- Trang chủ
- Sách y học
- Bệnh học ngoại khoa
- Công tác thay băng điều trị bỏng
Công tác thay băng điều trị bỏng
Tuỳ theo tình trạng của vết thương, nếu vết thương diện rộng, nhiều dịch mủ, thay băng hàng ngày, nếu diện hẹp, ít mủ thay băng hai ngày một lần 2. kỹ thuật thay băng.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Mục đích
Loại bỏ dịch mủ đọng ở vết bỏng, cắt bỏ mô hoại tử, làm sạch vết thương bỏng, đưa thuốc vào điều trị tại chỗ, bổ sung chẩn đoán diện tích và độ sâu.
Yêu cầu
Đảm bảo vô khuẩn, chống lây chéo.
Thay băng phải nhẹ nhàng, tỷ mỷ.
Không làm đau đớn thêm cho người bệnh, hạn chế gây chảy máu hoặc làm bong các mảnh da ghép.
Chỉ định thay băng
Thay băng thường kỳ
Tuỳ theo tình trạng của vết thương, nếu vết thương diện rộng, nhiều dịch mủ, thay băng hàng ngày, nếu diện hẹp, ít mủ thay băng hai ngày một lần 2. kỹ thuật thay băng.
Những qui định về vô khuẩn trong thay băng:
Sau khi thay băng cho một bệnh nhân, phải ngâm rửa lại tay, mỗi bệnh nhân phải dùng khẩu phần thay băng riêng để tránh lây chéo.
Khẩu phần thay băng gồm: 2 khay quả đậu, 2 nỉa (1 nỉa có mấu, 1 nỉa không có mấu), 1 kéo cong, bông băng, gạc, thuốc vừa đủ, tất cả đều được hấp sấy vô khuẩn.
Thứ tự bệnh nhân vào thay băng:
Ưu tiên những bệnh nhân cần sử trí kỳ đầu, bệnh nhân sau ghép da, tiếp theo là bệnh nhân có diện tích bỏng hẹp, ít dịch mủ, rồi đến những bệnh nhân có vết bỏng rộng, cuối cùng là những bệnh nhân có nhiễm khuẩn nặng.
Nếu không có bệnh nhân sau mổ ghép da thì bệnh nhân mới vào viện thay băng trước, bệnh nhân cũ thay băng sau. trẻ em ít tuổi nhất được ưu tiên thay băng trước.
Những bệnh nhân có bệnh truyền nhiễm phải được thay băng sau cùng với bộ dụng cụ riêng.
Nên đưa bệnh nhân tới buồng băng để thay băng, trừ bệnh nhân bỏng nặng phải thay băng tại giường bệnh (cần có bàn và kíp thay băng di động).
Nhiệm vụ của nhân viên thay băng: phải có người vô khuẩn và người hữu khuẩn
Người hữu khuẩn: chuyển bệnh nhân đến buồng băng, và chuyển bệnh nhân về buồng bệnh, dùng nỉa, kéo tháo băng và gạc ngoài. dội nước muối sinh lý 0,9% hoặc thuốc tím loãng cho ẩm gạc, giúp việc cho người vô trùng, băng bó vết thương đúng kỹ thuật.
Kỹ thuật thay băng:
(do người làm công tác vô khuẩn thực hiện).
Người vô khuẩn khi thay băng phải rửa tay theo đúng qui trình bệnh viện, mặc quần áo đã được hấp vô khuẩn, đi găng tay đã hấp.
Dùng 2 nỉa nhẹ nhàng bóc lớp gạc bên trong ra, sao cho miếng gạc phải song song với mặt da. dùng nỉa có mấu cặp bông cầu đã vắt nước sao cho thiết diện của bông khi chấm vết thương được tiếp xúc nhiều mà mũi nỉa không chạm vào vết thương.
Khi rửa vết thương bỏng phải theo thứ tự sau đây:
Rửa từ vùng sạch đến vùng bẩn (vùng đầu, mặt rửa trước, còn các vùng bàn chân, tầng sinh môn rửa ở thì cuối của thay băng).
Trên một vết thương: chỗ nào sạch rửa trước, bẩn rửa sau. vùng da lành mép vết thương có thể sát khuẩn bằng cồn 70 độ hoặc dung dịch thuốc đỏ.
Chú ý không để gây chảy máu, ảnh hưởng đến mảnh da ghép, nếu mảnh da ghép bong ra phải đặt lại.
Dùng gạc cầu thấm nhẹ nhàng vết thương, lấy bỏ giả mạc, cắt bỏ hoại tử, rửa lại vết thương cho sạch, nếu thấy chảy máu phải đặt gạc tẩm dung dịch canxi chlorua 10%, hoặc nước muối ấm.
Đặt gạc thuốc hoặc bôi thuốc trực tiếp lên vết bỏng (theo chỉ định của bác sỹ). sau đó đắp gạc khô hút nước (nếu là vùng ghép da thêm một lớp gạc vaselin)..lớp gạc sau chờm lên lớp gạc trước 1cm. độ dày của gạc tuỳ thuộc vào sự tiết dịch, mủ của vết thương.
Đối với mô hạt chuẩn bị ghép da không đắp dầu mỡ trực tiếp lên mổ hạt từ 3-5 ngày trước mổ.
Thay băng một số trường hợp đặc biệt đối với vết bỏng đã bôi thuốc tạo màng
Nếu màng khô thì để tự khỏi.
Nếu nhiễm trùng dưới màng thuốc thì dùng kéo cắt bỏ màng thuốc bị nhiễm trùng, rửa sạch bằng nước muối sinh lý 0,9% và đắp gạc thuốc vào vùng cắt màng đối với vết bỏng để gạc bán hở:
Nếu khô thì không xử trí gì để hở tự khỏi.
Nếu ướt dùng kéo cắt bỏ gạc bị ướt, rửa sạch và đắp một lớp gạc thuốc để bán hở., sấy khô đối với bỏng vùng mặt và vùng tầng sinh môn
Nếu bỏng nông: rửa sạch, thấm khô, bôi thuốc đỏ, để hở.
Nếu bỏng sâu: rửa sạch, đắp thuốc và băng lại, thay băng theo chỉ định.
Thay băng sau mổ ghép da mảnh mỏng tự thân
Chỉ định:
Với ghép da tem thư: 72 giờ sau mổ hoặc muộn hơn nếu bệnh nhân không sốt, tại chỗ vết bỏng khô, sạch.
Với ghép da tự thân mảnh lớn: thay băng kỳ đầu sau 24 giờ. các ngày sau thay băng hàng ngày nếu vết bỏng nhiều dịch. nếu khô thay băng hai ngày một lần.
Nơi lấy da: thay băng kỳ đầu sau 24 giờ.
Kỹ thuật:
Người hữu khuẩn đưa bệnh nhân sau mổ ghép da lên buồng thay băng đâù tiên, cắt bỏ băng.
Người vô khuẩn dùng nỉa bóc lớp gạc xốp, bóc lớp gạc dầu (vaselin).
Dùng bông thấm nước, tẩm nước vào lớp gạc thuốc trong cùng cho đỡ dính. dùng nỉa không mấu để bóc lớp gạc trong cùng, khi bóc nhẹ nhàng, lớp gạc tiếp tuyến với mặt da. dùng nỉa có mấu để cặp bông cầu đã vắt nước để ép dịch. lấy bỏ đi những dải máu tụ hoặc những ổ mủ (nếu có), đặt lại những mảnh da bị bong. dùng gạc hoặc bông vô khuẩn thấm, ép cho hết sạch dịch hoặc mủ vùng da ghép.
Đặt một lớp gạc thuốc (theo chỉ định của bác sỹ) ở lớp trong cùng.
Đặt một lớp gạc dầu tiếp theo lên trên lớp gạc thuốc.
Đặt gạc khô thấm nước (độ dày tuỳ thuộc vào mức độ tiết dịch của vết thương). các lớp gạc xếp lên nhau như “mái ngói”.
Băng ép chặt vừa phải.
Vùng đựơc ghép da nên kê cao, không để tiếp xúc với mặt giường nằm vì dễ bị tiết dịch và nhiễm khuẩn, da sẽ chết.
Đối với vùng cho da :sau khi bệnh nhân đã được giảm đau tốt, người vô trùng bóc từng lớp gạc xốp ỏ bên ngoài và để lại một lớp gạc dầu ở trong cùng. sấy khô vùng này bằng máy sấy. nếu diễn biến thuận lợi, sau 5-7 ngày vùng cho da sẽ tự liền và màng thuốc sẽ bong.
Các thuốc thường sử dụng ở buồng băng
Dạng dung dịch
Dung dịch nước muối sinh lý 0,9%.
Dung dịch becberin 0,1%.
Dung dịch axit boric 3%.
Dung dịch nitrat bạc 0,25%, 0,5%.
Dung dịch sulfat đồng 5%/
Dung dịch thuốc đỏ.
Dung dịch betadin 10% hoặc povidin 10%.
Nước nghệ ép, nước muối 5%,...
Dạng thuốc mỡ
Mỡ cao vàng, mỡ vaselin, mỡ kháng sinh, chitosan...
Mỡ madhuxin.
Mỡ madecasol...
Dạng bột
Bột b76, bột a.boric...
Dạng cream
Các chế phẩm của silver sulfadiazin 1% (cream sulfadiazin-bạc 1%, sivirin 1%.
Cream biafin.
Cream nghệ...
Bài viết cùng chuyên mục
Bệnh học ngoại khoa ung thư gan
Ung thư gan nguyên phát ở các nước Âu - Mỹ rất hiếm gặp chiếm khoảng 1-2% các loại ung thư. Trong khi châu á, Phi rất hay gặp. Đây là loại ung thư tiến triển rất nhanh và điều trị đang còn gặp nhiều khó khăn.
Bệnh học ngoại viêm xương
Viêm xương có thể tự nhiên, nhưng chấn thương đóng vai trò nào đó của sự khu trú tắc mạch xương trên một cơ quan bị nhiễm khuẩn.
Bệnh học ngoại trật khớp khuỷu
Chỉ gặp trật khớp khuỷu ra trước khi có gẫy mỏm khuỷu, các dây chằng bị đứt các cơ nhị đầu, cơ bám vào mỏm trên lồi cầu bị đụng giập hoặc rách.
Bệnh học ngoại khoa phi đại hẹp môn vị
Hẹp phì đại môn vị là một bệnh ngoại khoa thường gặp ở giữa độ tuổi sơ sinh và bú mẹ (3 tuần-6 tháng). Bệnh có biểu hiện lâm sàng bằng hội chứng nôn do hẹp lòng môn vị bởi sự phì đại thái quá của lớp cơ vùng môn vị.
Bệnh học ngoại phình động mạch ngoại biên
Phình động mạch ngoại biên thường ít hơn phình động mạch chủ. Có nhiều nguyên nhân gây phình động mạch ngoại biên, trong đó nguyên nhân do xơ vữa động mạch thường gặp nhất.
Bệnh học ngoại gãy thân xương cánh tay
Gãy giữa chỗ bám của cơ ngực lớn và chỗ bám của cơ delta: Đầu trên khép (do cơ ngực lớn kéo), đầu dưới di lệch lên và ra ngoài (do cơ delta kéo).
Bệnh học bỏng trẻ em
Tính diện tích bỏng dựa theo bảng của Lund và Browder hoặc của Berkow chia bề mặt các phần cơ thể thành các đơn vị diện tích phù hợp với tuổi nhằm giúp chẩn đoán chính xác diện tích bỏng.
Bệnh học ngoại gẫy xương cẳng chân
Gãy xương cẳng chân là các trường hợp gãy thân xương chày từ dưới hai lồi cầu đến trên mắt cá trong, có hoặc không kèm gãy xương mác từ cổ tới trên mắt cá ngoài.
Bệnh học ngoại chấn thương sọ não kín
Chấn thương sọ não đã được nghiên cứu từ lâu. Từ thời Hyppocrat (460-377 trước Công nguyên) đã có những công trình nghiên cứu về chảy máu hộp sọ.
Bệnh học ngoại khoa teo thực quản
Bệnh teo thực quản là hậu quả của rối loạn trong quá trình tạo phôi giữa tuần thứ 4 và tuần thứ 6, điều này giải thích cho hiện tượng teo thực quản thường kèm theo nhiều dị tật phối hợp khác.
Bệnh học ngoại khoa áp xe gan amip
Áp xe gan là loại bệnh đã được nghiên cứu từ hơn một thế kỷ nay. Triệu chứng thường điển hình với sốt, gan to, đau. Áp xe gan do amíp thường chỉ có một ổ.
Bệnh học ngoại khoa ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày là một trong những ung thư ống tiêu hóa thường gặp, trong thực tế tiên lượng vẫn không thay đổi nhiều từ nhiều năm nay. Thời gian sống đến 5 năm của ung thư dạ dày khoảng 15% và thời gian sống 5 năm sau phẫu thuật triệt căn khoảng 30%.
Bệnh học ngoại khoa ung thư trực tràng
Ung thư trực tràng là một bệnh thường gặp ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Khoảng 8000 trường hợp ung thư trực tràng ở Pháp mỗi năm. Tỷ lệ nam/nữ là 1,5.
Bệnh học ngoại khoa viêm ruột thừa cấp
Viêm ruột thừa cấp là một trong những bệnh lý cấp cứu ngoại khoa hay gặp nhất. Tần suất viêm ruột thừa cấp song hành với tần suất của quá trình phát triển của mô bạch huyết, với tỷ lệ cao nhất ở giai đoạn đầu của thập niên.
Bệnh học ngoại teo đướng mật bẩm sinh
Teo đường mật bẩm sinh rất hiếm gặp. Tại Nhật Bản và các nước châu á, tỷ lệ bệnh khoảng 1/10.000 trẻ sơ sinh sống. Tỷ lệ nữ/nam = 1:0,64. Vấn đề chẩn đoán và điều trị rất phức tạp.
Thuốc điều trị tại chỗ vết bỏng
Khám vết bỏng hàng ngày là công việc thường xuyên của bác sỹ điều trị bỏng để bổ xung chẩn đoán độ sâu của bỏng và chỉ định thuốc điều trị tại chỗ và toàn thân phù hợp.
Bệnh học ngoại thông động tĩnh mạch
Thông động tĩnh mạch là có sự lưu thông bất thường giữa động mạch và tĩnh mạch. Nguyên nhân phần lớn do chấn thương mạch máu. Vấn đề chẩn đoán cần phát hiện sớm và có thái độ xử trí kịp thời để tránh những biến chứng về tim mạch.
Bệnh học ngoại ung thư thận
Ung thư thận chiếm 90% các loại u ác tính nguyên phát ở thận. Bệnh thường xuất hiện ở người lớn trên 40 tuổi, với tỉ lệ nam gấp 2 lần so với nữ giới. Ung thư thận chiếm 1-2% toàn bộ các loại ung thư ở người lớn.
Hội chứng Dumping trong phẫu thuật dạ dày
Hội chứng Dumping là một nhóm các triệu chứng có thể xảy ra nếu bn có phẫu thuật để cắt bỏ toàn bộ hoặc một phần của dạ dày, hoặc nếu dạ dày của bệnh nhân đã được phẫu thuật nối tắt để giúp giảm cân.
Bệnh học ngoại gẫy hai xương cẳng tay
Kéo theo trục cẳng tay với lực kéo liên tục và tăng dần, đến khi hết di lệch chồng thì nắn các di lệch sang bên, gập góc còn lại
Xử trí thời kỳ đầu vết thương bỏng
Ngâm vùng bỏng vào nước lạnh (16-200C) trong vòng 20-30 phút. Đặc biệt có hiệu quả trong 20 phút đầu, nếu để sau 30 phút mới ngâm nước lạnh thì không còn giá trị nữa.
Bệnh học ngoại u xơ tiền liệt tuyến
U xơ tiền liệt tuyến là một loại u lành tính thường gặp trong bệnh lý của hệ tiết niệu và thường xuất hiện ở nam giới lớn tuổi. Mặc dù có thể thấy u xơ tiền liệt tuyến xuất hiện ở người trẻ < 30 tuổi, nhưng chủ yếu là ở nam giới trên 60 tuổi.
Bệnh học ngoại lồng ruột cấp ở trẻ còn bú
Lồng ruột thường xảy ra ở bé trai nhiều hơn ở bé gái (2/1) trong độ tuổi bú mẹ cao nhất là từ 4 - 8 tháng. Tỷ lệ gặp thấp hơn sau 1 - 2 tuổi và hiếm gặp ở trẻ lớn.
Bệnh học ngoại phình đại tràng bẩm sinh (Hirschsprung)
Bệnh Hirschsprung có thể có biểu hiện lâm sàng rất sớm ở trẻ sơ sinh bằng bệnh cảnh tắc ruột cấp tính dễ đưa đến tử vong nếu không can thiệp kịp thời hoặc có biểu hiện bán cấp tính và mạn tính ở trẻ nhũ nhi.
Bệnh học ngoại gẫy thân xương đùi
Gãy xương đùi được phân loại theo giải phẫu học và vị trí đường gãy: 1/4 trên, 2/4 giữa, 1/4 dưới. Đối với gãy 1/4 trên sát mấu chuyển thì khó phân biệt gãy mấu chuyển.