Hạ canxi máu: nguyên lý chẩn đoán điều trị

2018-07-18 04:51 PM

Giảm calci máu thoáng qua thường xảy ra ở những bệnh nhân nặng bị bỏng, nhiễm trùng huyết và suy thận cấp, sau truyền máu do có muối citrate chống đông máu.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Giảm calci máu mãn tính ít phổ biến hơn so với tăng calci máu, nhưng thường có triệu chứng và cần phải điều trị. Các triệu chứng bao gồm dị cảm đầu chi và quanh miệng (môi, lưỡi), co cơ, co rút bàn chân và bàn tay, co cứng, co thắt thanh quản, co giật, và ngừng thở. Tăng áp lực nội sọ và phù gai thị có thể xảy ra với giảm calci máu kéo dài, và các biểu hiện khác có thể bao gồm cáu gắt, trầm cảm, rối loạn tâm thần, co thắt ruột, và kém hấp thu mạn tính. Thường có dấu hiệu Chvostek và Trousseau, và khoảng QT kéo dài. Cả giảm Mg máu và nhiễm kiềm đều làm giảm ngưỡng co cứng.

Nguyên nhân

Giảm calci máu thoáng qua thường xảy ra ở những bệnh nhân nặng bị bỏng, nhiễm trùng huyết và suy thận cấp; sau truyền máu do có muối citrate chống đông máu; hoặc với các thuốc như protamine và heparin. Giảm albumine máu có thể làm giảm canxi huyết thanh dưới mức bình thường, mặc dù nồng độ canxi ion hóa vẫn bình thường.

Cơ chế hiệu chỉnh được đề cập ở trên (xem “tăng calci máu”) có thể được sử dụng để đánh giá xem liệu nồng độ canxi huyết thanh là bất thường khi nồng độ protein huyết thanh thấp. Nhiễm kiềm làm tăng canxi gắn vào các protein, và trong trường hợp này, các phương pháp đo trực tiếp của nồng độ canxi ion hóa nên được sử dụng.

Các nguyên nhân gây giảm calci máu có thể được chia thành nhiều nhóm là không có PTH (suy tuyến cận giáp di truyền hoặc mắc phải, giảm Mg máu), PTH không đủ (suy thận mãn tính, thiếu hụt vitamin D, điều trị thuốc chống co giật, kém hấp thu ở ruột, giả suy cận giáp), hoặc PTH quá cao (tăng phosphate huyết cấp tính, nặng trong ly giải khối u, suy thận cấp, hoặc tiêu cơ vân; hội chứng xương đói sau phẫu thuật cắt tuyến cận giáp). Các nguyên nhân phổ biến nhất của giảm calci máu nặng mãn tính là suy tuyến cận giáp tự miễn dịch và suy tuyến cận giáp sau phẫu thuật vùng cổ. Suy thận mãn tính có liên quan đến giảm calci máu nhẹ bù lại bằng cường cận giáp thứ phát. Nguyên nhân của sự giảm calci máu có liên quan với viêm tụy cấp tính không rõ ràng.

Điều trị

Giảm calci máu có triệu chứng có thể được điều trị bằng canxi gluconat (bolus 1-2g truyền tĩnh mạch trên 10-20 phút sau tiêm truyền 10 ống 10% calcium gluconate pha với 1 L D5W truyền 30-100 ml/h). Theo dõi giảm calci máu mãn tính cần dùng canxi uống liều cao, thường kết hợp bổ sung vitamin D. Suy tuyến cận giáp cần bổ sung canxi (1-3 g/ngày) và calcitriol (0,25-1 mg/ngày), điều chỉnh theo nồng độ canxi huyết thanh và bài tiết nước tiểu. Điều chỉnh nồng độ magiê để cải thiện tình trạng giảm calci máu trong các trường hợp giảm Mg huyết nặng.

Bài viết cùng chuyên mục

Bướu cổ đa nhân độc và u tuyến độc: nguyên lý chẩn đoán và điều trị

Ngoài các đặc điểm của bướu cổ, biểu hiện lâm sàng của bướu cổ đa nhân độc bao gồm cường giáp dưới lâm sàng hoặc nhiễm độc giáp nhẹ

Hội chứng tĩnh mạch chủ trên ở bệnh nhân ung thư

Xạ trị là lựa chọn điều trị đới với ung thư phổi không tế bào nhỏ, kết hợp hóa trị với xạ trị có hiệu quả trong ung thư phổi tế bào nhỏ và u lympho.

Suy hô hấp: nguyên lý nội khoa

Suy hô hấp tăng cacbondioxit do giảm thông khí phút và/hoặc tăng khoảng chết sinh lý. Trình trạng chung liên quan với suy hô hấp tăng cacbondioxit gồm bệnh lý thần kinh cơ.

Viêm phổi: nguyên lý nội khoa

Trước khi có những biểu hiện lâm sàng, kích thước của vi sinh vật phải lớn hơn khả năng thực bào của đại thực bào và các thành phần khác của hệ miễn dịch.

Hội chứng thận hư: nguyên lý nội khoa

Ngoài phù, biến chứng của hội chứng thận hư có thể kể đến như huyết khối tĩnh mạch và các biến cố huyết khối tắc mạch khác, nhiễm trùng, thiếu vitamin D.

Khó thở: nguyên lý nội khoa

Khó thở khi nằm thường thấy trong suy tim sung huyết. Khó thở về đêm thường thấy trong suy tim sung huyết và hen. Khó thở từng cơn gợi ý thiếu máu cơ tim, hen, hoặc thuyên tắc phổi.

Động kinh: nguyên lý nội khoa

Các nguyên nhân chủ yếu của GCSE là không sử dụng đúng hoặc cai thuốc chống động kinh, các rối loạn chuyển hóa, ngộ độc thuốc, nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương.

X quang bụng: nguyên lý nội khoa

Nên là chỉ định hình ảnh ban đầu ở một bệnh nhân nghi ngờ tắc ruột. Dấu hiệu của tắc ruột cao trên X quang gồm nhiều mức hơi dịch, không có bóng hơi ruột già, và có bậc thang xuất hiện ở quai ruột non.

Tắc cấp động mạch thận: nguyên lý nội khoa

Nhồi máu thận rộng gây đau, buồn nôn, nôn, tăng huyết áp, sốt, protein niệu, đái máu, tăng lactat dehydrogenase và aspartate aminotransferase.

Tăng bạch cầu: nguyên lý nội khoa

Bệnh lý huyết học, bệnh bạch cầu, u lympho, hội chúng tăng sinh tủy mạn ác tính và loạn sản tủy, thiếu máu tan máu, giảm bạch cầu trung tính mạn vô căn.

Thiếu máu do giảm sinh hồng cầu

Thiếu máu do giảm sinh hồng cầu là một trong những tình trạng thiếu máu phổ biến. Hình thái hồng cầu thường bình thường chỉ số hồng cầu lưới thấp.

Nhiễm trùng huyết với ổ nhiễm trùng nguyên phát ở cơ mô mềm

Đau và các dấu hiệu ngộ độc không tương xứng với các triệu chứng khi khám. Nhiều bệnh nhân thờ ơ và có thể có cảm nhận về cái chết sắp đến

Bệnh lupus ban đỏ hệ thống: nguyên lý chẩn đoán điều trị

Bệnh không rõ nguyên nhân trong đó các mô và tế bào trải qua tổn thương trung gian bởi các phức hợp miễn dịch và tự kháng thể gắn ở mô.

Ngăn ngừa các biến chứng của bệnh nhân nặng

Huyết khối tĩnh mạch sâu có thể xảy ra mặc dù có thể dự phòng bằng heparin tiêm dưới da hoặc các thiết bị nén khí liên tục ở chi dưới và có thể xảy ra tại vị trí đặt catheter tĩnh mạch trung ương.

Tiếp cận bệnh nhân bị bệnh thận: nguyên lý nội khoa

Việc tiếp cận bệnh nhân bị bệnh thận, bắt đầu với sự phát hiện các hội chứng đặc biệt, trên cơ sở các kết quả.

Ung thư tụy và u tuyến nội tiết của đường tiêu hóa và tụy

U tiết glucagon liên quan đến đái tháo đường và ban đỏ di truyền hoại tử, a characteristic red, raised, scaly rash thường ở vị trí vùng mặt, bụng, perineum, and distal extremities.

Chèn ép tủy sống do u tân sinh

Triệu chứng thường gặp nhất là căng đau lưng khu trú, kèm các triệu chứng về tổn thương thần kinh sau đó. MRI cấp cứu được chỉ định khi nghi ngờ chẩn đoán.

Rối loạn thính giác: nguyên lý nội khoa

Chấn thương ở trước đầu, tiếp xúc với các thuốc gây độc ốc tai, tiếp xúc với tiếng ồn nghề nghiệp hoặc giải trí, hoặc tiền sử gia đình có giảm thính lực cũng quan trọng.

Nhiễm khuẩn tiết niệu: nguyên lý nội khoa

Yếu tố nguy cơ của viêm bàng quang cấp gồm sử dụng màng ngăn diệt tinh trùng gần đây, quan hệ tình dục thường xuyên, tiền sử nhiễm trùng tiết niệu.

Đỏ mắt hoặc đau mắt

Mất thị lực đột ngột hoặc nhìn đôi ở những trường hợp mắt không bị đau và không bị viêm thường là các rối loạn thị giác hoặc thần kinh nghiêm trọng và nên được theo dõi chặt chẽ.

Sỏi ống mật chủ: nguyên lý chẩn đoán điều trị

Sỏi ống mật chủ có thể phát hiện tình cờ, đau quặn mật, vàng da tắc mật, viêm đường mật hoặc viêm tụy.

Viêm xoang cấp tính: nguyên lý nội khoa

Rất khó để phân biệt viêm xoang do virus hay vi khuẩn trên lâm sàng, mặc dù nguyên nhân do virus thường gặp nhiều hơn so với vi khuẩn.

Đánh trống ngực: nguyên lý nội khoa

Ở bệnh nhân có nhịp ngoại tâm thu nhĩ hoặc thất mà không có bệnh lý ở cấu trúc tim, chiến lược điều trị gồm giảm uống rượu và caffein, reassurance, và cân nhắc sử dụng chẹn beta.

Viêm tai giữa: nguyên lý nội khoa

Hầu hết các trường hợp nhẹ đến trung bình khỏi bệnh trong vòng 1 tuần mà không cần điều trị đặc hiệu, giảm các triệu chứng bằng các thuốc giảm đau.

Bệnh phổi kẽ: nguyên lý nội khoa

Các triệu chứng thường gặp trong bệnh phổi kẽ bao gồm khó thở và ho khan. Triệu chứng ban đầu và thời gian khởi phát có thể hỗ trợ trong chẩn đoán phân biệt.