- Trang chủ
- Phác đồ - Test
- Nguyên lý y học nội khoa
- Động kinh: nguyên lý nội khoa
Động kinh: nguyên lý nội khoa
Các nguyên nhân chủ yếu của GCSE là không sử dụng đúng hoặc cai thuốc chống động kinh, các rối loạn chuyển hóa, ngộ độc thuốc, nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Được định nghĩa khi co giật liên tục hoặc tái diễn, các cơn co giật riêng lẻ có suy giảm ý thức giữa các cơn. Thời gian cơn co giật kinh điển khoảng 15-30 phút. Định nghĩa hay dùng trên lâm sàng hơn là bất kỳ tình trạng nào cần sử dụng ngay thuốc chống co giật; trong trạng thái động kinh co giật toàn thể (GCSE), điển hình khi co giật kéo dài > 5 phút.
Triệu chứng lâm sàng
Động kinh gồm nhiều loại: GCSE (vd: dai dẳng, co giật toàn thể trên điện não, hôn mê, và động kinh co cứng - co giật), và động kinh không co giật (vd: cơn vắng ý thức kéo dài hoặc động kinh cục bộ, lú lẫn, hoặc giảm ý thức cục bộ, và những bất thường vận động nhỏ). GCSE dễ nhận thấy khi co giật rõ, nhưng sau 30-45 phút co giật liên tục, các dấu hiệu có thể trở nên khó nhận thấy hơn (co giật nhẹ các ngón tay; chuyển động mắt nhanh nhẹ; hoặc những giai đoạn nhịp nhanh kịch phát, dãn đồng tử, và tăng huyết áp). EEG có thể là phương tiện chẩn đoán duy nhất khi các dấu hiệu lâm sàng khó nhận thấy; vì vậy, nếu một bệnh nhân vẫn còn hôn mê sau co giật, nên thực hiện EEG để loại trừ tình trạng động kinh tiếp diễn.
GCSE đe dọa tính mạng khi kèm theo rối loạn chức năng tim phổi, tăng thân nhiệt, và rối loạn chuyển hóa như toan máu (do hoạt động cơ kéo dài).
Tổn thương thần kinh không phục hồi có thể xảy ra do co giật dai dẳng, thậm chí trên một bệnh nhân bị liệt do ức chế thần kinh cơ.
Nguyên nhân
Các nguyên nhân chủ yếu của GCSE là không sử dụng đúng hoặc cai thuốc chống động kinh, các rối loạn chuyển hóa, ngộ độc thuốc, nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương, khối u hệ thần kinh trung ương, động kinh khó chữa, và chấn thương đầu.
ĐIỀU TRỊ TÌNH TRẠNG ĐỘNG KINH CO CỨNG - CO GIẬT TOÀN THỂ Ở NGƯỜI LỚN
Hình. Điều trị tình trạng động kinh co cứng-co giật toàn thể ở người lớn. Thanh ngang màu xám chỉ dẫn tương đối khoảng thời gian tiêm thuốc. TM: tiêm tĩnh mạch; PE: tương đương phenytoin.
Điều trị trạng thái động kinh
GCSE là một cấp cứu y khoa cần phải được điều trị ngay lập tức.
Đầu tiên chú ý đến vấn đề tim phổi hoặc tăng thân nhiệt cấp tính.
Tiến hành khám toàn diện và khám thần kinh, lập đường truyền tĩnh mạch, và xét nghiệm kiểm tra những bất thường chuyển hóa gồm nồng độ thuốc chống co giật nếu bệnh nhân có tiền sử động kinh.
Liệu pháp chống co giật nên bắt đầu ngay sau đó không trì hoãn.
Đồng thời, tìm ra nguyên nhân co giật là cần thiết để ngừa tái phát và điều trị các bất thường kèm theo.
Điều trị tình trạng động kinh không co giật ít khẩn cấp hơn khi co giật liên tục không kèm theo rối loạn chuyển hóa nặng của GCSE; tuy nhiên, nhiều bằng chứng tổn thương tế bào tại chỗ các vùng co giật cục bộ, vì vậy nên được điều trị nhanh nhất có thể theo hướng tiếp cận chung cho GCSE.
Tiên lượng
Tỷ lệ tử vong là 20% trong GCSE, và tỷ lệ di chứng thần kinh kéo dài là 10–50%.
Bài viết cùng chuyên mục
Chọc dò tủy sống: nguyên lý nội khoa
Với bất kì tư thế nào, người bệnh đều phải gập người càng nhiều thì càng tốt. Ở tư thế nằm nghiêng, bệnh nhân gập người sao cho đầu gối chạm vào bụng như tư thế của thai nhi.
Phương tiện hình ảnh học thần kinh
Xuất hiện nhiều kĩ thuật can thiệp hình ảnh học thần kinh bao gồm tắc mạch, coiling, và đặt stent mạch máu cũng như can thiệp cột sống như chụp đĩa gian đốt sống.
Rối loạn chức năng hô hấp: nguyên lý nội khoa
Tốc độ thể tích và lưu lượng phổi được so sánh với giá trị bình thường của quần thể đánh giá theo tuổi, cân nặng, giới, và chủng tộc.
Bất thường về thể tích nước tiểu
Gọi là đái tháo nhạt trung ương nếu là do suy giảm sản xuất hormon AVP vùng dưới đồi và gọi là đái tháo nhạt do thận nếu nguyên nhân là do thận mất đáp ứng với hoạt động của AVP.
Hạ canxi máu: nguyên lý chẩn đoán điều trị
Giảm calci máu thoáng qua thường xảy ra ở những bệnh nhân nặng bị bỏng, nhiễm trùng huyết và suy thận cấp, sau truyền máu do có muối citrate chống đông máu.
Tiêu chảy: nguyên lý nội khoa
Các chất tan không được hấp thu làm tăng áp suất thẩm thấu trong lòng ruột, gây kéo nước tràn vào lòng ruột; thường giảm khi nhịn ăn; khoảng trống nồng độ osmol trong phân.
Hen phế quản: nguyên lý nội khoa
Dị nguyên hít phải có thể kích thích hen tiềm tàng với những bệnh nhân nhạy cảm đặc hiệu với các dị nguyên này. Nhiễm virus đường hô hấp trên thường gây nên cơn hen cấp.
Bệnh tim bẩm sinh ở người lớn: nguyên lý nội khoa
Phương pháp điều trị bị giới hạn và bao gồm dãn động mạch phổi và xem xét ghép đơn lá phổi kèm sửa chữa khiếm khuyết ở tim, hoặc cấy ghép tim phổi.
Tăng áp mạch máu phổi: nguyên lý nội khoa
Giãn tĩnh mạch cổ, giãn thất phải, P2 mạnh, S4 bên phải, hở van 3 lá. Xanh tím và phù ngoại vi là những biểu hiện muộn.
Các rối loạn tương bào
M component có thể thấy ở các bệnh nhân u lympho khác, ung thư không phải lympho và các tình trạng không phải lympho như xơ gan, sarcoidosis.
Thiếu hụt Androgen: thiếu hụt hệ sinh sản nam giới
Việc khám lâm sàng nên tập trung vào các đặc tính sinh dục phụ như mọc râu, lông nách, lông ở ngực và vùng mu, vú to ở nam.
Huyết khối tăng đông
Trong bệnh viện thường bắt đầu điều trị chống đông bằng heparin trong 4 đến 10 ngày, duy trì tiếp warfarin sau khi dùng đồng thời 3 ngày. Thời gian điều trị phụ thuộc vào bệnh nền.
Xơ cứng toàn thân (SSC): nguyên lý chẩn đoán điều trị
Xơ cứng toàn thân là một rối loạn đa cơ quan đặc trưng bởi dày da và đặc biệt có sự tham gia của nhiều cơ quan nội tạng.
Chăm sóc trong những giờ cuối của bệnh nhân
Đặc biệt, bác sĩ cần tinh tế với cảm giác và sự tuyệt vọng của các thành viên trong gia đình. Họ nên yên tâm rằng bệnh đang đúng tiền trình của nó và sự chăm sóc của họ cho bệnh nhân không sai.
Bướu cổ đa nhân độc và u tuyến độc: nguyên lý chẩn đoán và điều trị
Ngoài các đặc điểm của bướu cổ, biểu hiện lâm sàng của bướu cổ đa nhân độc bao gồm cường giáp dưới lâm sàng hoặc nhiễm độc giáp nhẹ
Động vật thuộc bộ cánh màng đốt
Bệnh nhân với tiền căn dị ứng với vết đốt của côn trùng nên mang theo một bộ kit sơ cấp cứu khi bị ong đốt và đến bệnh viện ngay khi sơ cứu.
Ho ra máu: nguyên lý nội khoa
Khái huyết thường có nguồn gốc từ phế quản có kích thước từ nhỏ đến trung bình. Vì nguồn cấp máu thường là từ động mạch phế quản, nên có khả năng mất máu nhanh chóng.
U lympho tiến triển nhanh
Sinh thiết chẩn đoán sớm rất quan trọng. Kiểm tra bệnh nhân khi có các triệu chứng và mô hình hướng đến bệnh. Bệnh nhân có vòng Waldeyer nên được đánh giá đường tiêu hóa cẩn thận.
Hội chứng chuyển hoá: nguyên lý nội khoa
Sự gia tăng các chất chuyển hoá của acid béo nội bào góp phần vào sự đề kháng insulin bằng cách hạn chế con đường tín hiệu insulin và gây tích tụ triglycerides ở xương.
Bệnh mô liên kết hỗn hợp (MSTD)
Bất thường xét nghiệm gồm nồng độ cao các kháng thể kháng nhân, nồng độ rất cao kháng thể kháng ribonucleoprotein.
Khám tâm thần
Ký ức xa hơn được đánh giá bằng khả năng cung cấp bệnh sử hay hoạt động sống cá nhân của bệnh nhân theo trình tự thời gian.
Tràn dịch màng phổi: nguyên lý nội khoa
Hai phân loại chính của tràn dịch màng phổi là dịch thấm, gây nên bởi tác động toàn thân lên sự tạo thành dịch màng phổi hoặc tái hấp thu.
Chụp cắt lớp vi tính (CT): nguyên lý nội khoa
CT của não là một kiểm tra quan trọng trong việc đánh giá một bệnh nhân với những thay đổi trạng thái tâm thần để loại trừ các thực thể như chảy máu nội sọ, hiệu ứng khối.
U tuyến tiền liệt: nguyên lý nội khoa
Bệnh nhân không triệu chứng thường không đòi hỏi điều trị, và các biến chứng của tắc nghẽn đường dẫn niệu như không có khả năng tiểu, suy thận, nhiễm trùng đường tiết niệu.
Hội chứng tĩnh mạch chủ trên ở bệnh nhân ung thư
Xạ trị là lựa chọn điều trị đới với ung thư phổi không tế bào nhỏ, kết hợp hóa trị với xạ trị có hiệu quả trong ung thư phổi tế bào nhỏ và u lympho.