt động nhằm định vị chỗ hẹp, chụp cộng hưởng từ mạch máu, chụp CT mạch máu.

Lách to: nguyên lý nội khoa

Dòng máu chảy qua lách cho phép lọc được mầm bệnh từ máu và duy trì việc kiểm soát chất lượng hồng cầu-chúng bị phá huỷ khi già và không biến dạng, và các thể vùi nội bào.

Đỏ mắt hoặc đau mắt

Mất thị lực đột ngột hoặc nhìn đôi ở những trường hợp mắt không bị đau và không bị viêm thường là các rối loạn thị giác hoặc thần kinh nghiêm trọng và nên được theo dõi chặt chẽ.

Ung thư tụy và u tuyến nội tiết của đường tiêu hóa và tụy

U tiết glucagon liên quan đến đái tháo đường và ban đỏ di truyền hoại tử, a characteristic red, raised, scaly rash thường ở vị trí vùng mặt, bụng, perineum, and distal extremities.

Hội chứng thận hư: nguyên lý nội khoa

Ngoài phù, biến chứng của hội chứng thận hư có thể kể đến như huyết khối tĩnh mạch và các biến cố huyết khối tắc mạch khác, nhiễm trùng, thiếu vitamin D.

Động vật hữu nhũ cắn

Điều trị nâng đỡ đối với uốn ván trên bệnh nhân được chủng ngừa trước đó nhưng không kéo dài trong vòng 5 năm nên được cân nhắc, vì vậy nên chủng ngừa nguyên phát.

Nhiễm trùng hệ thần kinh kèm hoặc không kèm sốc nhiễm trùng

Sốt rét thể não nên được xem xét khẩn cấp trên bệnh nhân gần đây có đi đến vùng dịch tễ và biểu hiện lâm sàng sốt và các dấu hiệu thần kinh.

Một số bệnh làm giảm lưu lượng động mạch ngoại vi

Heparin truyền tĩnh mạch được sử dụng nhằm ngăn ngừa lan tràn huyết khối. Trong trường hợp nhồi máu nặng, cấp tính, lấy huyết khối nội mạch.