Viêm khớp dạng thấp

2016-12-22 10:36 AM

Viêm khớp dạng thấp là bệnh toàn thân có viêm mạn tính màng hoạt dịch của nhiều khâp, mà nguyên nhân chưa rõ, Bệnh có bệnh cảnh lâm sàng phong phú.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Các bệnh tự miễn là một nhóm bệnh lý mắc phải mà trong đó yếu tố di truyền cũng đóng một vai trò. Đây là những bệnh lý có sự thay đổi về miễn dịch và có viêm lan toả của tổ chức liên kết.

Những bệnh này có chung một số đặc điểm lâm sàng, do đó chẩn đoán phân biệt thường gặp nhiều là viêm màng hoạt dích, viêm màng phổi, viêm cơ tim và viêm tâm mạc, màng ngoài tim, viêm phúc mạc, viêm mạch máu, viêm cơ, nổi ban trên da, những thay đổi của tổ chức liên kết và viêm thận. Xét nghiệm có thể cho thấy tình trạng thiếu máu huyết tán với test Coombs dương tính, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu, tăng hoặc giảm glubolin miễn dịch, kháng thể kháng nhân (bao gồm các kháng thể kháng các thành phần của nhân như ADN và nhiều thành phàn khác), yếu tố dạng thấp, cryoglubolin, phản ứng dương tính giả đối với giang mai, tăng các men cơ và những thay đổi của bổ thể trong huyết thanh.

Mặc dù các bệnh tự miễn là những bệnh mắc phải song nguyên nhân của nó vẫn chưa xác định trong hầu hết các trường hợp.

Một số thay đổi về xét nghiệm trong nhóm bệnh này (ví dụ phản ứng với giang mai dương tính giả, yếu tố dạng thấp) cũng có thể xuất hiện ở những người bình thường không có triệu chứng. Người ta cũng thấy những thay đổi này ở những người anh em bà con bệnh nhân đang dùng một số thuốc và những bệnh nhân bị các bệnh nhiễm khuẩn mạn tính.

Những điểm thiết yếu trong chẩn đoán

Các triệu chứng toàn thân: mệt mỏi, sốt, sút cân, cứng khớp buổi sáng.

Khởi phát thường từ từ, và ở những khớp nhỏ, tiến triển tới các khớp ở trung tâm và có tính chất đối xứng, thường có biến dạng khớp.

Dấu hiệu X quang: loãng xương ở đầu xương cạnh khớp, dấu hiệu bào mòn khớp, hẹp khe khớp.

Yếu tố dạng thấp thường dương tính.

Những biểu hiện ngoài khớp: hạt dưới da, tràn dịch màng phổi, viêm màng ngoài tim, hạch to, lách to kèm theo giảm bạch cầu và viêm mạch máu.

Nhận định chung

Viêm khớp dạng thấp là bệnh toàn thân có viêm mạn tính màng hoạt dịch của nhiều khâp, mà nguyên nhân chưa rõ. Bệnh có bệnh cảnh lâm sàng phong phú với những biểu hiện đa dạng ở tại khớp và ngoài khớp. Tuổi bắt đầu mắc bệnh thông thường là 20 - 40, tuy nhiên viêm khớp dạng thấp có thể xuất hiện ở bất kì lứa tuổi nào. Yếu tố nhậy cảm trong bệnh viêm khớp dạng thấp nhìn chung đã được xác định. Hầu như tất cả các bệnh nhân đều có kháng nguyên phù hợp tổ chức (HLA) nhóm II, với một đoạn 5 acid amin đã được xác định.

Những tổn thương giải phẫu bệnh gồm viêm màng hoạt dịch mạn tính kèm theo sự xuất hiện của màng máu. Màng máu bào mòn sụn, xương, dây chằng và gân. Trong giai đoạn cấp, thường có tràn dịch khớp và những dấu hiệu khác của viêm. Ở giai đoạn muộn hơn, tổn thương có thể gây ra xơ dính, hiếm khi có dính hoàn toàn xương, ổ cả hai giai đoạn cấp và mạn tính, viêm tổ chức phần mềm quanh khớp là một biểu hiện nổi bật nhạt và là yếu tố gây ra tổn thương khớp một cách đáng kể.

Về mặt vi thể, tổn thương đặc trưng của viêm khâp dạng thấp được tìm thấy trọng các hạt thấp. Đây là một tổn thương u hạt với một vùng hoại tử dạng tơ huyết ở trung tâm, xung quanh là các tế bào bị kéo dài của tổ chức liên kết sắp xếp hình nan hoa và ngoài cùng là tổ chức hạt mạn tính. Những tổn thương giải phẫu bệnh của hạt, thấp dưới da đôi khi cũng được phát hiện ở cơ tim, màng ngoài tim, nội tâm mạc, van tim, lá tạng màng phổi, phổi, củng mạc, màng não cứng, lách, thanh quản cũng như ở màng hoạt dịch, tổ chức qụanh khớp, và các gân. Viêm màng tim, màng phổi thường không đặc hiệu xuất hiện ở 20 - 40% bệnh nhân khi khám nghiệm tử thi. Những tổn thương không đặc hiệu khác liên quan đến viêm khớp dạng thấp gồm viêm những động mạch nhỏ, xơ phổi, thâm nhiễm tế bào tròn và cơ vân và bao ngoài bó sợi thần kinh và quá sản các hạch lympho. Nhiễm amyloid thứ phát cũng có thể xuất hiện.

Triệu chứng cơ năng và thực thể

Biểu hiện lâm sàng của viêm khớp dạng thấp rất đa dạng. Các biểu hiện của viêm khớp xuất hiện từ từ với các triệu chứng ban đầu thường là mệt mỏi, sụt cân và đau quanh khớp, cứng khớp một cách không rõ ràng. Một số ít bệnh nhân khởi phát bệnh một cách cấp tính sau một số yếu tố như nhiễm khuẩn, phẫu thuật, căng thẳng tinh thần, sau đẻ. Triệu chứng điển hình là sưng khớp đối xứng, kèm theo cứng khớp, nóng và đau. Cứng khớp chủ yếu vào buổi sáng, và đỡ dần trong ngày, thời gian cứng khớp buổi sáng là một dấu hiệu có ích phản ánh mức độ hoạt động của bệnh. Cứng khớp có thể tái xuất hiện sau thời gian bất động dàị trong ngày và có thể trở nên nặng hơn sau những hoạt động quá mức. Mặc dù bất kì khớp nào cũng có thể bị ảnh hưởng trong viêm khớp dạng thấp, song những vị trí thông thường nhất là các khớp ngón tay gần, khớp bàn ngón cũng như các khớp cổ tay, gối, cổ chân và các ngón chân.

Đôi khi cũng có những bệnh nhân chỉ viêm một khớp trong giai đoạn sớm. Có thể xuất hiện các kén hoạt dịch và hiện tượng đứt gân. Các hội chứng chèn ép thần kinh không phải là phổ biến, đặc biệt là ép dây thần kinh giữa trong hội chứng đường hầm cổ tay. Thỉnh thoảng có những bệnh nhân có ban đỏ lòng bàn tay, có thể thấy những chấm xuất huyết hoại tử nhỏ ở móng tay hoặc đau ngón tay, dấu hiệu của viêm các mao mạch. 20% bệnh nhân có các hạt dưới da, chủ yếu ở những vùng nổi của xương, song cũng có thể thấy ở trong các bao thanh dịch hoặc bao hoạt dịch gân. Hạt thấp dưới da gần như luôn luôn xuất hiện ở những bệnh nhân bo yếu tố dáng thấp dương tính kèm theo những biểu hiện ngoài khớp. Một số ít bệnh nhân cố hạch to và lách to. Bệnh nhân thường có sốt nhẹ, kém ăn, sút cân, yếu và mệt mỏi, hiếm khi có rét run. Sau nhiều tháng hoặc nhiều năm, tổ chức quanh khớp dày lên, biến dạng khớp ở tư thế gấp, bán trật khớp, xơ hóa và dính khớp có thể xuất hiện. Teo da hoặc tèo cơ cũng có thường gặp. Một số bệnh nhân khi bệnh đã tiến triển nặng, có thể có khô miệng, khô mắt và khô các niêm mặc khác (hội chứng Sjôgren). Những triệu chứng khác về mắt gồm viêm thượng củng mạc, nhuyễn củng mạc, thường là do các hạt thấp. Viêm màng tim, bệnh lý màng phổi khi xuất hiện thường không có biểu hiện lâm sàng. Viêm van động mạch chủ là một biến chứng hiếm gặp, có thể gây hở hoặc rách van động mạch chủ và thường xuất hiện ở bệnh nhân có viêm mạch máu ở những nơi khác trong cơ thể.

Xét nghiệm

Thường có những thay đổi của protein huyết thanh. Yếu tố dạng thấp, một kháng thể IgM trực tiếp kháng các glubolin khác có mặt trong huyết thành ở trên 75%) bệnh nhân. Hiệu giá của yếu tố dạng thấp thường cao ở những bênh nhân nặng. Hiệu giá của yếu tố dạng thấp cũng có thể cao một cách đáng kể trong một số tình trạng khác như giáng mai, bệnh sarcoid, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, lao, bệnh phong, mhiễm kí sinh trùng, những người cao tuổi, và ở những người thân của bệnh nhân. Kháng thể kháng nhân dương tính ở 20% bệnh nhân, tuy nhiên hiệu giá ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp thấp hơn so với những bệnh nhân luput ban đỏ hệ thống.

Trong cả giai đoạn cấp và mạn, tốc độ máu lắng và gamaglubolin (thông thường là IgG và IgM) thường tăng cao. Thường có thiếu máu nhược sắc hồng cầu bình thường ở mức trung bình. Số lượng bạch cầu thường bình thường hoặc tăng nhẹ, song có thể giảm, đặc biệt ở bệnh nhân có lách to (hội chứng Felty). Số lượng tiểu cầu thường tăng, tương quan với mức độ nặng của viêm khớp toàn thể. Xét nghiệm dịch khớp cũng rất có ích, phản ánh những thay đổi liên quan tới mức độ của viêm.

Thăm dò

Trong số các xét nghiệm cận lâm sàng, những thay đổi trên X quang là đặc hiệu nhất cho viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên X quang không nhậy (thường là bình thường) trong vòng 6 tháng đầu bị bệnh. Những thay đổi sớm nhất xuất hiện ở cổ tay hoặc bàn chân, gồm sưng phần mềm và hiện tượng mất chất khoáng ở đầu xương cạnh khớp. Muộn hơn sẽ thấy những dấu hiệu có ý nghĩa chẩn đoán là hẹp khe khớp toàn bộ và dấu hiệu bào mòn. Dấu hiệu bào mòn thường thấy trước tiên ở mỏm trâm trụ và tại rìa của đầu xương cạnh khớp, nơi xương không có sụn bảo vệ. Những thay đổi có ý nghĩa chẩn đoán cũng xuất hiện ở cột sống cổ kèm theo hiện tượng bán trật khớp C1-2, tuy nhiên những tổn thương này chỉ xuất hiện sau vài năm.

Chẩn đoán phân biệt

Phân biệt viêm khớp dạng thấp với những bệnh lí khác của tổ chức liên kết có thể gặp khó khăn. Mặc dù vậy, một số đặc điểm lâm sàng thường rất có ích cho chẩn đoán phân biệt. Thấp khớp cấp đặc trưng bởi viêm khớp với tính chất di chuyển, tăng hiệu giá ASLO, đáp ứng nhanh với điều trị bằng aspirin; viêm tim và ban vòng có thể có ở người lớn song múa giật và hạt dưới da gần như không bao giờ xuất hiện. Ban cánh bướm, ban dạng đĩa, nhậy cảm da với ánh sáng, rụng tóc, hiệu giá kháng thể kháng ADN cao, bệnh thận và những rối loạn thần kinh trung ương là những yếu tố để chẩn đoán luput ban đỏ hệ thống. Bệnh khớp do thoái hoá (hư khớp) không có những biểu hiện toàn thân, đau khớp với tính chất giảm khi nghỉ ngơi, khác với biểu hiện cứng khớp về buổi sáng trong viêm khớp dạng thấp, song thường rất nhẹ ở bệnh nhân thoái khớp.

Thoái khớp, khác với viêm khớp dạng thấp, ít khi bị tổn thương ở khớp cổ tay và các khớp bàn ngón tay. Viêm khớp ở bệnh nhân gút trong những năm đầu thường xuất hiện từng đợt và tổn thương một khớp, những năm sau đó có thể xuất hiện viêm đa khớp mạn tính, dễ nhầm với viêm khớp dạng thấp. Các hạt tophi trong bệnh gút đôi khi cũng bị nhầm với các hạt thấp. Tiền sử trước đó có viêm một khớp từng đợt và tìm thấy vi tinh thể urat trong dịch khớp là những yếu tố giúp cho chẩn đoán phân biệt. Viêm khớp mủ có thể phân biệt với viêm khớp dạng thấp dựa vào triệu chứng sốt, rét run, bằng chứng nhiễm khuẩn trong dịch khớp và thường có mặt của một ổ nhiễm khuẩn tiên phát ở đâu đó, chẳng hạn như viêm khớp do lậu cầu. Bệnh Lyme mạn tính điển hình chỉ tổn thương một khớp, thông thường nhất là khớp gối và các phản ứng huyết thanh thường dương tính. Nhiễm parvovirus B19 ở người lớn thỉnh thoảng cũng nhầm với viêm khớp dạng thấp. Tuổi bát đầu mác bệnh từ 35 - 37, đau khớp nhiều hơn là viêm khớp, thường có nổi ban ở má, thân mình hoặc tứ chi là những đặc điểm thường gặp.

Yếu tố dạng thấp âm tính, không có dấu hiệu bào mòn, có bằng chứng huyết thanh học của nhiễm parvovirus B19 mới đây (kháng thể IgM kháng parvovirus B19). Đau nhiều cơ do thấp thỉnh thoảng cũng gây viêm đa khớp ở bệnh nhân trên 50 tuổi, nhưng những bệnh nhân này có yếu tố dạng thấp âm tính và biểu hiện chủ yếu là đau cơ gốc chi và cứng khớp. Một số lớn ung thư có thể gây ra những hội chứng cận ung thư, trong đó có viêm khớp. Một trong những hội chứng đó là bệnh khớp phì đại do phổi, thông thường do ung thư biểu mô phổi và ống tiêu hoá, biểu hiện là viêm khớp giống viêm khớp dạng thấp, ngón tay dùi trống, dầy màng xương, yếu tố dạng thấp âm tính. Phù nề lan toả cả bàn tay kèm theo viêm bao cân gan tay cũng cđ thể có trong một số ung thư, đặc biệt là ung thư buồng trứng.

Điều trị

Chương trình chung (điều trị bảo tồn)

Mục đích trước tiên của điều trị viêm khớp dạng thấp là giảm viêm và giảm đau, bảo tồn chức năng và ngăn chặn sự biến dạng khớp. Ngoài ra, mức độ dễ chịu của người bệnh và kết quả điều trị còn phụ thuộc vào hiệu quả của các phương pháp điều trị không dùng thuốc, như đã được trình bày ở phần đầu của chương này.

Các thuốc chống viêm không steroid (CVKS)

Aspirin. Aspirin là một loại thuốc hạ sốt và chống viêm có hiệu quả, rẻ tiền nhất trong số các thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp. Nó thường là thuốc được lựa chọn đầu tiên, trừ khi có chống chỉ định. Bệnh nhân dưới 65 tuổi có thể bắt đầu với liều 1g, 3 - 4 lần/ngày. Aspirin được chuyển hoá với mức độ khác nhau, ở những đối tượng khác nhau vì vậy tổng liều aspirin cần thiết để đạt được hiệu quả cũng khác nhau giữa các đến bệnh nhân. Do sự khác nhau về dược động học thời gian bán huỷ càng dài thì nồng độ trong máu càng cao. Nồng độ có hiệu quả điều trị thay đổi trong phạm vi 20 - 30 mg/dl, tuy nhiên cũng rất đơn giản và rẻ tiền khi tảng liều 0,3 - 0,6 g mỗi tuần cho đến khi bệnh nhân có sự cải thiện tối đa hoặc khi bắt đàu xuất hiện tác dụng phụ. Cũng có thể tăng liều với mức độ như trên song khoảng thời gian kéo dài hơn, tuy nhiên nhiều bệnh nhân không muốn như vậy. Nếu xuất hiện ù tai, một biểu hiện ngộ độc sớm nhất, thì cứ 3 ngày liều lượng thuốc phải giảm đi 0,6 - 0,9 g cho đến khi triệu chứng này biến mất. Hiện nay, có nhiều chế phẩm khác nhau của aspirin, trong đó có dạng giải phóng chậm. Nên sử dụng viên aspirin bao tan trong ruột, vì nó sẽ làm giảm tần suất bị loét dạ dày ở những bệnh nhân phải dùng thuốc liều cao hoặc trung bình kéo dài. Dạng salicylat không phải acetyl hoá như salsalat, có hiệu quả tương tự và giảm khả năng gây loét dạ dày song đắt tiền hơn. Triệu chứng kính thích dạ dày có thể giảm khi dùng salicylat vào các bữa ãn và dùng kèm thêm các thuốc kháng acid. Không dùng bất cứ một loại salicylat nào cho bệnh nhân có tiền sử dị ứng với aspirin hoặc những thuốc tương tự.

Những thuốc chống viêm không steroid khác. Nếu dùng aspirin không hiệu quả, hoặc nếu xuất hiện các dấu hiệu không dung nạp ở đường tiêu hóa hãy thử dùng một trong các thuốc chống viêm không steroid khác. Hiện nay có nhiều thuốc chống viêm không steroid, bao gồm ibuproten, fenoprofen, naproxeh, tolmetin, sulindac, meclotenamat sodium, piroxicam, flurbiprofen, diclotenac, oxaprozin, nabumeton và ketoprofen. Về mặt hiệu quả đối với các nhóm bệnh nhân, tất cả các thuốc chống viêm giảm đau không steroid, kể cả aspirin đều như nhau. Tuy nhiên điều rất ngạc nhiên là có bệnh nhân lại đáp ứng với thuốc này mà không đáp ứng với thuốc khác.

Về mặt độc tính, những tác dụng phụ ở đường tiêu hóa là thông thường nhất. Tất cả các thuốc CVKS đều ức chế prostaglandin E, một hormon tại chỗ có tác dụng bảo vệ tế bào niêm mạc dạ dày. Không cơ bằng chứng nào chứng tỏ là những thuốc CVKS mới ít gây chảy máu dạ dày hơn aspirin. Tuy nhiên, những thuốc CVKS không phải aspirin cũng có hiệu quả tương tự như aspirin bao tan trong ruột là làm giảm tỷ lệ các triệu chứng dạ dày và loét dạ dày ở những bệnh nhân phải dùng aspirin kéo dài. Những thuốc ức chế H2 và caratat không làm giảm tỉ lệ loét dạ dày, chỉ giảm được hiện tượng rối loạn tiêu hóa. Vai trò của việc dùng phối hợp với các thuốc kháng acid còn chưa được đánh giá đầy đủ.

Riêng có misoprostol, một đồng phân tổng hợp của prostaglandin E là có khả năng làm giảm tỉ lệ loét dạ dày. Người ta vẫn chưa rõ liệu những thuốc này có làm giảm nguy cơ chảy máu tiêu hóa hay không. Hơn nữa tác dụng phụ của thuốc, đặc biệt là ia chảy, đã làm giảm việc sử dụng nó ở nhiều bệnh nhân, nhất là những người già.

Các thuốc CVKS còn có thể ảnh hưởng đến đường tiêu hóa dưới, gây thủng ruột hoặc làm cho bệnh lý viêm ruột nặng thêm.

Ti lệ chảy máu dạ dày trong số những người sử dụng thuốc CVKS nhìn chung là thấp: 1/ 10.000 - 1/6.000. Khả năng chảy máu tăng lên ở những người dùng thuốc kéó dài, dùng kèm với corticosteroid hoặc thuốc chống đông, ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp, những người có tiền sử loét dạ dày hoặc nghiên rượu và ở những người già. Một số báo cáo đã chỉ ra rằng hàng năm có khoảng 1/1 000 bệnh nhân phải vào viện vì biến chứng chảy máu tiêu hóa hoặc thủng ruột do dùng các thuốc CVKS. Chỉ định chính xác của thuốc misoprostol còn chưa rõ, song nói chung, chỉ nên dùng cho những bệnh nhân bắt buộc phải sử dụng những thuốc CVKS và có nguy cơ cao chảy máu dạ dày. Misoprostol là một thuốc gây xảy thai, vì vậy chống chỉ định dùng cho phụ nữ đang hoặc sẽ có thai.

Tổn thương gan cấp do các thuốc CVKS hiếm gặp, xuất hiện ở vào khoảng 1/25.000 bệnh nhân dùng thuốc. Bệnh nhân viêm khớp dạng thấp hoặc đang dùng sulindac có nguy cơ cao hơn. Tăng nhẹ và tạm thời các men aminotransíerase không thể nơi lên nguy cơ bị nhiễm độc gan do các thuốc CVKS.

Tất cả các thuốc CVKS kể cả aspirin đều có thể gây độc tính đối với thận, gây ra viêm thận kẽ hoặc hội chứng thận hư, suy thận có thể hồi phục, và làm tăng huyết áp trở nên nặng hơn. Có thể có tăng kali máu do thuốc làm giảm renin máu dẫn đêh giảm tiết aldosteron. Nguy cơ độc tính với thận nhìn chung là thấp song có thể tăng lên ở những người trên 60 tuổi, tiền sử có bệnh thận, suy tim xung huyết, cổ trướng, và những người dùng thuốc lợi tiểu.

Indomethacin có thể không có hiệu quả hơn salicylat trong điều trị viêm khớp dạng thấp và có tác dụng không mong muốn nhiều hơn. Không nên dùng phenylbutazon điều trị kéo dài vì thuốc có nhiều độc tính.

Những thuốc chống viêm khác

Nếu bệnh nhân không đáp ứng với các biện pháp điều trị cơ bản biểu hiện bằng giảm thời gian cứng khớp buổi sáng, mệt mỏi và sưng khớp không đỡ thì nên sử dụng thêm những thuốc sau đây.

Methotrexate. Hiện nay nhiều người thừa nhận rằng methotrexat là thuốc được lựa chuyên để điều trị cho những bệnh nhân viêm khớp dạng thấp nặng, không đáp ứng với điều trị bằng các thuốc CVKS. Methotrexat nói chung dung nạp tốt và thường phát huy tác dụng sau 2 - 4 tuần điều trị, so với thời gian 2 - 6 tháng khi dùng những thuốc khác như muối vàng, penicillamin, và những thuốc chống sốt rét. Liều ban đầu thường dùng là 7,5 mg methotrexat uống mỗi tuần. Tác dụng phụ thường gặp nhất là kích thích dạ dày và viêm dạ dày. Tác dụng phụ nặng, đe doạ tính mạng là viêm phổi kẽ, và thường được giải quyết bằng việc ngừng thuốc và cho corticosteroid. Độc tính với gan biểu hiện bằng xơ hóa gan và xơ gan là một tác dụng phụ quan trọng khác của methotrexat, rất may tác dụng phụ này hiếm gặp, chỉ vào khoảng 1/1000 bệnh nhân sau 5 năm dùng thuốc. Đái tháo đường, béo phì và có bệnh thận là những yếu tố làm tăng nguy cơ độc tính với gan. Cần theo dõi chức năng gan sau mỗi 4 - 8 tuần, cùng với xét nghiệm công thức máu, creatinin và albumin máu. Uống rượu nhiều làm tăng nguy cơ độc tính với gan, do đó nên khuyên bệnh nhân không nên uống rượu. Những bệnh nhân không có nguy cơ nhiễm độc gan, ban đầu không cần thiết phải làm sinh thiết gan, tuy nhiên thăm dò này nên được xem xét sau mỗi 4 g methotrexat, Sinh thiết gan nên làm sớm hơn cho những bệnh nhân vẫn có tăng các men gan mặc dù đã giảm liều trong vòng 6 tháng của mỗi chu kì theo dõi 12 tháng hoặc khi nồng độ albumin máu giảm dưới mức bình thường. Giảm tế bào tủy do ức chế tủy xương và nhiễm trùng là những biến chứng quan trọng khác. Tác dụng phụ của methotrexat, kể cả độc tính với gan có thể hạn chế bằng cách dùng thêm 1 mg folat mỗi ngày hoặc dùng leucovorin calcium (2,5 - 5 mg 24 giờ sau mỗi lần dùng methotrexat). Cho tới nay, người ta vẫn chưa thấy methotrexat làm tăng nguy cơ bị bệnh ác tính. Nên tránh phối hợp methotrexat với các thuốc kháng folat khác chẳng han trimethoprim-sulfamethoxazol bởi vì điều đó có thể gây ra giảm toàn bộ các tế bào máu.

Các thuốc chống sốt rét. Hydroxychloroquin sulfat là một thứ thuốc chống sốt rét được sử dụng phổ biến nhất để điều trị viêm khớp dạng thấp. Nó thường được dành cho những bệnh nhân nhẹ vì chỉ có khoảng 25 - 50% đáp ứng với thuốc và ở một số trường hợp thuốc chỉ phát huy tác dụng sau 3 - 6 tháng. Ưu điểm của hydrpxychloroquin là độc tính tương đối thấp. Liều 200 - 400 mg mối ngày gần như không có tác dụng phụ. Phản ứng phụ quan trọng nhất là viêm võng mạc hắc tố gây mất thị lực, rất may là hiếm gặp khi dùng thuốc với liều thấp. Nên khám mắt mỗi hai năm một lần cho những bệnh nhân phải dùng thuốc kéo dài. Những tác dụng phụ khác gồm bệnh lý thần kinh và bệnh lý cơ vân cũng như cơ tim và những rối loạn này thường hôi phục khi ngừng thuốc.

Muối vàng. Những bệnh nhân không thể đáp ứng hoặc không thể dung nạp với methotrexat, điều trị bằng muối vàng có thể có hiệu quả. Khoảng 60% bệnh nhân đáp ứng với điều trị muối vàng, mặc dù thuốc ít khi làm lui bệnh hoàn toàn. Cơ chế tác dụng còn chưa rõ.

Chỉ định: Những bệnh nhân không đáp ứng đầy đủ với các biện pháp điều trị cơ bản; những bệnh nhân viêm khớp dạng thấp có bào mòn.

Chống chi định: trước đó đã có ngộ độc với muối vàng, rối loạn đáng kể chức năng tạo máu, chức năng gan và thận.

Lựa chọn chế phẩm: có 2 dạng muối vàng: dạng tiêm bắp vàng Sodium thiomalat. hoặc aurothioglucose và dạng uống - auranofin. Dạng tiêm bắp thường được sử dụng nhiều nhất vì có hiệu quả hơn dạng uống.

Liều lượng: Liều thăm dò 10 mg muối vàng tiêm bắp, trong tuần đàu tiên, và liều 25 mg trong tuần thứ hai trước khi đạt tới liều duý trì 50 mg mỗi tuần và sau đó tiếp tục (có thể kéo dài tới 20 tuần) trừ khi tác dụng phụ xuất hiện. Nếu không có đáp ứng sau khi đã dùng 800 mg thì nên ngừng thuốc. Nếu đáp ứng tốt, cho tới tổng liều 1g, sau đó tiếp tục dùng liều 50 mg, hai tuần một lần, nếu vẫn đáp ứng tốt, tiếp tục dùng với chu kì cứ 3 tuần và sau đó cứ 4 tuần một lần.

Liều auranofin uống 3 mg, 2 lần mỗi ngày, cho đến khi có tác dụng hoặc xuất hiện độc tính.

Tác dụng phụ: khoảng 1/3 bệnh nhân (giao động trong khoảng 4 - 50%) có các phản ứng phụ với muối vàng, tỷ lệ tử vong dưới 0,4%. Biểu hiện của nhiễm độc tương tự những biểu hiện của ngộ độc các kim loại nặng khác (như asenic), gồm viêm da (từ nhẹ cho đến tróc vảy và ngứa), viêm dạ dày, giảm bạch cầu trung tính, protein niệu và những phản ứng dạng nitrit (đặc biệt với muối vàng thiomalat). Auranofin ít gây tác dụng phụ hơn muối vàng tiêm bắp, mặc dù ỉa chảy thường gặp. Để ngăn chặn hoặc giảm bớt mức độ nặng của những tác dụng phụ không nên dùng muối vàng cho bất kì bệnh nhân nào có những chống chỉ định được liệt kê ở trên. Nên xét nghiệm công thức máu và nước tiểu định kì.

Nếu xuất hiện các tác dụng phụ, nên ngừng thuốc ngay. Ngộ độc nặng có thể đòi hỏi phải dùng corticosteroid, nếu vẫn không đáp ứng, sau đó có thể sử dụng một cách thận trọng penecillamin hoặc dimercaprol (BAL), là những thuốc có tác dụng đối kháng (chelat hóa) với muối vàng. Các triệu chứng tại khớp có thể xấu đi sau dùng liều đầu tiên và thường là tạm thời, không nên căn cứ vào đó để ngừng thuốc. Những bệnh nhân như vậy có thể có đáp ứng tốt với thuốc nếu tiếp tục điều trị.

Corticosleroid: Mặc dù các thuốc corticosteroid thường có tác dụng chống viêm rất tốt trong viêm dạng khớp, song chúng không làm thay đổi được sự tiến triển tự nhiên của bệnh. Hơn nữa các triệu chứng lâm sàng tiến triển của bệnh có thể tái xuất hiện khi ngừng thuốc. Nhiều tác dụng phụ nặng khi sử dụng kéo dài đã làm hạn chế việc sử dụng những thuốc này. Một bất lợi khác xuất phát từ việc sử dụng steroid là làm cho bệnh nhân và thầy thuốc có xu hướng ít quan tâm đến lợi ích của các phương pháp điều trị hỗ trợ khác, các phương pháp điều trị vật lý và các biện pháp chỉnh hình.

Corticosteroid có thể dùng ngắn ngày giúp cho bệnh nhân qua khỏi đợt cấp đang mất khả năng vận động để tạo điều kiện cho những phương pháp điều trị khác (chẳng hạn điều trị vật lí), hoặc để khống chế những biểu hiện nặng ngoài khớp (như viêm màng tim, tổn thương mắt). Corticosteroid cũng có thể được chỉ định cho những bệnh nhân có bệnh đang tiến triển, không đáp ứng tốt với các phương pháp điều trị thông thường khác, hoặc khi không đáp ứng hoặc có chống chỉ định dùng methotrexat, muối vàng cũng như các thuốc làm thay đổi bệnh khác.

Cần dùng thuốc với liều thấp nhất để đạt tới hiệu quả lâm sàng mong muốn, nhưng nói chung liều thích hợp đối các bệnh khớp không quá 10 mg prednisolon họặc một thuốc tương đương mỗi ngày. Nhiều bệnh nhân ổn định tốt với liều 5 - 7,5 mg/ngày (nên sử dụng viên thuốc 1 mg). Khi chuẩn bị ngừng thuốc, phải có biện pháp giảm liều từ từ, thích hợp với thời gian dùng thuốc.

Tiêm corticosteroid tại khớp có tác dụng ở những bệnh nhân có viêm nặng chủ yếu ở một hoặc hai khớp. Có thể cho tiêm tại khớp triamcinolon 10 - 40 mg để giảm các triệu chứng, nhưng thường không quá 4 lần một năm.

Sulfasalazin: Đây là thuốc được lựa chọn hàng thứ hai trong điều trị viêm khớp dạng thấp, với hiệu quả tương tự muối vàng và penicillamin. Sulfasalazin thường được cho với liều 0,5 g mỗi ngày, sau đó mỗi tuần tăng lên 0,5 g để đạt đến 2 g mỗi ngày. Tác dụng phụ, đặc biệt là giảm bạch cầu trung tính và giảm tiểu cầu, xuất hiện ở 10 - 25% bệnh nhân, và 2 - 5% ở mức độ nặng. Bệnh nhân dùng sulfasalazin nên được theo dõi công thức máu thường xuyên.

Azathioprin: Giống methotrexat, đây là một thuốc kháng chuyển hóa, có tác dụng trong điều trị viêm khớp dạng thấp nặng, không đáp ứng với muối vàng hoặc thuốc chống sốt rét. Liều ban đầu thường dùng là 1 mg/kg, tăng lên từ từ, nếu cần thiết có thể tới 2,5 - 3 mg/kg. Do những tác dụng phụ nặng nề trong đó có tác dụng ức chế miễn dịch gây biến chứng nhiễm trùng, nên thuốc ít được sử dụng.

Penicillamin: Penicillamin có thể sử dụng cho những bệnh nhân viêm khớp dạng thấp nặng, bệnh vẫn liên tục tiến triển mặc dù đã dùng những thuốc kể trên. Một số những bệnh nhân này có thể có tác dụng vdi penicillamin mặc dù tác dụng phụ là đáng kể. Cơ chế tác dụng vẫn chưa rõ ràng. Có tới một nửa số bệnh nhân có tác dụng phụ như loét miệng, mất vị giác, sốt, phát ban, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu và thiếu máu bất sản tủy. Protein niệu và hội chứng thận hư có thể xuất hiện. Thuốc có thể gây ra một số bệnh lý của phức hợp miễn dịch như nhược cơ, luput ban đỏ hệ thống, viêm đa cơ, hội chứng Goodpasture. Không nên dùng thuốc cho phụ nữ có thai.

Nếu dùng penicillamin, nên bắt đầu bằng liều nhỏ: 250 mg/ngày, tăng liều 125 mg mối 2 - 3 tháng để đạt tởi liều tối đa 0,75 - 1 g/ngày. Penicillamin được dùng giữa các bữa ăn để tăng khả năng hấp thu. Rất cần thiết phải theo dõi các phản ứng phụ.

Các biện pháp điều trị bằng thử nghiệm

Cyclophosphamid, chlorambucil, cyclosporin, chiếu xạ toàn bộ hạch lympho và dùng các kháng thể đơn dòng chống cytokin hoặc tế bào T đã đang được sử dụng thành công trên các nghiên cứu thực nghiệm. Chỉ những bệnh nhân không đáp ứng với tất cả các biện pháp đỉều trị trên mới nên xem xét đến biện pháp điều trị này và nên dùng dưới sự hướng dẫn của những thầy thuốc đã có kinh nghiệm với những tác dụng phụ của chúng.

Các phương pháp ngoại khoa

Tiến triển và tiên lượng

Rất khó xác định một phương pháp điều trị tốt nhất cho bệnh nhân ngay từ đầu bởi vì những bệnh nhân nghi ngờ viêm khớp dạng thấp thì sau đó có thể tiến triển theo hai hướng khác nhau. Trong số những bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp, 50 - 75% lui bệnh sau 2 năm. Những bệnh nhân này thường có yếu tố dạng thấp âm tính, chức năng vận động tốt, ngay cả trong giai đoạn bệnh đang tiến triển, và thường gặp tại các cơ sở y tế cộng đồng, ít thấy ở trung tâm nghiên cứu. Rõ ràng, các biện pháp điều trị thông thường cũng đem lại hiệu quả tốt cho những bệnh nhân này.

Với những bệnh nhân mà các triệu chứng tại khớp tồn tại trên 2 năm thì tiến triển của bệnh thường không tốt. Những bệnh nhân này trung bình chết sớm hơn so với những người không mắc bệnh viêm khớp dạng thấp 10 - 15 năm. Trên thực tế với những bệnh nhân có triệu chứng tồn tại dai dẳng, chức năng vận động kém thì biểu đồ đường cong biểu diện tử vong tương tự của những người mắc bệnh Hodgkin giai đoạn IV hoặc bệnh động mạch vành. Nguyên nhân tử vong thông thường nhất là nhiễm khuẩn, bệnh tim, suy hô hấp, suy thận và những bệnh lý tiêu hóa. Yếu tố để xác định nguy cơ đặc biệt gây tử vong sớm gồm chức năng vận động kém, số khớp viêm trên 30, có những biểu hiện ngoài khớp (ví dụ bệnh phổi dạng thấp) và trình độ học vấn thấp. Do vậy, những bệnh nhân nậy cần điều trị tích cực, và sớm, bởi vì tổn thương phá hủy xương có thể xuất hiện trong vòng 2 năm đầu. Có thể xác định được những bệnh nhân sẽ có nguy cơ tiến triển nặng bằng cách xác định kiệu gen HLA – DRB1. Nếu có, có thể xem xét sử dụng sớm những thuốc lựa chọn hàng thứ hai như methotrexat hoặc dụng phối hợp những thuốc này để cải thiện tiện lượng bệnh ở một số ít những bệnh nhân không may mắn này.

Bài viết cùng chuyên mục

Những biểu hiện khớp trong nhiễm HIV

Viêm gân Achille hoặc viêm quanh khớp gối, như trong hội chứng Reiter cổ điển, là những dấu hiệu thường nổi bật và rất đặc trưng.

Viêm khớp nhiễm khuẩn cấp không do lậu

Việc sử dụng nội soi ngày càng rộng rãi và những phẫu thuật thay khớp nhân tạo đã làm cho tỉ lệ viêm khớp nhiễm khuẩn tăng lên.

Viêm đa cơ - viêm da cơ

Viêm đa cơ là một bệnh hệ thống mà nguyên nhân chưá rõ, biểu hiện chủ yếu của bệnh là yếu cơ, Đây là một bệnh cơ nguyên phát thường gặp nhất ở người lớn.

Hoại tử xương vô khuẩn

Ban đầu, X quang thường bình thường; chụp cộng hưởng tứ, cắt lớp vi tính và đồng vị phóng xạ là những kĩ thuật thăm dò nhậy hơn.

Biểu hiện thấp khớp trong ung thư

Bệnh bạch cầu tế bào tóc có thể phối hợp với viêm các mạch máu cỡ trung bình, như bệnh viêm nút đa động mạch, Bệnh bạch cầu cấp có thể gây đau khớp.

Bệnh thiểu sản xương: bệnh giòn xương

Dạng thứ hai là thiểu sản xương muộn, trong đó gẫy xương và biến dạng xương xuất hiện sau khi đẻ. Xương dòn, dễ gãy là một tiêu chuẩn rõ ràng nhất cho chẩn đoán.

Viêm khớp trong bệnh sarcoid

Tuy viêm khớp sarcoid thường kèm theo ban đỏ dạng nốt, song chẩn đoán lại dựa vào sự có mặt của những biểu hiện ngoài khớp khác của bệnh sarcoid.

Bệnh khớp do nguyên nhân thần kinh: bệnh charcot

Khi trương lực cơ bình thường và những phản xạ bảo vệ bị mất, bệnh khớp thoái hóa thứ phát đã xuất hiện, làm cho khớp trở nên yếu, to ra.

Các khối u và những tổn thương giống khối u của xương

Các khối u tiên phát của xương tương đối hiếm gặp so với các khối u thứ phát hoặc di căn, Tuy nhiên chúng có ý nghĩa lớn trên lâm sàng bởi vì có nhiều khả năng ung thư.

Lao xương khớp

Hầu hết những nhiễm khuẩn do lao ở Mỹ do vi khuẩn lao người Mycobacterium tuberciilosis gây ra, Nhiễm khuẩn hệ thống xương khớp do sự lan tràn trên đường máu.

Nhiễm khuẩn xương và khớp do nấm

Phân biệt với những ổ nhiễm khuẩn mạn tính khác dựa vào kết quả nuôi cấy dịch khớp hoặc tổ chức lấy từ ổ tổn thương. Các phản ứng huyết thanh cung cấp những bằng chứng có ích cho chẩn đoán.

Cốt tủy viêm cấp do vi khuẩn sinh mủ

Trong số những bệnh nhân bị các bệnh huyết sắc tố, cốt tủy viêm do vi khuẩn thương hàn thường gặp gấp 10 lần so với những vi khuẩn sinh mủ khác.

Viêm khớp do virus

Viêm đa khớp có thể phối hợp với viêm gan B và điển hình thường xuất hiện trước khi bắt đầu có vàng da, nó cũng có thể xuất hiện trong viêm gan không vàng da.

Viêm khớp do lậu

Trong hầu hết các trường hợp, nghi ngờ bệnh nhân bị viêm khớp do lậu nên nhập viện để khẳng định chẩn đoán, để loại trừ viêm nội tâm mạc và bắt đầu điều trị.

Thấp khớp hay tái phát

Thấp khớp hay tái phát là một bệnh không rõ nguyên nhân đặc trưng bởi những đợt viêm cấp không tái phát, Sưng đau khớp ngoại vi và nổi hạt dưới da tạm thời có thể xuất hiện.

Viêm khớp và các bệnh viêm ruột

Trên thực tế, viêm khớp ổn định thì ỉa chảy xuất hiện. Do vậy, bệnh Whiple nên được xem xét trong chẩn đoán phân biệt những trường hợp viêm khớp từng đợt không lý giải được.

Hội chứng Reiter

Hội chứng Reiter cần phải phân biệt với viêm khớp do lậu, đặc biệt khi viêm kết mạc nhẹ hoặc bị bỏ qua, Viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp tiên phát.

Viêm khớp vảy nến

Bệnh khớp giống viêm khớp dạng thấp, viêm đa khớp đối xứng. Thông thường tổn thương ít khớp hơn so với viêm khớp dạng thấp và yếu tố dạng thấp trong huyết thanh âm tính.

Bệnh viêm cột sống dính khớp

Khi bệnh tiến triển, các triệu chứng có xu hướng lan dần lên phía đầu, vận động cột sống trở nên hạn chế, mất đường cong sinh lý bình thường của cột sống thắt lưng.

Hội chứng Behort

Triệu chứng lâm sàng gồm liệt dây thần kinh sọ, co giật, viêm não, rối loạn tâm thần và tổn thương tủy sống. Thường có tăng bạch cầu và tăng tốc độ lắng máu.

Viêm nhiều sụn tái phát

Bệnh thường tiến triển từng đợt, tỷ lệ nam nữ bị bệnh ngang nhau. Sụn sưng, đau trong đợt cấp và hậu quả là trở nên teo nhỏ, gây biến dạng vĩnh viễn. Sinh thiết sụn tổn thương thấy viêm và tiêu sụn.

Ban xuất huyết Henoch-Schonlein

Đây là một dạng phát ban mà nguyên nhân chưa rõ; đặc trưng cơ bản về mặt giải phẫu bệnh là viêm mạch máu nhỏ. Mặc dù bệnh thường gặp ở trẻ em song người lớn cũng có thể bị.

Bệnh Cryoglobulin huyết

Những bất thường trong xét nghiệm chức năng gan, đau bụng, bệnh tim và bệnh phổi cũng có thể xuất hiện. Chẩn đoán dựa trên bệnh cảnh lâm sàng đặc biệt và phản ứng huyết thanh dương tính với cryoglobulin.

Bệnh u hạt Wegener

Mặc dù có thể có dạng u hạt Wegener giới hạn mà trong đó không có tổn thương thận, song thông thường sẽ xuất hiện bệnh thận tiến triển nặng và gây suy thận nhanh chóng.

Bệnh đau nhiều cơ do thấp và viêm động mạch tế bào khổng lồ

Khi có đau đầu và những triệu chứng khác gợi ý viêm động mạch sọ não, cần bắt đầu dùng ngay prednison 60 mg một ngày để đề phòng mù mắt, sinh thiết động mạch thái dương cũng nên được tiến hành ngay.

Viêm nút đa động mạch

Viêm đa động mạch đặc trưng bởi tổn thương cục bộ hoặc từng đoạn của các mạch máu, đặc biệt là các động mạch nhỏ và trung bình, gây ra những biểu hiện lâm sàng khác nhau.

Hội chứng Sjogren

Viêm kết giác mạc khô do giảm tiết nước mắt, gây nên bởi sự thâm nhiễm tế bào lympho và tương bào vào các tuyến lệ. Triệu chứng gồm nóng rát, ngứa, tiết rỉ mắt và không chảy nước mắt khi khóc.

Bệnh hỗn hợp của mô liên kết

Bệnh ít gặp, bệnh nhân có các triệu chứng của nhiều bệnh thấp khác nhau. Người ta quan tâm nhiều đến những bệnh nhân có các biểu hiện chồng chéo của LBH, xơ cứng bì và viêm đa cơ.

Xơ cứng bì toàn thể

Xơ cứng bì toàn thể là một bệnh mạn tính đặc trưng bởi xơ cứng lan toả của da và tổn thương các nội tạng, Nguyên nhân của bệnh chưa rõ, song có vai trò của yếu tố tự miễn dịch.

Luput ban đỏ hệ thống

Luput ban đỏ hệ thống không phải là một bệnh hiếm gặp, Những số liệu điều tra tại một quần thể dân thành thị với độ đại diện cao cho thấy tỷ lệ mắc bệnh trên 1/2000 dân.

Viêm khớp mãn tính thiếu niên

Các bất thường về sự phát triển của có thể và sự phát triển của bộ xương liên qiian đến sự tiến triển cấp tính của bệnh, có thể chỉ là tạm thời và thường hồi phục.

Những chấn thương do chạy nhảy

Những hậu quả không tốt này có thể ngăn chặn bằng những biện pháp đề phòng như áp dụng những bài tập kéo duỗi, đi giầy hợp lí, tránh chạy quá sức và lưu ý kịp thời những sang chấn

Viêm bao thanh dịch

Viêm bao thanh dịch có thể do nhiễm khuẩn. Hai vị trí thường bị là mỏm khủyu và trước xương bánh chè. Viêm bao thanh dịch cấp ở hai vị trí này cần chọc dò để loại trừ nguyên nhân nhiễm khuẩn.

Loạn dưỡng giao cảm phản xạ

Tiên lượng phụ thuộc một phần vào giai đoạn bệnh, những tổn thương đã xuất hiện và phụ thuộc vào mức độ nặng của bệnh lý nội tạng phôi hợp. Điều trị sớm, khả năng hồi phục sẽ tôt hơn.

Bệnh co thắt Dupuytren

Co thắt Dupuytren có biểu hiện bằng sự dầy lên của bao cân gan tay dạng nốt hoặc giống như dây thừng ờ một hoặc hai bàn tay và thường ảnh hưởng tới các ngón thứ tư và thứ năm.

Hội chứng đường hầm cổ tay

Hội chứng này cần phải phân biệt với các hội chứng đau cổ cánh tay khác, hội chứng chèn ép thần kinh giữa vùng cẳng hoặc cánh tay, bệnh viêm một dây thần kinh.

Bệnh viêm mô sợi

Bệnh viêm mô sợi có thể là một biến chứng của bệnh thiểu năng giáp trạng, viêm khớp dạng thấp, hoặc ở nam giới là do khó ngủ.

Viêm lồi cầu

Dùng một băng chun quân phía trên cẳng tay có thể làm cho bệnh nhân dễ chịu hơn mỗi khi bệnh nhân phải mang xách nặng.

Viêm quanh khớp vai

Khởi phát của đau, tăng lên khi vận động khớp vai quá mức, có thể cấp tính hoặc từ từ. Đau có thể khó chịu nhất vào ban đêm và tăng lên khi nằm ngủ đè lên tay bị bệnh ở tư thế nằm nghiêng.

Viêm gân lắng đọng Calci vùng vai cánh tay

Viêm gán lắng đọng calci cần phải phân biệt với những hội chứng đau cổ cánh tay khác, viêm khớp mủ, thoái khớp, gút, các khối u đỉnh phổi Pancoast và đứt bao xoay.

Hội chứng chỗ ra khỏi lồng ngực

Hội chứng chỗ ra khỏi lồng ngực cần phải phân biệt với những triệu chứng của thoái hòá cột sống cổ, các khối u của tủy cổ hoặc của các rễ thần kinh, viêm quanh khớp vai và những hội chứng cổ cánh tay khác.

Đau thắt lưng

Thăm khám thực thể cũng rất quan trọng, bởi vì những triệu chứng như sốt, tăng huyết áp, hạch to, có khối u ở bụng, ở khung chậu hay ở trực tràng

Hội chứng đau cổ cánh tay

Nguyên nhân đau cổ gồm căng cứng hoặc vẹo cổ cấp hoặc mạn tính, thoát vị nhân nhày đĩa đệm, thoái khớp, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp dạng thấp

Bệnh calci hóa sụn và giả gút

Không giống bệnh gút, bệnh nhân bị bệnh giả gút thường có nồng độ acid uric huyết thanh bình thường, và kém đáp ứng với điều trị bằng colchicin

Bệnh gút

Gút là một bệnh rối loạn chuyển hóa, thường có tính chất gia đình, do sự thay đổi bất thường lượng urat trong cơ thể và đặc trưng đầu tiên của bệnh là những cơn viêm khớp cấp tái phát

Bệnh thoái khớp (hư khớp)

Bệnh được đặc trựng bởi sự thoái hóa của sụn và phì đại xương tại các diện khớp. Biểu hiện viêm thường rất nhẹ. Những yếu tố di truyền và cơ học ít nhiều có liên quan đến có chế bệnh sinh của bệnh.

Những nguyên tắc cơ bản trong điều trị bệnh khớp mạn tính

Mức độ nghỉ ngơi phụ thuộc vào sự có mặt và mức độ viêm. Những bệnh nhân đang có viêm khớp và những triệu chứng toàn thân nặng như trong bệnh viêm khớp dạng thấp

Đánh giá và chẩn đoán bệnh cơ xương khớp

Làm các thăm dò xét nghiệm để hoàn thiện việc đánh giá. Những xét nghiệm thông thường gồm tốc độ lắng máu, phản ứng tìm yếu tố dạng thấp, kháng thể kháng nhân