Bài giảng các yếu tố tiên lượng cuộc đẻ

2012-11-01 01:01 PM

Yếu tố tiên lượng là các dấu hiệu được phát hiện khi hỏi sản phụ, khi thăm khám và trong quá trình theo dõi chuyển dạ giúp người thầy thuốc đánh giá dự đoán một cuộc chuyển dạ và quá trình đẻ.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Yếu tố tiên lượng là các dấu hiệu được phát hiện khi hỏi sản phụ, khi thăm khám và trong quá trình theo dõi chuyển dạ giúp người thầy thuốc đánh giá dự đoán một cuộc chuyển dạ và quá trình đẻ. Các dấu hiệu đó nếu trong phạm vi bình thường là dấu hiệu tốt, ngược lại nếu có những dấu hiệu, những chỉ số không bình thường thì cuộc đẻ sẽ gặp khó khăn tai biến có thể xẩy ra.

Chuyển dạ

Chuyển dạ là giai đoạn cuối cùng kết thúc tính trạng thai nghén làm cho thai nhi và rau thai được đưa ra khỏi buồng tử cung qua đường âm đạo.

Một cuộc chuyển dạ đẻ thường xẩy ra sau một thời gian thai nghén từ 37 (259 ngày) đến 41 tuần lễ (287 ngày), trung bình là 40 tuần lễ (280 ngày).

Chẩn đoán chuyển dạ

Chuyển dạ được xác định dựa vào 4 triệu chứng chính sau đây:

Các cơn co TC có đau bụng tăng dần lên với những đặc điểm từ nhẹ đến mạnh, từ ngắn đến dài, từ thưa đến mau với tần số là 3 cơn co trong 10 phút, mỗi cơn co kéo dài trên 20 giây.

Sản phụ thấy ra chất nhầy (nhựa chuối) ở âm đạo.

Cổ tử cung xoá hết hoặc gần hết và đã mở từ 2 cm trở lên.

Đầu ối thành lập: Khi chuyển dạ, cực dưới túi ối sẽ dãn dần ra do các cơn co tử cung dồn nước ối xuống tạo thành đầu ối.

Phân biệt chuyển dạ thật và chuyển dạ giả

Trước khi bước vào cuộc chuyển dạ thực để kết thúc thời kỳ thai nghén một vài tuần lễ người sản phụ cũng đã có một số thay đổi tiền chuyển dạ như:

Có hiện tượng sụt bụng do ngôi thai bắt đầu cúi vào tiểu khung sản phụ thấy bụng nhỏ đi, dễ thở hơn, nếu đo chiều cao tử cung thấy giảm hơn.

Sản phụ hay đi đái, dịch tiết âm đạo tăng.

Có cơn co rất nhẹ, rất ngắn, rất thưa. Đó là cơn co sinh lý trước chuyển dạ.

Cổ tử cung có thể đã xoá một phần hoặc có khi cũng đã xoá hết, ở người đẻ con rạ thì ngay trong thời kỳ tiền chuyển dạ này có khi cổ tử cung cũng đã hé mở cho lọt ngón tay dễ dàng.

Các giai đoạn của một cuộc chuyển dạ

Chuyển dạ đẻ được chia thành ba giai đoạn:

Giai đoạn I

Còn gọi là giai đoạn mở cổ tử cung, được tính từ khi cổ tử cung mở từ 0 đến 10 cm (mở hết). Giai đoạn mở cổ tử cung chia ra 2 pha:

Pha tiềm tàng (1a) cổ tử cung mở từ 0 đến 3 cm, pha này cổ tử cung tiến triển chậm, thời gian 8 giờ.

Pha tích cực (1b) cổ tử cung mở từ 3 cm đến 10cm, pha này cổ tử cung tiến triển nhanh, thời gian chừng 7 giờ, mỗi giờ cổ tử cung mở thêm được 1 cm.

Giai đoạn II

Còn gọi là giai đoạn sổ thai, tính từ lúc cổ tử cung mở hết, ngôi lọt đến lúc thai sổ ra ngoài. Thời gian trung  bình từ 30 phút đến 1 giờ.

Giai đoạn III

Còn gọi là giai đoạn sổ rau, tính từ lúc sổ thai đến khi rau sổ ra ngoài. Thời gian trung bình từ 15 phút đến 30 phút.

Quan niệm về một cuộc chuyển dạ thường

Bao gồm nhiều yếu tố:

Sản phụ đẻ được tự nhiên theo đường âm đạo sau một cuộc chuyển dạ xẩy ra bình thường.

Trong quá trình chuyển dạ không phải can thiệp bất cứ thuốc gì hoặc thủ thuật, phẫu thuật nào.

Một số chỉ tiêu cụ thể đã được nêu ra để đánh giá một cuộc đẻ bình thường:

Mẹ khoẻ mạnh: không có bệnh (cấp, mạn tính), không có dị tật và di chứng bệnh (toàn thân, sinh dục), không có tiền sử đẻ khó, băng huyết.

Không có biến cố trong khi có thai lần này.

Tuổi thai 38 - 41 tuần.

Một thai - ngôi chỏm.

Chuyển dạ tự nhiên.

Cơn co tử cung bình thường theo sự tiến triển của chuyển dạ.

Nhịp tim thai ổn định trong suốt thời kỳ chuyển dạ.

Tình trạng ối bình thường (không đa ối, không thiểu ối, không vỡ ối non và sớm, nước ối không có phân su, không có máu).

Thời gian chuyển dạ bình thường, trung bình 16 - 18 giờ.

Ngôi tiến triển tốt.

Thời gian rặn đẻ dưới 60 phút.

Thai sổ tự nhiên không cần can thiệp.

Không phải dùng bất cứ thuốc gì, kể cả việc cho thở oxy.

Thai đẻ ra cân nặng trên 2500g, Apgar sau phút đầu phải từ 8 điểm trở lên.

Sổ rau bình thường (dưới 30 phút) trong và sau sổ rau không băng huyết, không sót rau.

Các yếu tố tiên lượng một cuộc chuyển dạ bất thường

Là những dấu hiệu, những triệu chứng bất thường được phát hiện trong quá trình mang thai và quá trình theo dõi chuyển dạ được phát hiện qua hỏi tiền sử, khám lâm sàng và cận lâm sàng.

Yếu tố về mẹ

Chảy máu trong khi có thai và ra máu nhiều khi chuyển dạ.

Mẹ bị một số bệnh nội khoa từ trước như: bệnh Tim, Phổi, Thận, Gan, Thiếu máu hoặc một số bệnh mới phát sinh trong quá trình chuyển dạ như: cao huyết áp, tiền sản giật, sản giật, nhiễm khuẩn.

Tuổi mẹ: trước 18 hoặc sau 35 tuổi nếu là con so, sau 40 tuổi nếu là con rạ.

Đẻ quá dày hoặc quá nhiều (khoảng cách giữa 2 lần đẻ dưới 2 năm, đẻ trên 4 lần).

Tiền sử sản khoa nặng nề: điều trị vô sinh, sẩy thai liên tiếp.

Thai phụ lo lắng, sợ hãi, mệt mỏi vì các lý do sức khoẻ cá nhân, gia đình và xã hội.

Tiền sử đẻ khó: mổ đẻ cũ, Forceps, giác hút băng huyết khi đẻ

Yếu tố về thai và phần phụ của thai

Tình trạng ối

Đầu ối phồng hay hình quả lê, màng ối dầy.

Ối vỡ non, ối vỡ sớm.

Nước ối có phân su, máu .

Đa ối hay thiểu ối.

Tình trạng rau thai

Rau tiền đạo, rau bong non.

Dây rau quá ngắn, dây rau quá dài, sa dây rau, dây rau thắt nút

Các yếu tố gặp phải trong quá trình chuyển dạ

Cơn co tử cung bất thường

Tăng co bóp: cơn co mạnh, cơn co mau hoặc tăng cả hai (cơn co mạnh và mau).

Giảm co bóp: cơn co yếu, cơn co thưa hoặc giảm cơn co toàn bộ (cơn co yếu và thưa).

Rối loạn cơn co : cơn co tử cung không đồng bộ.

Do xoá mở cổ tử cung không tốt

Bình thường khi chuyển dạ cổ tử cung sẽ xoá mở dưới tác dụng cơn co:

Cổ tử cung dầy, cứng, phù nề, mở chậm hoặc không mở thêm.

Chuyển dạ kéo dài so với biểu đồ chuyển dạ, pha tiềm tàng kéo dài hơn 8 giờ.

Độ lọt của ngôi thai: Đầu thai nhi chờm vệ. Ngôi thai không tiến triển, đầu không cúi, có hiện tượng chồng khớp sọ hoặc không lọt.

Như vậy, tiên lượng một cuộc chuyển dạ cho chính xác là điều không khó nhưng  điều bắt buộc người thầy thuốc sản khoa nào cũng phải thực hiện theo dõi sát, phát hiện bất thường chuyển tuyến hoặc xử trí kịp thời để tránh các tai biến có thể xẩy ra cho mẹ và con. Sử dụng biểu đồ chuyển dạ là thiết yếu trong quá trình theo dõi chuyển dạ nhằm phát hiện sớm các chuyển dạ bất thường, giảm tai biến sản khoa gây tử vong cho mẹ và con.

Các nguyên tắc cơ bản về chăm sóc trong khi chuyển dạ

Tốt nhất bà mẹ phải được theo dõi chuyển dạ tại trạm y tế xã.

Người nữ hộ sinh phải giải thích những ích lợi của việc đẻ tại cơ sở y tế  để được chăm sóc chu đáo

Phải theo dõi chuyển dạ một cách toàn diện có hệ thống, phải thành thạo các thao tác chuyên môn, phải biết ghi và phân tích được một biểu đồ chuyển dạ để phát hiện các yếu tố bất thường trong theo dõi chuyển dạ, kịp thời gửi đi bệnh viện đảm bảo sự an toàn cho mẹ và con

Nếu sản phụ được quyết định đẻ tại cơ sở y tế  người nữ hộ sinh cần phải chuẩn bị những dụng cụ tối thiểu cần thiết và đảm bảo vô khuẩn cùng với những dụng cụ để chăm sóc sơ sinh ngay sau đẻ. Nếu sản phụ đẻ tại nhà phải sử dụng gói đỡ đẻ sạch.

Khi đỡ đẻ, đỡ rau, kiểm tra rau, làm rốn sơ sinh phải thao tác đúng qui trình. Một số trường hợp phải bóc rau nhân tạo, kiểm soát tử cung, khâu tầng sinh môn cũng phải thao tác đúng qui trình và đảm bảo vô khuẩn mới hy vọng góp phần hạ tỷ lệ năm tai biến sản khoa.

Phải sử dụng biểu đồ chuyển dạ cho mọi sản phụ khi chuyển dạ tại tất cả các tuyến.

Bài viết cùng chuyên mục

Bài giảng rau bong non

Cường độ cơn co tử cung bình thường, trương lực hơi tăng nhưng khó nhận thấy. Cuộc đẻ tiến triển bình thường, sau đẻ kiểm tra bánh rau: máu cục sau rau lõm vào bánh rau.

Bài giảng cơ chế đẻ ngôi chỏm kiểu thế chẩm chậu trái trước

Ngôi chỏm, kiểu thế chẩm chậu trái trước gặp ở các bà mẹ có khung chậu bình thường, thành bụng còn chắc (đẻ ít), bộ phận sinh dục không có dị dạng, còn thai nhi, ối, rau cũng bình thường.

Bài giảng sinh lý phụ khoa

Sinh lý phụ khoa nghiên cứu tất cả những vấn đổ có liên quan đến những thay đổi về tính chất sinh dục và hoạt động sinh dục của người phụ nữ, chủ yếu là những hoạt động của bộ phận sinh dục nữ.

Bài giảng các chỉ định mổ lấy thai

Nhóm nguyên nhân do thai: thai to (32,7%), suy thai (27,2%), ngôi mông (24,7%), ngôi khác (6,7%), song thai (4,7%), mở hết không lọt (4,0%). Trong ngôi mông, 75% số trường phải mổ lấy thai, 25% đẻ đường dưới.

Bài giảng các biện pháp tránh thai áp dụng cho nữ giới

Ngoài vấn đề hiệu quả tránh thai cao, các phương pháp tránh thai còn phải không ảnh hưởng đến người sử dụng và được chấp nhận sử dụng một cách rộng rãi.

Bài giảng đẻ khó cơ giới

Phi lâm sàng phát hiện khung chậu không bình thường có thể làm siêu âm, nhưng đặc biệt là chụp Télé khung chậu, đặc biệt là chụp eo trên với một mặt phẳng có chia ô từng cm2 một.

Bài giảng sự chuyển dạ

Cho tới nay người ta chưa biết rõ ràng và đầy đủ những nguyên nhân phát sinh những cơn co chuyển dạ. Người ta đã đưa ra nhiều giả thuyết để giải trình, có một số giả thuyết được chấp nhận.

Tư vấn cho người nhiễm HIV

Nhiệm vụ chủ yếu của người tư vấn trong giai đoạn này là hỗ trợ cho người nhiễm HIV đương đầu và tiếp tục sống vối bệnh tật một cách có ích. Neu có thế.

Bài giảng tia xạ và thai nghén

Giai đoạn sắp xếp tổ chức: giai đoạn này có thể kéo dài đến 12 tuần tính theo ngày đầu của kỳ kinh cuối. Đây là giai đoạn đầy kịch tính, thai vô cùng nhạy cảm với tia X

Bài giảng loạn dưỡng âm hộ và ung thư trong biểu mô

Tỉ lệ carcinoma tại chỗ của âm hộ ngày một tăng lên và dần có khuynh hướng phát hiện trên những phụ nữ trẻ đặc biệt trong lứa tuôi sinh đẻ

Bài giảng nhiễm độc thai nghén (ốm nghén) ba tháng đầu thai kỳ

Những thai phụ có những tổn thương cũ ở đường tiêu hoá như: viêm ruột thừa, bệnh đường mật, viêm loét dạ dày tá tráng, khi có thai dễ gây ra phản xạ nôn và nôn.

Bài giảng forcefs sản khoa

Forcefs bao gồm hai cành tách biệt nhau gọi là cành trái và cành phải và gọi là cành trái hay cành phải tuỳ thuộc nó sẽ được đặt vào bên trái hay bên phải của người mẹ.

Bài giảng bệnh vú lành tính

Ở phụ nữ trưởng thành kích thước và hình dạng bình thường của vú có thể thay đổi đáng kể. Khi đứng, núm vú ngang với khoảng gian sườn bốn, có thể thấy vú trải dài từ xương ức đến đường nách trước và vùng được gọi là đuôi nách.

Bài giảng vỡ tử cung

Vỡ tử cung không hoàn toàn (còn gọi vỡ tử cung dưới phúc mạc): Tổn thương từ niêm mạc đến rách cơ tử cung nhưng phúc mạc còn nguyên, thường gặp vỡ ở đoạn dưới.

Bài giảng suy thai cấp tính trong chuyển dạ

Suy thai cấp tính là một tình trạng đe doạ sinh mạng thai, sức khoẻ thai và tương lai phát triển tinh thần, vận động của đứa trẻ sau này. Suy thai cấp tính là nguyên nhân của 1/3 số trường hợp tử vong chu sinh.

Bài giảng ối vỡ sớm, ối vỡ non

Quan điểm về ối vỡ sớm trước tuần 37 vẫn đang còn tranh cãi. Ở nhiều nước trên thế giói quan niệm ối vỡ non hay ối vỡ sớm chỉ là một và được định nghĩa ối vỡ là rách màng ối.

Bài giảng khối u đệm buồng trứng

Khối u đệm buồng trứng thường là lành tính, hoặc độ ác tính thấp. Khoảng 50% khối u đệm buồng trứng là không có hoạt động nội tiết và hàu hết khối u đệm buồng trứng là u tế bào hạt (granualosa cell tumors).

Bài giảng sử dụng Vaccin trong khi có thai

Đối với vaccin virus sống, người ta khuyên không dùng khi có thai, nhưng cũng chưa bao giờ thấy các vaccin này gây ra dị dạng thai kể cả dùng khi mới có thai. Do vậy nếu tình cờ đã dùng các loại vaccin này thì cũng không có chỉ định phá thai.

Bài giảng nhiễm độc thai nghén ba tháng cuối thai kỳ

Nhiễm độc thai nghén là tình trạng bệnh lý do thai nghén gây ra trong ba tháng cuối thai kỳ gồm ba triệu chứng chính: phù, tăng huyết áp và protein niệu.

Bài giảng tiền sản giật

Tiền sản giật là giai đoạn quá độ từ nhiễm độc thai nghén biến chứng thành sản giật. Giai đoạn tiền sản giật có thể diễn biến khoảng vài giờ, vài ngày, vài tuần, tuỳ mức độ nặng nhẹ của bệnh; cũng có thể thoáng qua gần như bỏ qua giai đoạn này.

Bài giảng thai nghén có nguy cơ cao

Thông qua bệnh sử giúp các thầy thuốc phát hiện đ­ược các yếu tố nguy cơ và xử trí sớm đư­ợc các yếu tố nguy cơ. Việc khai thác bệnh sử một cách liên tục giúp cho thầy thuốc phát hiện đư­ợc những tình trạng bệnh tiến triển khi có thai mới bộc lộ ra.

Bài giảng vệ sinh thai nghén

Tình trạng thai nghén là tình trạng sinh lý không ổn định, dễ chuyển sang bệnh lý. Trong khi có thai sức đề kháng của người phụ nữ giảm đi, nên có thể mắc một số bệnh. Bởi vậy, nếu lúc bình thường phải giữ những điều vệ sinh nhất định.

Bài giảng chảy máu trong 6 tháng đầu của thời kỳ thai nghén

Chảy máu âm đạo trong thời gian này là triệu chứng thường hay gặp, do nhiều nguyên nhân dẫn đến, đòi hỏi các bác sỹ phải chẩn đoán được nguyên nhân để kịp thời xử trí, vì có những trường hợp chúng ta phải can thiệp để giữ thai.

Bài giảng chửa ngoài tử cung

Siêu âm: Không thấy hình ảnh của túi ối trong buồng tử cung, cạnh tử cung có thể thấy một vùng âm vang không đồng nhất, ranh giới rõ, kích thước thường nhỏ. Trong trường hợp rỉ máu thì siêu âm có thể thấy dịch ở cùng đồ Douglas.

Bài giảng u xơ tử cung

Ở ngay khối u, niêm mạc tử cung và ống dẫn trứng nhất là đối với polyp thò ra ngoài cổ tử cung bị nhiễm khuẩn hoặc hoại tử: đau bụng, sốt, bạch cầu tăng, toàn thân suy sụp.