Viêm màng não do lao ở trẻ em

2011-12-08 09:57 PM

Từ ngày thứ 5 xuất viện, các dấu hiệu và triệu chứng của màng não như đau đầu, buồn nôn, nôn vọt, ỉa lỏng (hoặc táo bón) thậm chí co giật. Khám có thể thấy các dấu hiệu màng não như gáy cứng, Kerning và thóp phồng.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Viêm màng não do lao là tình trạng nhiễm khuẩn màng não do trực khuẩn lao M.tuberculosis Hominis gây nên.

Chẩn đoán xác định

Lâm sàng:

Cần chẩn đoán theo giai đoạn.

Sốt cao 39 – 400C (trẻ suy dinh dưỡng chỉ sốt nhẹ). Trẻ quấy khóc, kém ăn, mệt mỏi.

Hội chứng màng não:

Từ ngày thứ 5 xuất viện, các dấu hiệu và triệu chứng của màng não như đau đầu, buồn nôn, nôn vọt, ỉa lỏng (hoặc táo bón) thậm chí co giật. Khám có thể thấy các dấu hiệu màng não như gáy cứng, Kerning và thóp phồng.

Từ tuần thứ  2 trở đi dấu hiệu màng não biểu hiện rõ. Ngoài ra các dấu hiệu thần kinh khu trú như liệt nửa người, liệt dây thần kinh sọ não (hay gặp dây III, VI, IV, VII) hoặc tăng trương lực cơ, tăng phản xạ gân xương xuất hiện tăng dần, muộn hơn trẻ đi vào hôn mê.

Xét nghiệm:

Xét nghiệm dịch não tuỷ thường thấy:

Dịch mầu vàng chanh, nếu bệnh nhân đến sớm dịch có mầu trong.

Số lượng bạch cầu thường dưới 500/ml, lympho chiếm ưu thế.

Protein tăng trong khoảng 1g - 5g/l.

Công thức máu: Số lượng bạch cầu không tăng, lympho chiếm ưu thế.

X-quang phổi (thẳng - nghiêng): Có tổn thương phổi và viêm hạch trung thất (60 - 70% số trường hợp).

Phản ứng Teberculin dương tính.

Nguồn lây bệnh: Là một dấu hiệu chỉ điểm quan trọng.

Chẩn đoán căn nguyên

Tìm vi khuẩn lao bằng một trong các kỹ thuật:

Nhuộm gram soi sính và cấy dịch não tuỷ.

Xét nghiệm Polymerase Chain Reaction (độ nhạy 50%, độ đặc hiệu 100%).

Phát hiện kháng thể kháng lao trong máu hoặc trong dịch não tuỷ.

Chẩn đoán giai đoạn

Giai đoạn 1 (chẩn đoán sớm trong 10 ngày đầu của bệnh): Chưa có thay đổi về ý thức và tổn thương thần kinh.

Giai đoạn 2 (chẩn đoán từ ngày 10 - 14 của bệnh): Có tổn thương thần kinh nhưng chưa có thay đổi về ý thức.

Giai đoạn 3 (chẩn đoán muộn sau 3 tuần): Có thay đổi về ý thức.

Chẩn đoán phân biệt

Viêm màng não hoặc viêm não do virut: Bệnh xảy ra cấp tính, dịch não tuỷ trong, số lượng bạch cầu thường 500/ml, protein tăng   ưới 1g/l.

Viêm màng não mủ: Bệnh đột ngột, dịch não tuỷ đục, tế bào trên 500 bạch cầu/ml, protein trên 1g/l, đáp ứng với điều trị kháng sinh.

Điều trị

Liệu pháp kháng sinh

Điều trị tấn công: Bằng 4 loại thuốc RHSZ trong 2 tháng.

Điều trị củng cố: Bằng 2 loại thuốc RH trong 6 đến 10 tháng (R = Rifampicin liều 10mg/kg/ngày ; H = Isoniazid liều 5mg/kg/ngày; S = Steptomycinliều15mg/kg/ngày ; Z = Pyazinamid liều 25mg/kg/ngày).

Trường hợp điều trị như trên không kết quả hoặc bệnh tái phát dùng phác đồ:

Điều trị tấn công: Bằng 5 loại thuốc SHRZE trong 2 tháng.

Điều trị củng cố: Bằng 4 loại thuốc RHZE trong 1 tháng.

Điều trị duy trì: Bằng 3 loại thuốc RHE trong 5 tháng (E = Ethabuton liều 15mg/kg/ngày).

Điều trị kết hợp

Chống dầy dính màng não: Prednisolon 1 - 3mg/kg/ngày trong 4 - 6 tuần chú ý giảm liều theo nguyên tắc chung.

Chống phù não cho bệnh nhân có hôn mê: Để nằm đầu cao 30o so với mặt giường, dùng liệu pháp tăng thông khí tốt (thông thoáng đường thở, vỗ rung), truyền tĩnh mạch dung dịch Manitol liều 1g/kg/lần (cần bù nước - điện giải sau mỗi lần truyền).

Cắt cơn giật: Seduxen 0,1mg/kg pha trong 2ml NaCl 0,9% tiêm tĩnh mạch chậm cho đến khi ngừng giật, hoặc thụt hậu môn (cứ 10 phút nhắc lại một lần nếu trẻ vẫn co giật, không quá 3 lần).

Chú ý chế độ chăm sóc và dinh dưỡng. Nên cho ăn thức ăn mềm, chia làm nhiều bữa, chánh ăn no để hạn chế nôn. Nếu bệnh nhân hôn mê để nằm nghiêng một bên tránh ứ đọng đờm rãi, cho ăn qua sonde.

Theo dõi

Theo dõi điều trị : dựa vào sự cải thiện về lâm sàng và dịch não tuỷ. Ngừng điều trị khi dịch não tuỷ đã trở về bình thường (sau 8 - 12 tháng).

Cần theo dõi tác dụng phụ của thuốc để cân nhắc sử dụng. Đối với Rifamycin trẻ có biểu hiện ăn k m trở lại, đau bụng, tiêu chảy, men gan tăng. Đối với Streptomycin : có biểu hiện ù tai. Đối với Ethambutol trẻ có biểu hiện mờ mắt. Đối với Pyrazinamid có biểu hiện đau khớp.

Phòng bệnh

Miễn dịch dự phòng: Tiêm vaccin theo lịch tiêm chủng.

Phát hiện giải quyết nguồn lây.

Điều trị các thể lao để hạn chế biến chứng viêm màng não lao.

Bài viết cùng chuyên mục

Tổng quan nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em

Nhiễm khuẩn hô hấp cấp phổ biến ở thành thị hơn là nông thôn, tỉ lệ mắc bệnh ở nước ta tăng lên vào tháng 4, 5 và tháng 9, 10. Nguyên nhân có thể do yếu tố ấm nóng, gió.

Chẩn đoán và xử trí hôn mê ở trẻ em

Hôn mê là một tình trạng trong đó người bệnh không có thể mở mắt, không thể thực hiện các động tác theo mệnh lệnh, cũng không nói thành lời được.

Xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát ở trẻ em (ITP)

Ban xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát (ITP) là các trường hợp xuất huyết giảm tiểu cầu tiên phát, không rõ nguyên nhân, loại trừ các trường hợp giảm tiểu cầu thứ phát.

Xuất huyết não màng não sớm ở trẻ em

Xuất huyết não màng não sớm xảy ra ở trẻ dưới 15 ngày tuổi, Nguy cơ mắc bệnh càng cao nếu càng non tháng

Sử dụng thuốc trong nhi khoa

Trẻ em là một cơ thể đang lớn và phát triển, cần nắm rõ đặc điêm sinh lý, giải phẩu và tình trạng bệnh lý của trẻ. Chức năng gan, thận của trẻ chưa hoàn thiện => Khả năng chuyển hóa, tích lũy, đào thải kém-> dễ ngộ độc thuốc.

Hướng dẫn tiếp nhận và sơ cứu khi cấp cứu

Một bệnh nhân được coi là ở trong tình trạng cấp cứu khi người đó bị rối loạn nghiêm trọng một hay nhiều chức năng sống, đe doạ gây tử vong. Do đó nhiệm vụ của người thầy thuốc cấp cứu tại tuyến cơ sở theo thứ tự ưu tiên.

Nhiễm trùng tụ cầu ở trẻ em

Tụ cầu gây nhiễm trùng có hai loại, Staphylococcus aureus và coagulase negative staphylococci, nhiễm trùng do coagulase negative staphylococci ít gặp.

Viêm bàng quang chảy máu ở trẻ em

Nguyên nhân chủ yếu là do virut, biến chứng của việc dùng các thuốc ức chế miễn dịch, ghép tuỷ, hãn hữu do một số loại vi khuẩn như liên cầu khuẩn, phế cầu khuẩn.

Viêm đa rễ và dây thần kinh ngoại biên ở trẻ em

Liệt có tính chất đối xứng, liệt ngọn chi nhiều hơn gốc chi, có nhiều trường hợp liệt đồng đều gốc chi như ngọn chi. Liệt có thể lan lên 2 chi trên, liệt các dây thần kinh sọ não IX, X, XI.

Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em

Hiện nay chưa có vaccine. Việc cách ly các trẻ bị viêm mũi họng cấp là không cần thiết. Trẻ nhỏ nên tránh cho tiếp xúc với những người đang bị viêm mũi họng cấp.

Trạng thái động kinh ở trẻ em

Là trạng thái trong đó các cơn co giật liên tiếp trên 15 phút, giữa 2 cơn bệnh nhân trong tình trạng hôn mê, rối loạn thần kinh thực vật, biến đổi hô hấp, tim mạch.

Viêm tiểu phế quản cấp tính

Viêm tiểu phế quản cấp tính hay gặp ở trẻ nhỏ, dưới 1 tuổi thường do virus hợp bào hô hấp gây ra (Respiratory Syncytial Virus - RSV). Trẻ đẻ non, có bệnh tim bẩm sinh, có thiểu sản phổi dễ có nguy cơ bị bệnh.

Bệnh học dị tật bẩm sinh ống tiêu hóa ở trẻ

Không điều trị trực tiếp vào thoát vị mà điều trị lên hồi lưu thực quản dạ dày. Để trẻ ở tư thế nữa nằm nữa ngồi, ăn thức ăn đặc, có thể có kết quả/

Bệnh học xuất huyết tiêu hóa ở trẻ em

Tổn thương loét niêm mạc ống tiêu hoá là nguyên nhân phổ biến gây xuất huyết tiêu hoá; hiếm hơn là vỡ tĩnh mạch trong tăng áp lực tĩnh mạch cửa và rất hiếm do dị tật bẩm sinh.

Viêm cầu thận cấp tiên phát ở trẻ em

Viêm cầu thận cấp tiên phát là bệnh viêm cầu thận lan toả sau nhiễm khuẩn, phần lớn sau nhiễm liên cầu tán huyết kiểu b nhóm A. Bệnh diễn biến lành tính.

Chăm sóc trẻ bị suy dinh dưỡng

Da khô, trên da có thể xuất hiên các mảng sắc tố ở bẹn, đùi: lúc đầu là những chấm đỏ rải rác, lan to dần rồi tụ lại thành những đám màu nâu sẫm, sau vài ngày bong ra.

Chăm sóc trẻ bị bệnh tiêu chảy cấp

Virus là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh tiêu chảy cho trẻ em. Những loại virus gây tiêu chảy là Rotavirus, Adenovirus, Norwalk virus, trong đó Rotavirus là tác nhân chính gây bệnh.

Bệnh học sốt xuất huyết Dengue ở trẻ em

Có 4 type huyết thanh ký hiệu DEN. 1, DEN. 2, DEN. 3, DEN. 4 mà về tính kháng nguyên thì rất gần nhau. Sau một giai đoạn ủ bệnh 4 - 6 ngày, virus hiện diện trong máu.

Thiếu máu tan máu tự miễn ở trẻ em

Bệnh thường xảy ra phối hợp với một số bệnh nhiễm khuẩn như viêm gan, viêm phổi do vius, tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn, hoặc trên cơ sở bị một số bệnh như U lympho Hodgkin, Lupus ban đỏ, hội chứng suy giảm miễn dịch.

Suy hô hấp cấp ở trẻ em

Suy hô hấp là tình trạng hệ hô hấp không đủ khả năng duy trì sự trao đổi khí theo nhu cầu cơ thể, gây giảm O2 và/hoặc tăng CO2 máu. Hậu quả của suy hô hấp là thiếu oxy cho nhu cầu biến dưỡng của các cơ quan đặc biệt  là não, tim và ứ đọng CO2 gây toan hô hấp.

Hội chứng thận hư tiên phát kháng steroid ở trẻ em

Điều trị khó khăn, kéo dài dễ phát sinh các biến chứng như cao huyết áp, giữ nước, giảm nặng áp lực keo, rối loạn nước điện giải, suy thận. Thận hư kháng Corticoid chiếm khoảng 12 - 14% số bệnh nhân thận hư tiên phát.

Chăm sóc trẻ bị bệnh viêm cầu thận cấp

Viêm cầu thận cấp thường xảy ra sau vài tuầ n hoặc vài tháng kể từ khi trẻ bị viêm họng, viêm amydal, chốc đầu, lở loét ngoài da. Do vậy khi thăm khám bệnh nhân phù thận.

Viêm khớp mủ ở trẻ em

Viêm mủ khớp là hậu quả của viêm xương tuỷ xương mà vùng hành xương nằm trong bao khớp hoặc có thể ổ viêm xương phá vỡ tổ chức khớp đưa mủ vào trong khớp.

Cứng duỗi khớp gối sau tiêm kháng sinh cơ tứ đầu đùi

Cứng duỗi khớp gối là tình trạng bệnh lý với hình thái khớp gối hạn chế gấp với khớp gối ở vị trí trung gian do xơ hoá cơ tứ đâu đùi sau tiêm kháng sinh trong cơ ở trẻ em.

Chăm sóc trẻ bị viêm phổi nặng

Viêm phổi là bệnh thường gặp ở trẻ em và là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới một tuổi, trẻ sơ sinh và suy dinh dưỡng.