Bài giảng sử dụng Vaccin trong khi có thai

2014-11-24 08:20 PM

Đối với vaccin virus sống, người ta khuyên không dùng khi có thai, nhưng cũng chưa bao giờ thấy các vaccin này gây ra dị dạng thai kể cả dùng khi mới có thai. Do vậy nếu tình cờ đã dùng các loại vaccin này thì cũng không có chỉ định phá thai.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Thời gian mang thai không phải là thời diểm tốt để tiêm chủng. Nhưng đôi khi phải tiêm chủng vì bệnh xuất hiện nhiều (dịch) hay thai phụ phải đi đến vùng có dịch.

Khi tiêm chủng cần bảo đảm các yêu cầu sau:

Không được đưa vào cơ thể thai phụ mầm bệnh còn sống.

Không được gây sốt cho thai phụ vì sốt có thể làm cho thai bị chết.

Đối với vaccin virus sống, người ta khuyên không dùng khi có thai, nhưng cũng chưa bao giờ thấy các vaccin này gây ra dị dạng thai kể cả dùng khi mới có thai. Do vậy nếu tình cờ đã dùng các loại vaccin này thì cũng không có chỉ định phá thai.

Các vaccin chắc chắn không nguy hiểm

Vaccin phòng uốn ván

Vaccin phòng uốn ván là vaccin hấp phụ tinh khiết. Vaccin không chỉ không nguy hiểm mà còn được chỉ định dùng cho thai phụ ỏ các nước có nhiều uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh, trong đó có Việt Nam. Vaccin được tiêm bắp, mỗi lần 0,5ml.

Thai phụ hoàn toàn chưa tiêm phòng uốn ván: tiêm hai mũi cách nhau 1 tháng, mũi thứ hai phải được tiêm trước khi đẻ ít nhất 1 tháng mới có tác dụng (nên tiêm vào quý II của thời kỳ thai nghén).

Lần đẻ trước đã tiêm đủ 2 mũi hoặc mới chỉ được tiêm 1 mũi, lần đẻ này cách lần đẻ trước dưới 5 năm thì chỉ cần tiêm 1 mũi là đủ (nên tiêm vào quý II).

Thai phụ đã được tiêm chủng mở rộng hồi mới đẻ 3 mũi bạch hầu, uốn ván, ho gà (lứa tuổi được tiêm chủng mở rộng ở nước ta nay đã bước đầu vào độ tuối sinh đẻ) thì chỉ cần 1 mũi là đủ (nên tiêm vào quý II).

Thai phụ đã được tiêm đủ 5 mũi phòng uốn ván: không cần tiêm bổ sung vì với 5 mũi khả năng bảo vệ đạt tới 95% và suốt đời.

Ở nơi thực hiện quản lý thai nghén khó khăn có thể tỗ chức tiêm chủng mở rộng 2 mũi phòng uốn ván cho tât cả phụ nữ từ 18-35 tuôi.

Vaccin phòng viêm gan B

Vaccin phòng viêm gan B là vaccin bất hoạt, không có nguy hiểm cho mẹ và thai. Có thể dùng vaccin này cho thai phụ có nguy cơ cao bị viêm gan B.

Vaccin phòng cúm

Vaccin phòng cúm không có nguy hiểm, thậm chí dùng được cả cho người bị suy hô hấp. Cúm có thể gây ra sẩy thai hay thai suy dinh dưdng.

Vaccin phòng bại liệt Salk - Lepine

Vaccin phòng bại liệt Salk - Lepine là vaccin virus bất hoạt. Dùng cuối thời kỳ có thai cho phép bảo vệ trẻ sơ sinh trong những tháng đâu.

Vaccin chắc chắn bị chống chỉ định

Đó là các vaccin virus sống:

Vaccin phòng bại liệt uống (Sabin).

Vaccin phòng rubêon (Rubella).

Vaccin phòng sởi, quai bị, thuỷ đậu.

Vaccin phòng bạch hầu, ho gà, thương hàn vì gây sốt cho thai phụ.

Vaccin dùng trong một số hoàn cảnh

Vaccin phòng dại bất hoạt: vaccin thu được từ nuôi cấy tế bào. Dùng vaccin này khi cần thiết (bị chó dại hay nghi ngờ là chó dại cắn).

Vaccin phòng tả: hiệu quả không ổn định, có thể dùng khi đi vào vùng dịch.

BCG: không có chỉ định khi có thai, cũng không gây ra biến chứng. Nếu cần, người ta sử dụng kháng sinh, hoá chất đế điều trị.

Bài viết cùng chuyên mục

Bài giảng rong kinh rong huyết tuổi sinh đẻ

Kinh nhiều so với kinh nguyệt bình thường, hay kèm theo với rong kinh. Nếu huyết ra nhiều quá, trên 200ml/ngày, ảnh hưởng tới toàn trạng, mạch nhanh, huyết áp tụt thì gọi là băng kinh.

Bài giảng tia xạ và thai nghén

Giai đoạn sắp xếp tổ chức: giai đoạn này có thể kéo dài đến 12 tuần tính theo ngày đầu của kỳ kinh cuối. Đây là giai đoạn đầy kịch tính, thai vô cùng nhạy cảm với tia X

Bài giảng rau bong non

Cường độ cơn co tử cung bình thường, trương lực hơi tăng nhưng khó nhận thấy. Cuộc đẻ tiến triển bình thường, sau đẻ kiểm tra bánh rau: máu cục sau rau lõm vào bánh rau.

Bài giảng đa thai (nhiều thai)

Tỉ lệ sinh đôi một noãn tương đối hằng định trên toàn thế giới, không phụ thuộc vào chủng tộc, di truyền, tuổi và số lần đẻ. Ngược lại, tỉ lệ sinh đôi hai noãn chịu ảnh hưởng nhiều yếu tố.

Bài giảng thiếu máu và thai nghén

Thiếu máu trong thai nghén chiếm từ 10 - 15% thiếu máu nặng chiếm 1/5 trường hợp tổng số thiếu máu trong thai kỳ. Bệnh lý thiếu máu sẽ làm tăng tỷ lệ tử vong mẹ và thai nhi (có thể suy thai, đẻ non...).

Bài giảng đẻ khó do cơn co tử cung

Áp lực cơn co tử cung tính bằng mmHg hoặc bằng Kilo Pascal(KPa) (1mmHg = 0,133 KPa). Đơn vị Montevideo (UM) bằng tính của biên độ cơn co trung bình nhân với tần số cơn co (số cơn co trong 10 phút).

Bài giảng vệ sinh kinh nguyệt

Người ta thường nói, kinh nguyệt là tấm gương phản ánh sức khoẻ người phụ nữ, do đó khi có kinh nguyệt, cần phải giữ vệ sinh cần thiết để cơ thể được sạch sẽ và tránh mắc các bệnh đường sinh dục.

Bài giảng u nang buồng trứng

Đau vùng chậu, gây vô kinh hoặc muộn kinh dễ nhầm với chửa ngoài tử cung, có thể xoắn nang, vỡ nang gây chảy máu phải soi ổ bụng hoặc mở bụng để cầm máu.

Bài giảng viêm sinh dục

Viêm sinh dục có lầm quan trong trong bệnh lý phụ khoa vì nó là nguyên nhân gây nhiều rối loạn trong đời sống và hoạt động sinh dục của người phụ nữ.

Bài giảng tư vấn HIV, AIDS cho phụ nữ mang thai

Tư vấn không phải là dạy dỗ, khuyên bảo, mà là một quá trình trong đó người tư vân tìm hiêu và giúp người được tư vân tìm hiêu hoàn cảnh, tâm tư, tình cảm, suy nghĩ của mình để giúp cho họ tìm hiểu khả năng và nhu cầu của bản thân, tự tin vào chính mình.

Những thay đổi giải phẫu sinh lý của phụ nữ khi có thai

Sự tồn tại của thai nhi với những tuyến nội tiết hoạt động từ rất sớm bắt đầu từ tuần thứ 11; những tuyến này bao gồm tuyến yên, tuyến giáp trạng, thượng thận, tuỵ, và sinh dục.

Bài giảng ung thư buồng trứng và thai nghén

Ung thư buồng trứng đối và thai nghén hiếm gặp do những tổn thương tại buồng trứng không gây có thai được. Sự chẩn đoán sớm thường khó khăn. Bệnh chỉ được phát hiện khi mổ lấy thai hoặc có biến chứng phải mổ cấp cứu.

Bài giảng nhiễm khuẩn hậu sản

Nhiễm khuẩn hậu sản là nhiễm khuẩn xảy ra ở sản phụ sau đẻ mà khởi điểm là từ đường sinh dục (Âm đạo, cổ tử cung, tử cung). Có rất nhiều loại vi khuẩn gây nhiễm khuẩn hậu sản: Tụ cầu, liên cầu, E. Coli, các vi khuẩn kị thí như Clostridium, Bacteroides.

Bài giảng u xơ tử cung

Ở ngay khối u, niêm mạc tử cung và ống dẫn trứng nhất là đối với polyp thò ra ngoài cổ tử cung bị nhiễm khuẩn hoặc hoại tử: đau bụng, sốt, bạch cầu tăng, toàn thân suy sụp.

Bài giảng ung thư vú (Breast cancer)

Đặc biệt ung thư vú liên quan chặt chẽ với tiền sử gia đình: nguy cơ mắc bệnh ở những phụ nữ có mẹ bị ung thư vú trước thời kỳ mãn kinh cao hơn 9 lần so với thông thường.

Bài giảng ngôi ngang trong sản khoa

Khái niệm ngôi ngang được đặt ra ở những tháng cuối của thai nghén hay khi chuyển dạ. Trong ngôi ngang các cực của thai không trình diện trước eo trên mà là các phần của thân mình như lưng, mạng sườn, bụng.

Bài giảng thai già tháng

Khoảng 3- 12% thai nghén vượt quá tuần 42, nhưng thực tế thì tỷ lệ thai già tháng không vượt quá 4% (do không nhớ ngày kinh cuối cùng chính xác, hoặc thời gian phóng noãn chậm).

Bài giảng tính chất thai nhi và phần phụ đủ tháng

Đầu thai nhi có hai thóp là thóp trước và thóp sau. Thóp trước có hình trám, nằm phía trước. Thóp sau hình hai cạnh của tam giác, giống hình chữ lam- đa () , nằm phía sau là điểm mốc của ngôi chỏm.

Bài giảng ngôi vai trong sản khoa

Ngôi vai không có cơ chế đẻ nếu thai đủ tháng. Nhưng nếu thai quá nhỏ hoặc thai chết khi còn non tháng, khung chậu rộng, thai nhi có thể đẩy ra ngoài.

Bài giảng cơ chế đẻ ngôi chỏm kiểu thế chẩm chậu trái trước

Ngôi chỏm, kiểu thế chẩm chậu trái trước gặp ở các bà mẹ có khung chậu bình thường, thành bụng còn chắc (đẻ ít), bộ phận sinh dục không có dị dạng, còn thai nhi, ối, rau cũng bình thường.

Bài giảng hồi sức sơ sinh tại phòng đẻ

Các cử động hô hấp xảy ra ngay sau khi sinh, hiện nay vấn đề này vẫn còn chưa được hiểu biết đầy đủ. Người ta tranh cãi về vai trò của thiếu oxy máu, về sự toan hoá máu.

Bài giảng vệ sinh thai nghén

Tình trạng thai nghén là tình trạng sinh lý không ổn định, dễ chuyển sang bệnh lý. Trong khi có thai sức đề kháng của người phụ nữ giảm đi, nên có thể mắc một số bệnh. Bởi vậy, nếu lúc bình thường phải giữ những điều vệ sinh nhất định.

Bài giảng sốc trong sản khoa

Đối với sốc xảy ra do tai biến khi đẻ như vỡ tử cung, rau tiền đạo, rau bong non nếu là con so, chuyển dạ kéo dài, sản phụ lo lắng, mệt mỏi

Sử dụng Estrogen trong phụ khoa

Sử dụng hormon trong phụ khoa cũng như sử dụng hormon trong các chuyên ngành khác, nhằm thay thế các honnon đang bị thiếu, kích thích các tuyến nội tiết khi cần chúng hoạt động tốt hơn.

Bài giảng nhiễm độc thai nghén ba tháng cuối thai kỳ

Nhiễm độc thai nghén là tình trạng bệnh lý do thai nghén gây ra trong ba tháng cuối thai kỳ gồm ba triệu chứng chính: phù, tăng huyết áp và protein niệu.