- Trang chủ
- Phác đồ - Test
- Nguyên lý y học nội khoa
- Vô kinh: rối loạn hệ sinh sản nữ giới
Vô kinh: rối loạn hệ sinh sản nữ giới
Các nguyên nhân gây vô kinh nguyên phát và thứ phát chồng chéo lên nhau, nên phân loại rối loạn kinh nguyệt gồm rối loạn tại tử cung, đường sinh dục.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Nguyên nhân
Vô kinh là tình trạng không có chu kỳ kinh nguyệt. Nó được phân loại là tự phát, nếu chưa bao giờ có kinh nguyệt đến khi 15 tuổi trong trường hợp không điều trị nội tiết, hoặc thứ phát, nếu không có chu kỳ kinh nguyệt nào trong > 3 tháng ở người phụ nữ đã có kinh nguyệt kỳ trước.
Mang thai cần được loại trừ ở phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ với vô kinh, ngay cả khi hỏi tiền sử và khám thực thể không gợi ý đến. Kinh thưa được định nghĩa là một kì kinh kéo dài > 35 ngày hoặc < 10 chu kì kinh nguyệt mỗi năm. Cả tần số và lượng máu chảy không đều trong kinh thưa. Chảy máu nhiều không đều hoặc thường xuyên là chảy máu bất thường từ tử cung nếu có tổn thương tử cung theo giải phẫu hoặc đã loại trừ chảy máu từ một tạng khác.
Các nguyên nhân gây vô kinh nguyên phát và thứ phát chồng chéo lên nhau, nên phân loại rối loạn kinh nguyệt gồm rối loạn tại tử cung, đường sinh dục và rối loạn rụng trứng là thích hợp.
Các dị tật giải phẫu đường ra mà không cho máu qua âm đạo bao gồm không có âm đạo hoặc tử cung, màng trinh không thủng, màng ngăn ngang âm đạo, và hẹp cổ tử cung.
Phụ nữ bị vô kinh và có nồng độ FSH và LH thấp là bị thiểu năng sinh dục do giảm hormon hướng sinh dục do bệnh lý ở vùng dưới đồi hoặc tuyến yên. Nguyên nhân ở vùng dưới đồi bao gồm thiểu năng sinh dục do giảm hormon hướng sinh dục vô căn bẩm sinh, tổn thương ở vùng dưới đồi (u sọ hầu và các khối u khác, lao, bệnh sarcoidosis, khối u di căn), chấn thương hoặc chiếu xạ vùng dưới đồi, bài tập mạnh, rối loạn ăn uống, căng thẳng và các bệnh suy nhược mãn tính (bệnh thận giai đoạn cuối, bệnh ác tính, kém hấp thu). Hình thức phổ biến nhất của vô kinh do vùng dưới đồi là thiếu hụt GnRH chức năng, có thể thay đổi được do căng thẳng tâm lý hoặc thể chất, trong đó có tập thể dục quá sức và chán ăn tâm thần. Rối loạn của tuyến yên bao gồm những dị tật hiếm tiến triển, u tuyến yên, u hạt, suy tuyến yên sau bức xạ, và hội chứng Sheehan. Chúng có thể dẫn đến vô kinh bằng hai cơ chế: can thiệp trực tiếp vào sản xuất hormon hướng sinh dục, hoặc ức chế tiết GnRH qua sản xuất thừa prolactin.
Phụ nữ bị vô kinh và nồng độ FSH cao là có suy buồng trứng, có thể là do hội chứng Turner, loạn sản tuyến sinh dục đơn thuần, suy buồng trứng sớm, hội chứng kháng buồng trứng, và hóa trị hoặc xạ trị cho bệnh ác tính.
Việc chẩn đoán suy buồng trứng sớm được áp dụng cho những người phụ nữ chấm dứt kinh nguyệt trước 40 tuổi.
Hình. Sơ đồ đánh giá vô kinh. β-hCG, human chorionic gonadotropin; FSH, hormon kích nang trứng; PRL, prolactin; TSH, Hormon kích thích tuyến giáp.
Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) được đặc trưng bởi sự tăng androgen trên lâm sàng hay sinh hóa (rậm lông, mụn trứng cá, hói đầu kiểu nam) kèm theo vô kinh hoặc kinh thưa. Hội chứng chuyển hóa và vô sinh thường xuất hiện; các triệu chứng này trở nên tồi tệ khi xuất hiện cùng béo phì. Rối loạn có các biểu hiện tương tự bao gồm sản xuất dư thừa androgen từ các khối u thượng thận hoặc u buồng trứng và bệnh tăng sản thượng thận bẩm sinh khởi phát ở người lớn. Cường giáp có thể liên quan đến kinh thưa hoặc vô kinh; suy giáp thường liên quan với băng huyết hơn.
Chẩn đoán
Các đánh giá lâm sàng ban đầu thận trọng bao gồm đánh giá triệu chứng của tăng androgen, xét nghiệm hCG huyết thanh hoặc nước tiểu, và nồng độ FSH huyết thanh. Dị tật giải phẫu thường được chẩn đoán bằng khám lâm sàng, mặc dù XQ vòi tử cung hoặc quan sát trực tiếp bằng soi buồng tử cung có thể được yêu cầu. Xét nghiệm karyotype nên được thực hiện khi nghi ngờ loạn sản tuyến sinh dục. Việc chẩn đoán buồng trứng đa nang được dựa trên sự cùng tồn tại của không rụng trứng mãn tính và thừa androgen, sau khi loại trừ nguyên nhân khác gây ra những tình trạng này. Trong trường hợp không biểu hiện các nguyên nhân của thiểu năng sinh dục do giảm hormon hướng sinh dục, MRI vùng tuyến yên-dưới đồi nên được thực hiện khi hormon hướng sinh dục thấp hoặc không bình thường.
Điều trị
Các bất thường ở đường ra được xử trí bằng phẫu thuật. Giảm sản xuất estrogen, cho dù từ suy buồng trứng hoặc bệnh lí vùng dưới đồi/tuyến yên, nên được điều trị bằng estrogen theo chu kỳ, hoặc trong các hình thức tránh thai đường uống hoặc estrogen liên hợp (0,625-1,25 mg/ngày đường uống) và medroxyprogesterone acetate (2,5 mg/ngày đường uống hoặc 5-10 mg trong 5 ngày cuối cùng của tháng). Buồng trứng đa nang có thể được điều trị bằng thuốc để kích thích rút ngắn khoảng cách giữa các chu kì kinh nguyệt (medroxyprogesterone acetate 5- 10 mg hoặc progesterone 200 mg mỗi ngày trong 10-14 ngày mỗi tháng, hoặc uống các thuốc tránh thai) và giảm cân, cùng với điều trị rậm lông và nếu muốn , kích rụng trứng (xem dưới đây). Người bị buồng trứng đa nang có thể có lợi khi dùng các thuốc nhạy cảm với insulin, chẳng hạn như metformin, và cần được sàng lọc bệnh đái tháo đường.
Bài viết cùng chuyên mục
Nuốt khó: nguyên lý nội khoa
Nuốt khó gần như luôn luôn là triệu chứng của một bệnh cơ quan hơn là một than phiền chức năng. Nếu nghi ngờ nuốt nghẹn hầu, soi huỳnh quang có quay video khi nuốt có thể giúp chẩn đoán.
Bệnh lắng đọng canxi apatit và canxi oxalat
Apatit là yếu tố quan trọng trong chứng khớp vai Milwaukee, một bệnh khớp phá hủy của người già xảy ra ở khớp vai và khớp gối.
Viêm bàng quang kẽ: nguyên lý nội khoa
Không giống như đau vùng chậu phát sinh từ các nguồn khác, đau do viêm bàng quang kẽ càng trầm trọng hơn khi đổ đầy bàng quang, và giảm khi bàng quang rỗng.
Phương pháp khám và vị trí thần kinh
Dữ liệu lâm sàng có được từ khám thần kinh cộng với bệnh sử chi tiết giúp biết được vị trí giải phẫu mà giải thích tốt nhất những dấu chứng lâm sàng.
Cổ trướng: nguyên lý nội khoa
Đánh giá thường quy gồm khám toàn diện, protein, albumin, glucose, đếm và phân biệt tế bào, nhuộm Gram và nhuộm kháng acid, nuôi cấy, tế bào học; một số ca cần kiểm tra amylase.
Áp xe phổi: nguyên lý nội khoa
Các mẫu đờm có thể được nuôi cấy để phát hiện ra vi khuẩn hiếu khí nhưng lại có độ tin cậy không cao trong nuôi cấy vi khuẩn kỵ khí.
Cường Aldosteron: cường năng tuyến thượng thận
Chẩn đoán được gợi ý khi tăng huyết áp kháng trị kết hợp với hạ kali máu kéo dài ở bệnh nhân không bị phù và không dùng lợi tiểu gây giảm kali.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD): nguyên lý nội khoa
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh tiến triển, tuy nghiên, tốc độ giảm chức năng phổi thường sẽ chậm đáng kể nếu ngừng hút thuốc.
Các bất thường về thành phần nước tiểu
Hemoglobin và myoglobin tự do được phát hiện bởi que thử; cặn nước tiểu âm tính và que thử hem dương tính mạnh là đặc trưng của tan máu hoặc tiêu cơ vân.
Rối loạn hệ thần kinh tự chủ: nguyên lý chẩn đoán điều trị
Bệnh thần kinh ngoại biên ảnh hưởng đến sợi myelin và không myelin nhỏ của hệ giao cảm và đối giao cảm là nguyên nhân phổ biến nhất của suy tự chủ mạn.
Các bệnh rối loạn quanh khớp
Kết quả của sự bất động khớp vai kéo dài, Vai đau và nhạy cảm khi sờ nắn, cả vận động chủ động và thụ động đều bị hạn chế.
Tâm phế mãn: nguyên lý nội khoa
Thở nhanh, nhịp đập thất phải dọc bờ trái xương ức, tiếng P2 lớn, tiếng T4 nghe bên phải, xanh tím, móng tay dùi trống là những biểu hiện muộn.
Rắn độc cắn: nguyên lý nội khoa
Nọc độc rắn là một hợp chất hỗn hợp phức tạp của nhiều men và các chất khác tác dụng tăng tính thấm thành mạch, gây hoại tử mô, ảnh hưởng đến quá trình đông máu.
Tăng thân nhiệt: nguyên lý nội khoa
Khó phân biệt được sốt hay tăng thân nhiệt. Bệnh sử thường rất hữu ích, ví dụ tiền căn tiếp xúc nhiệt độ hay điều trị bằng các loại thuốc ảnh hưởng đến quá trình điều nhiệt.
Viêm túi mật mãn: nguyên lý nội khoa
Có thể không có triệu chứng trong nhiều năm, có thể tiến triển thành bệnh túi mật hoặc viêm túi mật cấp, hoặc xuất hiện biến chứng.
Rậm lông: rối loạn hệ sinh sản nữ giới
Cách tiếp cận khi xét nghiệm thừa androgen được mô tả trong hình. Buồng trứng đa nang là một nguyên nhân tương đối phổ biến gây rậm lông.
Trụy tim mạch và đột tử: nguyên lý nội khoa
Những nguyên nhân gây rối loạn nhịp có thể được thúc đẩy bởi các rối loạn điện giải, hạ oxy máu, toan hóa hoặc cường giao cảm nhiều, cũng như có thể xảy ra trong tổn thương CNS.
Bệnh thận mạn tính và urê huyết: nguyên lý nội khoa
Tăng phosphat máu, thiếu máu, và những bất thường trong xét nghiệm khác không phải là chỉ số đáng tin cậy trong phân biệt bệnh cấp và mạn tính.
Thuyên tắc phổi và huyết khối tĩnh mạch sâu
Huyết khối tĩnh mạch sâu thường có biểu hiện khó chịu tăng dần ở bắp chân. Đối với thuyên tắc phổi, khó thở là triệu chứng hay gặp nhất.
Bệnh Alzheimer: nguyên lý chẩn đoán điều trị
Bệnh Alzheimer không thể chữa, và thuốc không có hiệu quả cao, chủ yếu là sử dụng thận trọng thuốc ức chế cholinesterase, quản lý triệu chứng của vấn đề hành vi.
Nhiễm độc sinh vật biển do cắn đốt
Cân nhắc kháng sinh theo kinh nghiệm bao phủ cả Staphylococcus và Streptococcus đối với những vết thương nghiêm trọng hoặc nhiễm độc ở ký chủ bị suy giảm miễn dịch.
Hội chứng tĩnh mạch chủ trên ở bệnh nhân ung thư
Xạ trị là lựa chọn điều trị đới với ung thư phổi không tế bào nhỏ, kết hợp hóa trị với xạ trị có hiệu quả trong ung thư phổi tế bào nhỏ và u lympho.
Hạ đường huyết: nguyên lý nội khoa
Hạ đường huyết tái phát làm thay đổi ngưỡng của các triệu chứng thần kinh thực vật và đáp ứng chống điều hòa với mức glucose thấp, dẫn đến mất ý thức do hạ đường huyết.
Bệnh da rối loạn mạch máu hay gặp: nguyên lý nội khoa
Viêm vách ngăn của mô mỡ dưới da đặc trưng bởi tổn thương ban đỏ, ấm, dạng nốt mềm dưới da điển hình là ở mặt trước xương chày. Tổn thương thường xuất hiện trên bề mặt da.
Ung thư vú: nguyên lý nội khoa
Ung thư vú thường được chẩn đoán bằng sinh thiết các nốt được phát hiện trên nhũ ảnh hay sờ chạm. Phụ nữ thường được tích cực khuyến khích khám vú hàng tháng.