- Trang chủ
- Phác đồ - Test
- Nguyên lý y học nội khoa
- Nhiễm khuẩn tiết niệu: nguyên lý nội khoa
Nhiễm khuẩn tiết niệu: nguyên lý nội khoa
Yếu tố nguy cơ của viêm bàng quang cấp gồm sử dụng màng ngăn diệt tinh trùng gần đây, quan hệ tình dục thường xuyên, tiền sử nhiễm trùng tiết niệu.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Định nghĩa
Thuật ngữ nhiễm trùng tiết niệu bao gồm một loạt các thực thể lâm sàng: viêm bàng quang (triệu chứng bệnh của bàng quang), viêm bể thận (triệu chứng bệnh ở thận), viêm tuyến tiền liệt (triệu chứng bệnh ở tuyến tiền liệt), và vi khuẩn niệu không triệu chứng. Nhiễm trùng tiết niệu không biến chứng đề cập đến bệnh cấp tính ở phụ nữ không mang thai ngoại trú mà không có bất thường về giải phẫu hoặc do thủ thuật ở đường tiết niệu; nhiễm trùng tiết niệu có biến chứng đề cập đến tất cả những thể còn lại của nhiễm trùng tiết niệu.
Dịch tễ
Nhiễm trùng tiết niệu hay gặp ở nữ hơn nam, mặc dù tắc nghẽn do phì đại tuyến tiền liệt làm cho nam >50 tuổi có một tỉ lệ nhiễm trùng tiết niệu ngang với nữ cùng tuổi.
50–80% nữ có ít nhất một nhiễm trùng tiết niệu trong suốt cuộc đời, và 20–30% bị tái phát.
Yếu tố nguy cơ của viêm bàng quang cấp gồm sử dụng màng ngăn diệt tinh trùng gần đây, quan hệ tình dục thường xuyên, tiền sử nhiễm trùng tiết niệu, đái tháo đường, và đái dầm; một số trong những yếu tố kể trên cũng làm tăng nguy cơ viêm bể thận.
Vi sinh vật học
Ở Hoa Kỳ, E.coli chiếm tới 75–90% viêm bàng quang khu trú; Staphylococcus saprophyticus chiếm 5–15%; và loài Klebsiella, loài Proteus, loài Enterococcus, loài Citrobacter, và các vi sinh vật khác chiếm 5–10%.
Phổ của vi sinh vật gây nên viêm bể thận không biến chứng là tương tự, với E.coli chiếm ưu thế.
Vi khuẩn gram dương (Enterococci và tụ cầu vàng) và nấm men cũng là tác nhân gây bệnh quan trọng trong nhiễm trùng tiết niệu có biến chứng.
Bệnh sinh
Trong đa số các nhiễm trùng tiết niệu, vi khuẩn gây nhiễm trùng bằng cách đi từ niệu đạo vào bàng quang. Tiếp tục đi lên niệu quản đến thận là con đường của phần lớn nhiễm trùng nhu mô thận.
Bệnh sinh của nhiễm candida niệu thì khác biệt trong đó đường máu là phổ biến.
Sự hiện diện của candida trong nước tiểu của một bệnh nhân không có sức đề kháng bình thường ám chỉ một nhiễm khuẩn sinh dục hoặc nội tạng có khả năng lan rộng.
Biểu hiện lâm sàng
Khi nghi ngờ nhiễm trùng tiết niệu, vẫn đề quan trọng nhất là phân loại đó là vi khuẩn niệu không triệu chứng; như viêm bàng quang, viêm bể thân, hay viêm tuyến tiền liệt không biến chứng; hay là nhiễm trùng tiết niệu có biến chứng.
Vi khuẩn niệu không triệu chứng được chẩn đoán khi cấy sàng lọc nước tiểu được thực hiện vì một lý do không liên quan đến đường sinh dục tình cờ phát hiện có vi khuẩn, nhưng bệnh nhân không có triệu chứng tại chỗ hay toàn thân có thể nghĩ đến nhiễm trùng tiết niệu.
Viêm bàng quang biểu hiện đái khó, đái vội, nhiều lần; tiểu đêm, đái dắt, khó chịu phía trên khớp mu, và đái máu đại thể cũng thường xảy ra.
Đau một bên lưng hoặc mạn sườn và sốt là những dấu hiệu của nhiễm khuẩn đường tiết niệu trên.
Viêm bể thận biểu hiện với sốt, đau lưng dưới hoặc điểm sườn sống, buồn nôn và nôn. Nhiễm khuẩn máu xảy ra trong 20–30% trường hợp.
Hoại tử nhú thận có thể xảy ra ở bệnh nhân có tắc nghẽn, đái tháo đường, bệnh hồng cầu hình liềm hoặc bệnh thận do thuốc giảm đau.
Viêm bể thận khí thũng là đặc biệt nặng, có liên quan đến sự sản xuất khí ở trong thận và mô quanh thận, chỉ xảy ra ở bệnh nhân đái tháo đường.
Viêm bể thận u hạt vàng xảy ra khi tắc nghẽn đường tiết niệu mạn tính (thường do sạn thận), cùng với nhiễm trùng mạn tính, dẫn đến phá hủy mô thận do mủ.
Viêm tuyến tiền liệt có thể do nhiễm trùng hoặc không; trường hợp không nhiễm trùng phổ biến hơn. Viêm tuyến tiền liệt cấp do vi khuẩn có biểu hiện đái khó, đi tiểu thường xuyên, sốt, ớn lạnh, triệu chứng của tắc nghẽn đường ra bàng quang, và đau ở tuyến tiền liệt, vùng chậu hoặc khu vực đáy chậu.
Nhiễm trùng tiết niệu có biến chứng biểu hiện như bệnh có triệu chứng ở một người đàn ông hay phụ nữ có cấu tạo giải phẫu dễ nhiễm trùng, với một dị vật trong đường tiết niệu, hoặc với những yếu tố ảnh hưởng đến đáp ứng chậm với điều trị.
Chẩn đoán
Bệnh sử lâm sàng có một giá trị cao trong chẩn đoán viêm bàng quang không biến chứng; ở bệnh nhân có cả đái khó và đái dắt khi không có dịch tiết âm đạo, khả năng bị nhiễm trùng tiết niệu là 96%.
Que thử nước tiểu dương tính với nitrit hoặc bạch cầu esterase có thể khẳng định chẩn đoán viêm bàng quang không triệu chứng ở bệnh nhân có xác suất cao bị bệnh.
Phát hiện vi khuẩn bằng cấy nước tiểu là tiêu chuẩn vàng cho chẩn đoán nhiễm trùng tiết niệu. Ngưỡng >102 vi khuẩn/ml độ nhạy (95%) và độ đặc hiệu (85%) cao hơn ngưỡng 105/ml cho chẩn đoán viêm bàng quang cấp ở phụ nữ với các triệu chứng của bệnh.
Điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu
Viêm bàng quang không triệu chứng ở phụ nữ xem Bảng để có phác đồ điều trị hiệu quả.
Trimethoprim-sulfamethoxazol (TMP-SMX) được khuyến cáo là thuốc đầu tay điều trị viêm bàng quang cấp, nhưng nên tránh dùng khi có tỉ lệ kháng >20%.
Nitrofurantoin là một thuốc đầu tay khác với tỉ lệ kháng thấp.
Fluoroquinolon chỉ nên dùng khi những kháng sinh khác không phù hợp bởi vì tăng sự kháng thuốc hoặc tăng vai trò thúc đẩy bùng phát nhiễm trùng bệnh viện do nhiễm Clostridium difficile.
Ngoại trừ Pivmecillinam, các thuốc β-lactam có liên quan với tỷ lệ thấp hơn của sự diệt mầm bênh và tỉ lệ tái phát cao.
Viêm bể thận do E.coli kháng TMP-SMX với tỉ lệ cao, Fluoroquinolon (Ciprofloxacin, 500 mg uống 2 lần/ngày x 7 ngày) là thuốc đầu tay cho điều trị viêm bể thận cấp không biến chứng. Uống TMP-SMX (một viên gấp đôi x 2 lần/ngày x 14 ngày) có hiệu quả chống lại vi sinh vật đường tiết niệu nhạy cảm.
Nitrofurantoin, Ampicillin, và Cephalosporin được coi là tương đối an toàn khi điều trị nhiễm trùng tiết niệu trong giai đoạn đầu thai kỳ.
Nhiễm trùng tiết niệu không biến chứng ở đàn ông, một đợt 7 đến 14 ngày Fluoroquinolon hoặc TMP-SMX được khuyến cáo.
Nếu nghi ngờ viêm tuyến tiền liệt cấp do vi khuẩn, nên bắt đầu dùng kháng sinh sau khi đã cấy máu và nước tiểu.
Điều trị có thể được thay đổi tùy vào kết quả cấy nước tiểu và nên được tiếp tục trong 2-4 tuần; một đợt từ 4 đến 6 tuần là cần thiết cho viêm tuyến tiền liệt mạn do vi khuẩn.
Vi khuẩn niệu không triệu chứng chỉ nên được điều trị ở phụ nữ có thai, ở bệnh nhân làm phẫu thuật tiết niệu, và có thể ở bệnh nhân giảm bạch cầu và được ghép thận; lựa chọn kháng sinh dựa vào kết quả cấy.
Bảng. CHIẾN LƯỢC ĐIỀU TRỊ VIÊM BÀNG QUANG CẤP KHÔNG BIẾN CHỨNG
Ghi chú: Giá trị hiệu quả là số trung bình hoặc phạm vi tính toán từ dữ liệu và các nghiên cứu của Hội bệnh truyền nhiễm Hoa Kỳ/Hội vi sinh lâm sàng châu Âu 2010 và Hướng dẫn bệnh truyền nhiễm cho điều trị nhiễm trùng tiết niệu không biến chứng.
Các từ viết tắt: DS: mạnh gấp đôi; TMP-SMX: Trimethoprim-sulfamethoxazol.
Kết quả cấy nước tiểu từ catheter là cần thiết cho hướng dẫn điều trị.
Thay catheter trong suốt quá trình điều trị là cần thiết. Candida niệu là một biến chứng phổ biến của việc đặt catheter, giảm trong ~1/3 trường hợp khi rút bỏ catheter.
Điều trị (Fluconazol, 200-400 mg/ngày x 14 ngày) được khuyến cáo cho bệnh nhân có triệu chứng viêm bàng quang hoặc viêm bể thận và cho những người có nguy cơ cao mắc bệnh lây lan.
Dự phòng nhiễm trùng tiết niệu tái phát
Phụ nữ có triệu chứng của nhiễm trùng tiết niệu ≥2 lần/năm cần phải được điều trị dự phòng-liên tục hoặc sau giao hợp-hoặc có sử dụng dụng cụ tránh thai.
Dự phòng liên tục hoặc sau giao hợp luôn là liều thấp TMP-SMX, Fluoroquinolon, hoặc Nitrofurantoin. Bệnh nhân dùng dụng cụ tránh thai cần cung cấp cả vật dụng để cấy nước tiểu và để tự điều trị với một đợt kháng sinh khi có những triệu chứng đầu tiên của nhiềm trùng.
Tiên lượng
Trong trường hợp không có bất thường về giải phẫu, nhiễm trùng tái phát ở trẻ em và người lớn không dẫn đến viêm bể thận mạn hoặc suy thận.
Bài viết cùng chuyên mục
Ung thư tụy và u tuyến nội tiết của đường tiêu hóa và tụy
U tiết glucagon liên quan đến đái tháo đường và ban đỏ di truyền hoại tử, a characteristic red, raised, scaly rash thường ở vị trí vùng mặt, bụng, perineum, and distal extremities.
Sỏi mật: nguyên lý nội khoa
Phần lớn sỏi mật phát triển thầm lặng nghĩa là bệnh nhân không có biểu hiện triệu chứng gì. Triệu chứng xuất hiện khi sỏi gây viêm hoặc tắc ống túi mật hoặc ống mật chủ.
Co thắt thực quản: nguyên lý nội khoa
Chụp cản quang với barium thấy thực quản nút chai, giả túi thừa và co thắt lan toả. Đo áp lực thực quản thấy co thắt với nhiều cơn co thực quản tự phát biên độ lớn và thời gian co kéo dài.
Choáng váng và chóng mặt: nguyên lý nội khoa
Khi choáng váng không chắc chắn, nghiệm pháp kích thích để làm xuất hiện các triệu chứng có thể hữu ích. Nghiệm pháp Valsalva, thở nhanh, hoặc thay đổi sang tư thế đứng có thể làm xuất hiện choáng váng.
Biến chứng sốt và giảm bạch cầu đa nhân trung tính khi điều trị ung thư
Nên lấy hai mẫu máu từ hai vị trí khác nhau và chụp X quang ngực, và các cận lâm sàng thêm nê được chỉ định tùy theo các dấu hiệu lâm sàng từ bệnh sử và thăm khám.
Phù phổi độ cao
Phù phổi không do nguyên nhân tim mạch biểu hiện là co mạch phổi không đều dẫn đến tăng tái tưới máu quá mực ở một vài nơi. Giảm giải phóng nitric oxide do giảm oxy huyết.
Tăng áp mạch máu phổi: nguyên lý nội khoa
Giãn tĩnh mạch cổ, giãn thất phải, P2 mạnh, S4 bên phải, hở van 3 lá. Xanh tím và phù ngoại vi là những biểu hiện muộn.
Tăng cholesterol và triglyceride
Nồng độ cả triglyceride và cholesterol cao là do nồng độ cả VLDL và LDL cao hoặc các hạt VLDL còn sót lại.
Hôn mê: nguyên lý nội khoa
Những vấn đề hô hấp và tim mạch cấp tính nên được chú trọng trước khi đánh giá thần kinh. Các dấu hiệu thần kinh nên được đánh giá và khởi đầu hỗ trợ thích hợp.
Đau bụng cấp dữ dội: nguyên lý nội khoa
Điểm quyết định ban đầu dựa vào tình trạng cân bằng huyết động của bệnh nhân. Nếu không, phải nghi ngờ một tai biến mạch máu như dò phình động mạch chủ bụng.
Phương pháp thăm dò không xâm lấn tim
Siêu âm là phương pháp không xâm lấn được lựa chọn để nhanh chóng xác định tràn dịch màng ngoài tim và các ảnh hưởng huyết động, trong chèn ép tim thì có sập thất phải và nhĩ phải kì tâm trương.
Viêm xoang cấp tính: nguyên lý nội khoa
Rất khó để phân biệt viêm xoang do virus hay vi khuẩn trên lâm sàng, mặc dù nguyên nhân do virus thường gặp nhiều hơn so với vi khuẩn.
Nhiễm trùng huyết mà không có ổ nhiễm trùng rõ ràng
Bệnh Tularemia và bệnh dịch hạch có thể gây ra hôi chứng thương hàn hoặc nhiễm trùng huyết với tỷ lệ tử vong khoảng 30 phần trăm và nên được nghĩ đến khi có yếu tố dịch tễ.
Tăng nồng độ cholesterol đơn thuần
Hiếm gặp người có hàm lượng cholesterol HDL tăng rõ rệt cũng có thể làm tăng nồng độ cholesterol toàn phần huyết thanh.
Biến chứng nhồi máu cơ tim ST chênh lên
Vỡ vách liên thất và hở van hai lá cấp do thiếu máu, nhồi máu cơ nhú xảy ra trong tuần đầu tiên sau nhồi máu và có đặc điểm là suy tim sung huyết cấp với âm thổi mới xuất hiện.
Viêm cầu thận tiến triển nhanh: nguyên lý nội khoa
Điều trị chuẩn ban đầu cho viêm cầu thận tiến triển nhanh liên quan đến kháng thể kháng bạch cầu đa nhân gồm Methylprednisolon và Cyclophosphamid.
Mất thị lực từ từ
U thần kinh thị hoặc u giao thoa thị giác tương đối hiếm, nhưng thường không phát hiện ra vì chúng gây mất thị lực từ từ và ít khi tìm ra khi khám lâm sàng, ngoại trừ có mờ đĩa thị.
Chèn ép tủy sống do u tân sinh
Triệu chứng thường gặp nhất là căng đau lưng khu trú, kèm các triệu chứng về tổn thương thần kinh sau đó. MRI cấp cứu được chỉ định khi nghi ngờ chẩn đoán.
Bạch cầu cấp dòng tủy: nguyên lý nội khoa
Các yếu tố kích thích dòng có ít hoặc không có lợi ích, một số khuyến cáo sử dụng ở những bệnh nhân lớn tuổi và những người có nhiễm trùng hoạt động
U tuyến giáp: nguyên lý chẩn đoán điều trị
U tuyến giáp có thể là lành tính hoặc ác tính, Ung thư biểu mô tuyến giáp bao gồm ung thư tuyến giáp thể nhú, thể nang và không biệt hóa.
Tăng calci máu: nguyên lý chẩn đoán điều trị
Cường cận giáp nguyên phát là rối loạn toàn bộ quá trình chuyển hóa xương do tăng tiết hormon cận giáp bởi u tuyến.
Thiếu máu do tăng phá hủy hồng cầu và chảy máu cấp
Tương tự, các nguyên nhân mắc phải có mối liên hệ với các yếu tố ngoài hồng cầu vì hầu hết các yếu tố này là ngoại sinh. Trường hợp ngoại lệ là hồng cầu tan máu ure máu có tính gia đình.
Eczema và viêm da
Một trong ba bệnh liên quan của viêm da cơ địa là viêm mũi dị ứng, hen và bệnh chàm. Bệnh thường bị theo đợt, mạn tính, ngứa rất nhiều, viêm da chàm hóa với các đám hồng ban có vảy, mụn nước,vảy tiết, và nứt nẻ.
Ung thư vú: nguyên lý nội khoa
Ung thư vú thường được chẩn đoán bằng sinh thiết các nốt được phát hiện trên nhũ ảnh hay sờ chạm. Phụ nữ thường được tích cực khuyến khích khám vú hàng tháng.
Đau vùng chậu: rối loạn hệ sinh sản nữ giới
Xác định liệu rằng cơn đau là cấp tính hay mãn tính, liên tục hay co thắt từng đợt, và theo chu kỳ hay không theo chu kỳ sẽ giúp chỉ định thêm các xét nghiệm.