Một số rối loạn thần kinh sọ

2018-07-26 08:47 PM

Một số rối loạn thần kinh sọ, rối loạn cảm giác mùi, đau thần kinh thiệt hầu, nuốt khó và khó phát âm, yếu cổ, liệt lưỡi.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Rối loạn cảm giác mùi

Rối loạn thần kinh khứu giác (I) là do sự can thiệp tiếp xúc của mùi thơm với biểu mô thần kinh khứu giác (mất tiếp xúc), tổn thương vùng thụ thể (mất cảm giác), hay phá huỷ con đường khứu giác trung tâm (mất thần kinh). Nguyên nhân của rối loạn khứu giác được tóm tắt trong bảng; ngoài lão hoá thì nhiễm trùng đường hô hấp trên, chấn thương đầu và viêm xoang mũi mạn tính cũng thường gặp. Hơn nửa số người từ 65 đến 80 tuổi mắc rối loạn chức năng khứu giác là vô căn. Bệnh nhân thường than phiền mất cảm giác mùi vị mặc dù ngưỡng mùi của họ trong giới hạn bình thường.

BẢNG. RỐI LOẠN VÀ TÌNH TRẠNG LIÊN QUAN TỔN THƯƠNG CHỨC NĂNG KHỨU GIÁC KHI KIỂM TRA KHỨU GIÁC

Rối loạn thần kinh khứu giác

Điều trị rối loạn cảm giác mùi

Điều trị viêm mũi dị ứng, viêm mũi vi khuẩn, viêm xoang, u, polyp, bất thường giải phẫu xoang mũi thường có hiệu quả trong việc phục hồi khứu giác.

Không có bằng chứng điều trị mất cảm giác thần kinh khứu giác, may mắn, tự phục hồi có thể xảy ra.

Trường hợp do tiếp xúc với khói thuốc lá và các hóa chất độc hại trong không khí khác có thể phục hồi nếu ngừng tiếp xúc.

Một nghiên cứu báo cáo rằng bệnh nhân bị giảm khứu giác có thể được hưởng lợi từ ngửi mùi mạnh trước khi đi ngủ và khi tỉnh dậy trong suốt nhiều tháng.

Đau thần kinh thiệt hầu

Đây là hình thức của đau dây thần kinh IX (thiệt hầu) và đôi khi một phần dây X (lang thang). Kịch phát, đau dữ dội ở hố amidan của họng có thể giảm bằng cách nuốt. Không thể chứng minh mất cảm giác và vận động. Những bệnh khác ảnh hưởng đến thần kinh này gồm herpes zoster hay bệnh thần kinh chèn do khối u hay phình mạch ở lỗ tĩnh mạch cảnh (khi có liên quan với liệt thần kinh lang thang và thần kinh phụ).

Điều trị đau thần kinh thiệt hầu

Điều trị thuốc thì tương tự như đau thần kinh sinh ba, carbamazepine thì thường là lựa chọn đầu tiên.

Nếu thuốc không hiệu quả, phẫu thuật (gồm giải chèn ép vi mạch máu, nếu mạch máu bị chèn ép, hay cắt rễ thần kinh thiệt hầu và lang thang ở phồng cảnh) thì thường hiệu quả.

Nuốt khó và khó phát âm

Có thể do tổn thương thần kinh lang thang (X). Tổn thương một bên làm rủ khẩu cái mềm, mất phản xạ gag, và thay đổi hai bên thành họng làm khàn, giọng mũi. Nguyên nhân gồm ung thư, nhiễm trùng màng não, khối u và tổn thương mạch máu ở hành não, bệnh thần kinh vận động (vd ALS) hay chén ép thần kinh quặt ngược thanh quản bởi khối trong ngực. Phình cung động mạch chủ, lớn nhĩ trái, khối u trung thất và phế quản cũng là nguyên nhân thường gặp của liệt dây thanh đơn độc, hơn là rối loạn nội sọ.

Một lượng đáng kể các trường hợp liệt thanh quản tái phát là vô căn. Với liệt thanh quản, đầu tiên xác định vị trí tổn thương. Nếu bên trong hành não, thường có triệu chứng của tiểu não hay thân não. Nếu ngoài hành não, dây thần kinh thiệt hầu (IX) và thần kinh phụ (XI) thường bị tổn thương (hội chứng lỗ tĩnh mạch cảnh). Nếu ngoài họp sọ ở lồi não bên sau hay khoang sau tuyến mang tai, có liệt kết hợp dây IX, X, XI và XII hay hội chứng Horner. Nếu không có mất cảm giác ở vòm miệng và họng và không yếu vòm miệng hay khó nuốt, tổn thương nằm bên dưới nhánh hầu, rời khỏi thần kinh lang thang ở vùng đốt sống cổ; sau đó vị trí thông thường của bệnh là trong trung thất.

Yếu cổ

Tổn thương đơn độc thần kinh phụ (XI) có thể xảy ra bất kỳ nơi nào dọc đường đi của nó, kết quả là liệt cơ ức đòn chũm và cơ thang. Phổ biến hơn, tổn thương kết hợp với khiếm khuyết dây thần kinh IX và X tại lỗ tĩnh mạch cảnh hay sau khi thoát khỏi họp sọ. Bệnh thần kinh phụ vô căn, giống liệt Bell, đã được mô tả; hầu hết bệnh nhân hồi phụ nhưng nó có thể tái phát ở một vài trường hợp.

Liệt lưỡi

Thần kinh hạ thiệt (XII) cho các sợi đến cơ lưỡi cùng bên. Nhân thần kinh hay những sợi li tâm có thể bị tổn thương bởi sang thương bên trong hành não như khối u, bại liệt, hay bệnh thần kinh vận động thường gặp. Tổn thương màng não đáy sọ hay xương chẩm (sọ đáy dẹt, nhô lồi cầu xương chẩm, bệnh Paget) có thể chèn ép đường đi bên ngoài hành não hay trong ống thần kinh hạ thiệt. Sang thương đơn độc không rõ nguyên nhân có thể xảy ra. Teo và rung lưỡi phát triển từ vài tuần đến vài tháng sau khi gián đoạn thần kinh.

Bài viết cùng chuyên mục

Viêm phổi: nguyên lý nội khoa

Trước khi có những biểu hiện lâm sàng, kích thước của vi sinh vật phải lớn hơn khả năng thực bào của đại thực bào và các thành phần khác của hệ miễn dịch.

Khối u hệ thần kinh: nguyên lý chẩn đoán điều trị

Các triệu chứng khu trú gồm liệt nửa người, mất ngôn ngữ, hay giảm thị trường là điển hình của bán cấp và tiến triển.

Nhiễm trùng huyết với ổ nhiễm trùng nguyên phát ở cơ mô mềm

Đau và các dấu hiệu ngộ độc không tương xứng với các triệu chứng khi khám. Nhiều bệnh nhân thờ ơ và có thể có cảm nhận về cái chết sắp đến

Các bất thường về thành phần nước tiểu

Hemoglobin và myoglobin tự do được phát hiện bởi que thử; cặn nước tiểu âm tính và que thử hem dương tính mạnh là đặc trưng của tan máu hoặc tiêu cơ vân.

Hội chứng kháng phospholipid: nguyên lý chẩn đoán điều trị

Hội chứng kháng phospholipid tai họa là bệnh huyết khối tắc mạch tiến triển nhanh có liên quan đến ba hệ thống cơ quan.

Bệnh Parkinson: nguyên lý chẩn đoán và điều trị

Hầu hết các trường hợp bệnh Parkinson là tự phát và không rõ nguyên nhân, sự thoái hoá của các neuron của vùng đặc chất đen ở não giữa dẫn đến việc thiếu dopamin.

Viêm túi mật cấp: nguyên lý nội khoa

Phẫu thuật cắt có túi mật cấp trong phần lớn bệnh nhân nghi ngờ hoặc xác định có biến chứng. Trì hoãn phẫu thuật trong trường hợp phẫu thuật có nguy cơ cao hoặc chuẩn đoán nghi ngờ.

Bệnh ống thận: nguyên lý nội khoa

Thuốc là một nguyên nhân gây nên thể này của suy thận, thường được xác định bằng sự tăng từ từ creatinin huyết thanh ít nhất vài ngày sau điều trị.

Phương pháp chẩn đoán bệnh lý hô hấp

Chụp mạch phổi có thể đánh giá hệ mạch phổi trong trường hợp có huyết khối tĩnh mạch nhưng đã được thay thế bởi CT mạch.

Thiếu hụt Androgen: thiếu hụt hệ sinh sản nam giới

Việc khám lâm sàng nên tập trung vào các đặc tính sinh dục phụ như mọc râu, lông nách, lông ở ngực và vùng mu, vú to ở nam.

Hội chứng rối loạn tăng sinh tủy: nguyên lý nội khoa

Bệnh nhân được kiểm soát hiệu quả bằng trích máu tĩnh mạch. Một số bệnh nhân cần cắt lách để kiểm soát triệu chứng và một số bệnh nhân ngứa nặng được điều trị hiệu quả bằng psoralens và tia UV.

Viêm tụy mãn: nguyên lý chẩn đoán điều trị

Đau là triệu chứng chủ yếu. Sút cân, đại tiện phân mỡ, và các triệu chứng kém hấp thu khác. Khám thực thể thường thường không có gì nổi bật.

Động vật thuộc bộ cánh màng đốt

Bệnh nhân với tiền căn dị ứng với vết đốt của côn trùng nên mang theo một bộ kit sơ cấp cứu khi bị ong đốt và đến bệnh viện ngay khi sơ cứu.

Hội chứng thần kinh cận ung thư: nguyên lý nội khoa

Khi phát hiện hội chứng cận ung thư, nên tiến hành tìm ung thư sớm, vì điều trị ở giai đoạn sớm có thể cải thiện các rối loạn thần kinh do ung thư; rất nhiều các rối loạn này cũng gặp ở người không mắc ung thư.

Viêm họng cấp: nguyên lý nội khoa

Điều trị kháng sinh cho bệnh nhân nhiễm GAS và được khuyến cáo để ngăn chặn sự tiến triển của bệnh sốt thấp khớp. Điều trị triệu chứng của viêm họng do virus thường là đủ.

Rối loạn chức năng hô hấp: nguyên lý nội khoa

Tốc độ thể tích và lưu lượng phổi được so sánh với giá trị bình thường của quần thể đánh giá theo tuổi, cân nặng, giới, và chủng tộc.

Suy giáp: nguyên lý chẩn đoán điều trị

Ở những vùng đủ iốt, bệnh tự miễn và nguyên nhân do thầy thuốc là những nguyên nhân phổ biến nhất của suy giáp.

Hội chứng chuyển hoá: nguyên lý nội khoa

Sự gia tăng các chất chuyển hoá của acid béo nội bào góp phần vào sự đề kháng insulin bằng cách hạn chế con đường tín hiệu insulin và gây tích tụ triglycerides ở xương.

Khám phản xạ: nguyên lý chẩn đoán điều trị

Trong vài trường hợp, test này sẽ dạng các ngón còn lại và mức độ gấp thay đổi ở khớp cổ chân, kheo và háng.

Tăng nồng độ cholesterol đơn thuần

Hiếm gặp người có hàm lượng cholesterol HDL tăng rõ rệt cũng có thể làm tăng nồng độ cholesterol toàn phần huyết thanh.

Viêm tai giữa: nguyên lý nội khoa

Hầu hết các trường hợp nhẹ đến trung bình khỏi bệnh trong vòng 1 tuần mà không cần điều trị đặc hiệu, giảm các triệu chứng bằng các thuốc giảm đau.

Bệnh thừa sắt: nguyên lý chẩn đoán điều trị

Các triệu chứng sớm bao gồm suy nhược, mệt mỏi, giảm cân, da màu đồng hoặc đậm hơn, đau bụng, và mất ham muốn tình dục.

Chụp cắt lớp vi tính (CT): nguyên lý nội khoa

CT của não là một kiểm tra quan trọng trong việc đánh giá một bệnh nhân với những thay đổi trạng thái tâm thần để loại trừ các thực thể như chảy máu nội sọ, hiệu ứng khối.

Xét nghiệm chức năng gan: nguyên lý nội khoa

Đo mức độ hoạt động của các yếu tố đông máu, đông máu kéo dài do thiếu hoặc các yếu tố đông máu kém hoạt động; tất cả các yếu tố đông máu trừ yếu tố VIII được tổng hợp trong gan.

Tăng kali máu: nguyên lý nội khoa

Trong phần lớn các trường hợp, tăng Kali máu là do giảm bài tiết K+ ở thận. Tuy nhiên, tăng K+ nhập vào qua ăn uống có thể gây ảnh hưởng lớn đến những bệnh nhân dễ nhạy cảm.