- Trang chủ
- Sách y học
- Bệnh học ngoại khoa
- Điều trị sốc do bỏng
Điều trị sốc do bỏng
Băng ép vừa, theo dõi nếu băng chặt hoặc khi chi thể bị phù nề thì băng sẽ trở thành garo, nên phải nới băng, Nếu bị bỏng hoá chất phải băng bằng chất trung hoà.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Việc cấp cứu, điều trị dự phòng và điều trị sốc bỏng phải được tiến hành khẩn trương, đầy đủ từ tuyến cơ sở đến bệnh viện chuyên khoa.
Tại các tuyến cơ sở
Sau khi sơ cứu bỏng cần: Đánh giá chung tình trạng toàn thân, tại chỗ để có biện pháp phù hợp.
Tại chỗ
Băng ép vừa (trong phần sơ cứu và sử trí bỏng kỳ đầu), theo dõi nếu băng chặt hoặc khi chi thể bị phù nề thì băng sẽ trở thành garo, nên phải nới băng. Nếu bị bỏng hoá chất phải băng bằng chất trung hoà, làm nhanh.
Toàn thân
Dùng các thuốc giảm đau:
Promedrol 0,02 x 1- 2 ml.
Dimedrol 0,02 x 1 - 2 ml hoặc Pipolphen 0,025 x 1 -2 ml.
Các thuốc trên trộn lẫn tiêm bắp.
Uống dịch thể sớm:
Nếu không có chướng bụng, tổn thương phối hợp (sọ não, tạng bụng, ngực...) cần cho uống nước đủ ngay sau bỏng.
Thường dùng là: 1 gói oresol pha với 1 lít nước cho uống, thành phần gồm:
Natri clorua 3,5 g.
Kali clorua 1,5 g.
Glucose 20 g.
Ủ ấm:
Cần giữ ấm nhưng không để thân nhiệt quá 37oc.
Vận chuyển đến tuyến cơ sở hoặc bệnh viện chuyên khoa
Nhẹ nhàng. Nếu gần tuyến cơ sở thì: chuyển ngay. Từ tuyến cơ sở đến bệnh viện chuyên khoa: phải đảm bảo thoát sốc mới chuyển, hoặc gần cũng phải đảm bảo nhẹ nhàng kết hợp truyền dịch.
Tại sơ sở điều trị chuyên khoa
Phải khám toàn thân, tại chỗ nhanh để có biện pháp điều trị sớm:
Tại chỗ
Để đánh giá được tổn thương và điều trị tại chỗ kịp thời cần.
Dùng thuốc giảm đau, nặng hơn cần gây mê.
Thay băng, xử trí bỏng kỳ đầu, đưa thuốc vào điều trị tại chỗ và xác định diện tích, độ sâu bỏng, vẽ vùng tổn thương. Việc thay băng phải khẩn trương trong 10 - 15 phút.
Đưa bệnh nhân sốc bỏng vào buồng điều trị sốc
Buồng điều trị sốc:
Thoáng, đủ ánh sáng, đủ các phương tiện cấp cứu (thở oxy, bộ bộc lộ tĩnh mạch, hoặc đặt Catheter, bộ mở khí quản...), giường nằm sạch có chắn 2 bên.
Các bước tiến hành:
Phân công việc của bác sỹ, kỹ thuật viên.
Thở oxy: cần làm ngay và mất ít thời gian.
Đặt dây truyền dịch: Nếu chưa có điều kiện kỹ thuật thì bộc lộ tĩnh mạch để truyền dịch, nếu có đủ phương tiện kỹ thuật cần đặt Catheter tĩnh mạch dươí đòn. Kết hợp lấy máu xét nghiệm và đo huyết áp tĩnh mạch trung ương.
Có thể đặt ống sonde dạ dày để vừa hút được hơi dạ dày khi chướng bụng vừa đưa dịch (oresol) cho ăn sớm (sữa) (trong điều kiện không có tổn thương dạ dày).
Đặt ống thông tiểu: phải đảm bảo vô trùng, dẫn qua chai, bỏ nước tiểu đầu (là nước tiểu trước khi bị bỏng) theo dõi nước tiểu hàng giờ (số lượng, màu sắc...), 24 giờ.
Cần theo dõi cụ thể thì mới có biện pháp để điều trị sốc hợp lý.
Các xét nghiệm cần làm:
Như phần lâm sàng đã nêu về các chỉ tiêu cận lâm sàng để kiểm tra.
Nếu có các tổn thương kết hợp cần khám hoặc mời các chuyên khoa có liên quan:
Mắt, tai mũi họng.. đến khám để có biện pháp điều trị kết hợp.
Các thuốc điều trị
Thuốc giảm đau:
Các loại thuốc tiêm để giảm đau, hoặc pha vào dịch truyền, truyền xen kẽ với các dịch khác. Khi bệnh nhân ngủ thì lại ngừng truyền dịch có pha thuốc này.
Dung dịch Novocain 0,25%. Truyền mỗi lần 50 m-100ml. Khi bệnh nhân ngủ sẽ ngừng.
Nếu bệnh nhân dãy dụa vật vã nhiều cần phải gây mê.
Dịch truyền:
Đây là vấn đề quan trọng nhất để bù đắp khối lượng máu lưu hành, giữ được huyết áp, chống thiểu niệu, vô niệu, chống được các rối loạn chuyển hoá, cân bằng kiềm toan.... Có nhiều công thức để tính lượng dịch truyền. Một số công thức chính:
Công thức Evans:
Dịch keo = 1ml x kg (cân nặng) x diện tích bỏng.
Điện giải = 1ml x kg (cân nặng) x diện tích bỏng.
Huyết thanh ngọt 5% = 2000ml (người lớn).
Chú ý:
Diện bỏng trên 50% tính bằng 50.
Ngày đầu truyền dịch không quá 10 lít: chia.
8 giờ đầu truyền bằng 1/2 tổng lượng.
16 giờ sau truyền bằng 1/2 tổng lượng.
Ngày thứ 2: Dịch keo và điện giải bằng 1/2 ngày thứ nhất.
Công thức BROOKE: như công thức EVANS, nhưng dịch keo là 0,5 ml, dịch điện giải 1,5.
Công thức BAXTER ( còn được gọi là công thức Parklano): 24 giờ đầu chỉ truyền Ringer lactat.
Tổng lượng = 4ml x kg (cân nặng) x diện tích bỏng.
24 giờ sau dùng: huyết thanh ngọt đẳng trương 2000ml (người lớn) và huyết tương hoặc dịch keo tính theo diện tích bỏng.
Nếu diện bỏng 40 - 50% truyền 50 - 250 ml.
Nếu diện bỏng 50 -70% truyền 500 - 800 ml.
Nếu diện bỏng trên 70% truyền 800 - 1000 ml.
Tính cho mỗi % diện tích bỏng số ml dịch cần thiết theo mức độ nhẹ, vừa, nặng và rất nặng (trên 50% diện tích cơ thể tính bằng 50).
|
dưới 1 tuổi |
1 -2 tuổi |
3 - 6 tuổi |
7 -14 tuổi |
15 - 56 tuổi |
Sốc nhẹ q/3) |
15 |
40 |
40 |
50 |
60 |
Sốc vừa (q/3) |
20 |
50 |
50 |
60 |
90 |
Sốc nặng và rất nặng (q/4) |
25 -30 |
50 - 60 |
60 - 80 |
80 - 100 |
120 - 200 |
q: Tổng lượng dịch truyền.
q/3: Chia 3 phần: Keo - điện giải - ngọt.
q/4: Chia 4 phần: Máu, huyết tương - keo - điện giải - ngọt.
Thứ tự dịch truyền, tốc độ truyền:
Nguyên tắc chung là các loại dịch cần truyền xen kẽ, đảm bảo đủ khối lượng máu lưu hành.
Truyền dịch điện giải trước (trong một số trường hợp sẽ truyền dịch keo trước) - keo - ngọt.
Khi huyết áp tĩnh mạch trung ương dưới 8 cm nước phải truyền tốc độ nhanh. Khi bình thường sẽ giảm tốc độ để duy trì. Dịch truyền thiếu hay đủ cần đánh giá vào huyết áp tĩnh mạch trung ương .
Khi huyết áp tĩnh mạch trung ương trở về bình thường mà chưa có nước tiểu hoặc thiểu niệu thì phải dùng lợi tiểu. Trong trường hợp bỏng sâu, diện rộng (bỏng điện cao thế) cần lợi tiểu sớm.
Đối với trẻ con luôn phải theo dõi hô hấp, nếu tốc độ quá nhanh sẽ dẫn tới phù phổi.
Nếu có bỏng đường hô hấp: tổng lượng dịch truyền bằng 2/3 hoặc bằng tổng lượng lý thuyết.
Các loại thuốc khác:
Thuốc chống Histamin, chống nôn: Dimedrol.
Trợ tim mạch: oramin, cafein, oxabain.
Giảm tính thấm thành mạch: Vitamin C, novocain 0,25%, Canxi clorua.
Đề phòng biến chứng loét đường tiêu hoá: Tacgamet, Cimetidin (tiêm, uống).
Kháng sinh: Dùng sớm, vừa liều điều trị.
Kháng sinh loại có tác động với vi khuẩn Gram (+).
Chống toan hoá: Nabica 8,4%; 1,4%.
Điều trị các biến chứng:
Trong thời kỳ sớm - sốc bỏng có nhiều biến chứng cần theo dõi kỹ các diễn biến của bệnh nhân để có biện pháp đề phòng và điều trị nguyên nhân, triệu chứng của các biến chứng.
Bài viết cùng chuyên mục
Bệnh học ngoại trật khớp vai
Trật khớp vai là loại trật khớp phổ biến nhất trong các loại trật khớp và thường gặp ở người lớn trẻ khỏe chiếm khoảng 50 - 60 % tổng số trật khớp. Nguyên nhân và cơ chế gây trật khớp thường thấy nhất do ngã chống bàn tay hoặc chống khuỷu trong tư thế tay dạng, đưa ra sau, và xoay ngoài.
Bệnh học ngoại gãy trên lồi cầu xương cánh tay
Gãy trên lồi cầu đứng thứ mười trong các loại gãy xương ở trẻ con nói chung, thường tỷ lệ biến chứng cao hơn so với các gãy chi khác, hay gặp di chứng vẹo khuỷu vào trong
Bệnh học ngoại gẫy hai xương cẳng tay
Kéo theo trục cẳng tay với lực kéo liên tục và tăng dần, đến khi hết di lệch chồng thì nắn các di lệch sang bên, gập góc còn lại
Bệnh học ngoại khoa thủng dạ dày tá tràng
Thủng ổ loét dạ dày - tá tràng là một cấp cứu ngoại khoa thường gặp. Chẩn đoán thường dễ vì trong đa số trường hợp các triệu chứng khá điển hình, rõ rệt.
Bệnh học ngoại khoa xuất huyết tiêu hóa
Xuất huyết tiêu hoá được định nghĩa là sự đào thải qua đường miệng và hay là qua đường đường hậu môn một số lượng máu từ các thương tổn của đường tiêu hoá.
Bệnh học ngoại gẫy xương hở
Gãy xương hở do nhiều nguyên nhân và chiếm hàng đầu là tai nạn lưu thông do các loại xe mô tô và ô tô. Trong thời bình tỷ lệ gãy xương hở chiếm khoảng 8-10% các tổn thương cơ quan vận động.
Bệnh học ngoại khoa phi đại hẹp môn vị
Hẹp phì đại môn vị là một bệnh ngoại khoa thường gặp ở giữa độ tuổi sơ sinh và bú mẹ (3 tuần-6 tháng). Bệnh có biểu hiện lâm sàng bằng hội chứng nôn do hẹp lòng môn vị bởi sự phì đại thái quá của lớp cơ vùng môn vị.
Bệnh học bỏng hóa chất
Trong quân đội và trong chiến tranh còn bị bỏng do các nhiên liệu lỏng của tên lửa và các hoá chất quân sự gây loét rộp da. Một số hoá chất khi tác dụng trên da và niêm mạc còn ngấm theo đường mạch máu vào cơ thể và có thể dẫn tới tử vong.
Bệnh học ngoại u não
U não là một từ ngữ được các thầy thuốc lâm sàng gọi tên có tính cách quy ước để chỉ các u trong sọ vì thực sự u trong mô não chỉ chiếm trên dưới 50% u trong sọ.
Bệnh học ngoại khoa teo thực quản
Bệnh teo thực quản là hậu quả của rối loạn trong quá trình tạo phôi giữa tuần thứ 4 và tuần thứ 6, điều này giải thích cho hiện tượng teo thực quản thường kèm theo nhiều dị tật phối hợp khác.
Bệnh học bỏng trẻ em
Tính diện tích bỏng dựa theo bảng của Lund và Browder hoặc của Berkow chia bề mặt các phần cơ thể thành các đơn vị diện tích phù hợp với tuổi nhằm giúp chẩn đoán chính xác diện tích bỏng.
Bệnh học ngoại lồng ruột cấp ở trẻ còn bú
Lồng ruột thường xảy ra ở bé trai nhiều hơn ở bé gái (2/1) trong độ tuổi bú mẹ cao nhất là từ 4 - 8 tháng. Tỷ lệ gặp thấp hơn sau 1 - 2 tuổi và hiếm gặp ở trẻ lớn.
Chẩn đoán diện tích bỏng
Sơ sinh thì đầu to, cổ ngắn, ngực bé, bụng to, Trong suốt giai đọan phát triển chi dưới tăng chiều 5 lần, chi trên 4 lần, thân 3 lần, đầu 2 lần
Bệnh học ngoại chấn thương thận
Chấn thương thận bao gồm tất cả các thương tổn của nhu mô thận, đường bài xuất nước tiểu trên và cuống thận. Giới nam thường bị hơn nữ, chiếm 75-80%, do đặc trưng về nguyên nhân của loại chấn thương này.
Sử dụng các loại da và vật liệu thay thế da trong bỏng
Giảm đau cho người bệnh. Hạn chế mất dịch, máu qua vết thương. Hạn chế nhiễm khuẩn vết bỏng. Kích thích biểu mô hoá ở bỏng nông, kích thích tạo mô hạt ở bỏng sâu.
Bệnh học ngoại khoa thoát vị bẹn
Thoát vị là tình trạng các tạng bên trong ổ phúc mạc đi ra ngoài ổ phúc mạc trong một túi thừa phúc mạc gọi là “túi thoát vị”, qua các điểm yếu tự nhiên của thành bụng. Các điểm yếu này có thể là bẩm sinh hay mắc phải.
Bệnh học ngoại chấn thương mạch máu ngoại biên
Hậu quả lâm sàng của chấn thương động mạch không hằng định, nhưng khi có hậu quả trên lâm sàng là một tiêu chuẩn nặng của chấn thương động mạch.
Bệnh học bỏng điện
Bỏng điện thường sâu, tổn thương tại chỗ biểu hiện ở điểm vào và ra của luồng điện, vị trí thường gặp là bàn tay, bàn chân. ở trẻ em có thể bỏng miệng, môi, lưỡi do ngậm vào cực điện.
Bệnh học ngoại khoa bỏng
Bỏng là một chấn thương gặp trong cả thời bình và thời chiến. Trong chiến tranh tỷ lệ bỏng chiếm từ 3-10% tổng số người bị thương. Ở Mỹ một năm theo báo cáo có hơn 2 triệu người bị bỏng, trong đó khoảng 100.000 người phải nhập viện
Bệnh học ngoại viêm màng ngoài tim co thắt
Viêm màng ngoài tim co thắt có tràn dịch (1/3 trường hợp): Bệnh nhân trẻ, triệu chứng xuất hiện mới đây, tiền sử viêm màng ngoài tim do nhiễm khuẩn cấp.
Bệnh học ngoại khoa ung thư thực quản
Ung thư thể thâm nhiễm chủ yếu phát triển ở lớp niêm mạc xâm lấn vào lớp dưới niêm mạc rồi vào lớp cơ, phát triển theo hình vòng nhẫn, do đó làm ống thực quản bị chít hẹp.
Bệnh học ngoại lao xương
Lao xương giống viêm xương là hay gây tổn thương ở người trẻ, nhưng khác viêm xương, tổn thương của lao thường bắt đầu ở xương xốp sau đó lan ra xung quanh.
Bệnh học ngoại vết thương ngực
Các rối loạn hô hấp tuần hoàn trong vết thương ngực hở do hậu quả hô hấp đảo ngược và lắc lư trung thất dẫn đến thiếu O2 trầm trọng, tình trạng toàn thân của bệnh nhân thay đổi nhanh chóng.
Bệnh học ngoại khoa thoát vị đùi
Khi lỗ thoát vị đùi ở vị trí này phải chú ý: Phía ngoài cổ túi có tĩnh mạch đùi và phía trên cổ túi có động mạch thượng vị và nhánh nối động mạch thượng vị với mạch bịt.
Bệnh học ngoại nhiễm khuẩn tiết niệu
Nhiễm khuẩn tiết niệu không đặc hiệu (Non- specific infection) là loại nhiễm khuẩn thường gặp của đường tiết niệu do các loại trực khuẩn gram (-) hoặc cầu khuẩn gram (+) gây nên.