- Trang chủ
- Sách y học
- Bệnh học ngoại khoa
- Bệnh học ngoại lao xương
Bệnh học ngoại lao xương
Lao xương giống viêm xương là hay gây tổn thương ở người trẻ, nhưng khác viêm xương, tổn thương của lao thường bắt đầu ở xương xốp sau đó lan ra xung quanh.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Đại cương
Lao xương khớp là một bệnh nhiễm trùng xương khớp mạn tính, thứ phát truyền theo đường máu.
Lao xương giống viêm xương là hay gây tổn thương ở người trẻ, nhưng khác viêm xương, tổn thương của lao thường bắt đầu ở xương xốp sau đó lan ra xung quanh.
Vị trí thường gặp lao đốt sống 60%, khớp háng 15-20%, khớp gối 10-15% sau mới đến các khớp khác. Vị trí xương cứng thường thấy là lao đốt ngón bàn tay, bàn chân.
Theo Ledoux - Lebard không có hình ảnh lao ở chỗ gãy xương nhờ sự bồi đắp cơ thể làm cản trở sự tiến triển củ lao.
Thương tổn đầu tiên là một củ lao nhưng thường rất nhỏ và lớn dần, do vậy tuy đã có dấu hiệu lâm sàng nhưng chưa thay đổi trên X quang trong giai đoạn đầu (thường thấy rõ sau hàng tháng hoặc hàng năm).
Khác viêm xương tủy là có quá trình kích thích tạo xương mới, lao xương chỉ có phá hủy gây tiêu xương và xương chết, xuơng tù.
Giải phẫu bệnh
Thể khu trú
Lúc đầu mô xương xốp mất dần và có 2 khả năng trở thành mủ bã đậu hoặc xơ hóa (ít hơn), hang lao chứa mủ bã đậu và các mảnh xương chết nhỏ.
Thể lan rộng
Từ tổn thương mô xốp có những hạt lao nhỏ ở trong sụn bọc sau đó mô xương trở nên mềm nhũn và lan tràn rất xa không có giới hạn rõ rệt, vỏ xương mỏng, những áp-xe lạnh này có thể từ dưới màng xương lấn dần vào phần mềm chung quanh.
Dù ổ lao được khu trú, trực khuẩn lao vẫn tồn tại và nguy cơ nhiễm trùng bùng nổ có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Phần lớn các ổ lao bắt đầu từ một điểm xương ở mô xốp rồi lan dần khắp khớp và phá hủy các mặt khớp, có trường hợp từ bao khớp lan vào khớp hoặc từ sụn khớp và phá hủy dần mặt khớp.
Triệu chứng lâm sàng
Thường diễn biến qua 3 giai đoạn.
Giai đoạn khởi đầu (xâm nhập)
Chưa có triệu chứng lâm sàng điển hình, ảnh hưởng toàn trạng ăn ít, gầy sút, mất ngủ
Cơ thể mỏi hoặc đau ở khớp hoặc đau mơ hồ ở vị trí xa hơn không điển hình.
Tại chỗ:
Ấn vào khớp đau.
Vận động khớp đau.
Bao khớp dày lên khi sờ thấy.
Teo cơ quanh khớp.
Hạch tương ứng vùng lao tròn, di động không đau.
X quang xương có thể thấy:
Hình ảnh loãng xương.
Mặt khớp mờ hoặc nham nhở.
Hẹp khe khớp.
Chẩn đoán cận lâm sàng khác
IDR, BK đàm, X quang phổi.
UIV, xét nghiệm nước tiểu.
Chọc khớp để cấy dịch và soi trực tiếp.
Sinh thiết bao khớp
Giai đoạn toàn phát (giai đoạn phá hủy)
Đầy đủ các triệu chứng điển hình với khớp sưng to, nhợt nhạt, cơ quanh khớp teo mạnh.
Ví dụ: Dấu đùi cừu (Gigot de mouton) trong lao hớp háng, khớp hình thoi trong lao khớp gối.
Hạn chế vận động khớp, rất đau khi ấn và vận động
Hạch rõ, dính, đau khi ấn.
Có áp - xe lạnh lan đi xa.
X quang: Loãng xương, khe khớp hẹp, bờ khớp nham nhở hoặc khuyết, xương tù, không có phản ứng tạo xương.
Khi bị rò hình ảnh lao khó phân biệt với viêm xương.
Có thể trật khớp háng, biến dạng xương, gãy xương bệnh lý.
Giai đoạn ổn định(tái tạo) nhưng không khỏi
Các triệu chứng giảm bớt.
Ăn ngủ được, lên cân.
Đỡ đau tại chỗ, nếu đã có di chứng biến dạng để lại thì không thể hết (ví dụ liệt, rò...).
X quang: Bè xương rõ ra, hết loãng xương, có tái tạo xương không thể phục hồi lại mặt khớp cũng như các biến chứng dính cứng khớp.
Do vậy cần chẩn đoán sớm ở giai đoạn đầu thì điều trị lao mới hy vọng phục hồi.
Tiến triển lao thường gây rò và bội nhiễm, có nhiều trường hợp bệnh đã khỏi về lâm sàng và X quang nhưng sau lại tái phát do mủ bã đậu còn chứa vi khuẩn lao.
Nguyên tắc điều trị
Cần điều trị toàn thân và tại chỗ
Điều trị toàn thân
Nâng cao thể trạng.
Thuốc kháng lao: Cần dùng liên tục và đủ thời gian và phối hợp nhiều loại thuốc.
Thường dùng:
INH 5mg/kg/ngày với người lớn; 10mg/kg/ngày với trẻ.
Rifamycin 10mg/kg/ngày với người lớn; 15mg/kg/ngày với trẻ.
Ethambutol 15mg/kg/ngày.
Uống một lần buổi sáng trước khi ăn 30 phút, dùng trong 18 tháng. Kiểm tra chức năng gan, thần kinh mắt để đề phòng các biến chứng do thuốc.
Có thể dùng P.A.S, Streptomycin.
Điều trị tại chỗ
Bất động vùng lao là biện pháp căn bản để tránh kích thích cơ học và giúp cơ thể chống nhiễm trùng thuận lợi. Đối với các trường hợp xương đã bị phá hủy cần bất động dài hơn đủ để dính khớp.
Song song điều trị nội khoa cần mổ lấy bỏ ổ lao vì không thể chắc không bị tái phát, đồng thời phá hàng rào bao bọc giúp thuốc kháng lao có tác dụng, cần phẫu thuật sau 3-4 tuần điều trị nội khoa.
Có thể rạch tháo dẫn lưu áp - xe lạnh khi đã dùng thuốc điều trị nội khoa.
Khi có biến chứng (liệt, vẹo...) cần phẫu thuật.
Dự phòng
Giáo dục cho cộng đồng đến các tuyến y tế cơ sở để điều trị đúng các bệnh lao: lao phổi, lao xương...
Tuyên truyền chống lao trong cộng đồng.
Điều trị sớm các ổ nhiễm trùng ngoài da.
Phát hiện sớm các triệu chứng của viêm xương.
Bài viết cùng chuyên mục
Bệnh học ngoại chấn thương ngực kín
Nguyên nhân gây chấn thương ngực kín: Do tai nạn giao thông chiếm 70% trường hợp và 25% trường hợp chết tại chỗ. Tỷ lệ tử vong thứ phát do 2 rối loạn: Suy hô hấp và suy tuần hoàn.
Bệnh học ngoại khoa ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày là một trong những ung thư ống tiêu hóa thường gặp, trong thực tế tiên lượng vẫn không thay đổi nhiều từ nhiều năm nay. Thời gian sống đến 5 năm của ung thư dạ dày khoảng 15% và thời gian sống 5 năm sau phẫu thuật triệt căn khoảng 30%.
Bệnh học ngoại trật khớp khuỷu
Chỉ gặp trật khớp khuỷu ra trước khi có gẫy mỏm khuỷu, các dây chằng bị đứt các cơ nhị đầu, cơ bám vào mỏm trên lồi cầu bị đụng giập hoặc rách.
Bệnh học ngoại chấn thương niệu đạo
Khi dương vật mềm, niệu đạo dài khoảng 16cm, trong đó, đoạn tiền liệt tuyến dài khoảng 2,5-3cm, đoạn màng khoảng 1,2cm và đoạn xốp khoảng 12cm.
Bệnh học ngoại gẫy xương hở
Gãy xương hở do nhiều nguyên nhân và chiếm hàng đầu là tai nạn lưu thông do các loại xe mô tô và ô tô. Trong thời bình tỷ lệ gãy xương hở chiếm khoảng 8-10% các tổn thương cơ quan vận động.
Bệnh học ngoại vết thương ngực
Các rối loạn hô hấp tuần hoàn trong vết thương ngực hở do hậu quả hô hấp đảo ngược và lắc lư trung thất dẫn đến thiếu O2 trầm trọng, tình trạng toàn thân của bệnh nhân thay đổi nhanh chóng.
Bệnh học ngoại gẫy thân xương đùi
Gãy xương đùi được phân loại theo giải phẫu học và vị trí đường gãy: 1/4 trên, 2/4 giữa, 1/4 dưới. Đối với gãy 1/4 trên sát mấu chuyển thì khó phân biệt gãy mấu chuyển.
Bệnh học ngoại gãy trên lồi cầu xương cánh tay
Gãy trên lồi cầu đứng thứ mười trong các loại gãy xương ở trẻ con nói chung, thường tỷ lệ biến chứng cao hơn so với các gãy chi khác, hay gặp di chứng vẹo khuỷu vào trong
Bệnh học ngoại viêm màng ngoài tim co thắt
Viêm màng ngoài tim co thắt có tràn dịch (1/3 trường hợp): Bệnh nhân trẻ, triệu chứng xuất hiện mới đây, tiền sử viêm màng ngoài tim do nhiễm khuẩn cấp.
Bệnh học ngoại gẫy xương cẳng chân
Gãy xương cẳng chân là các trường hợp gãy thân xương chày từ dưới hai lồi cầu đến trên mắt cá trong, có hoặc không kèm gãy xương mác từ cổ tới trên mắt cá ngoài.
Bệnh học ngoại gãy thân xương cánh tay
Gãy giữa chỗ bám của cơ ngực lớn và chỗ bám của cơ delta: Đầu trên khép (do cơ ngực lớn kéo), đầu dưới di lệch lên và ra ngoài (do cơ delta kéo).
Bệnh học ngoại khoa áp xe gan amip
Áp xe gan là loại bệnh đã được nghiên cứu từ hơn một thế kỷ nay. Triệu chứng thường điển hình với sốt, gan to, đau. Áp xe gan do amíp thường chỉ có một ổ.
Chẩn đoán độ sâu của tổn thương bỏng
Có rất nhiều phương pháp chẩn đoán diện tích, độ sâu của tổn thương bỏng, cùng với sự phát triên khoa học và công nghệ. Trong phạm vi bài giảng, chỉ đề cập những phương pháp cơ bản, dễ áp dụng trong thực tế.
Bệnh học ngoại trật khớp háng
Ở người lớn trật khớp háng do chấn thương mạnh xảy ra do một lực tác động gián tiếp vào đầu dưới xương đùi, và vùng gối khi đùi gấp, xoay trong và khép, khớp gối ở tư thế gấp.
Bệnh học ngoại tắc ruột sơ sinh
Tắc ruột sơ sinh là một cấp cứu ngoại khoa thường gặp trong lĩnh vực ngoại nhi. Bệnh thường xảy ra trong 15 ngày đầu của đời sống. Bệnh liên quan mật thiết đến các ngành sản khoa và nhi khoa.
Bệnh học ngoại chấn thương sọ não kín
Chấn thương sọ não đã được nghiên cứu từ lâu. Từ thời Hyppocrat (460-377 trước Công nguyên) đã có những công trình nghiên cứu về chảy máu hộp sọ.
Bệnh học ngoại vết thương sọ não hở
Vết thương sọ não hở là loại vết thương gặp cả trong chiến tranh và trong thời bình. Nhưng trong chiến tranh chiếm tỷ lệ cao hơn (khoảng từ 7-10% các loại vết thương do chiến tranh).
Bệnh học ngoại u xơ tiền liệt tuyến
U xơ tiền liệt tuyến là một loại u lành tính thường gặp trong bệnh lý của hệ tiết niệu và thường xuất hiện ở nam giới lớn tuổi. Mặc dù có thể thấy u xơ tiền liệt tuyến xuất hiện ở người trẻ < 30 tuổi, nhưng chủ yếu là ở nam giới trên 60 tuổi.
Bỏng chiến tranh
Khi cháy tạo ra sức nóng cao, cháy lâu, có chất khi cháy tạo ra nhiều chất độc cho cơ thể, có chất gây bỏng đồng thời là chất độc cho cơ thể.
Bệnh học ngoại dị dạng hậu môn trực tràng
Từ xưa người ta đã biết đến dị tật hậu môn - trực tràng dưới một tên thông dụng là "không có hậu môn”. Mãi cho đến thế kỷ thứ VII Paulus là người đầu tiên đã áp dụng một phẫu thuật khoan thăm dò từ tầng sinh môn.
Công tác thay băng điều trị bỏng
Tuỳ theo tình trạng của vết thương, nếu vết thương diện rộng, nhiều dịch mủ, thay băng hàng ngày, nếu diện hẹp, ít mủ thay băng hai ngày một lần 2. kỹ thuật thay băng.
Lâm sàng và điều trị thời kỳ suy mòn của bệnh bỏng
Nếu tính cả thải Protein qua phân, nước tiểu... mất Protein có thể đạt tới 100-200g/24h. Bỏng sâu mất Protein qua vết bỏng đạt 10mg/cm2/24h.
Bệnh học ngoại u trung thất
U trung thất là một khối u có thể gặp ở bất kỳ vị trí nào của trung thất. Bao gồm khối u nguyên phát, thứ phát; lành ác. Bệnh lý hay gặp nhất là u tuyến ức, u thần kinh, có thể gặp ở mọi lứa tuổi, mọi giới.
Bệnh học ngoại nhiễm khuẩn tiết niệu
Nhiễm khuẩn tiết niệu không đặc hiệu (Non- specific infection) là loại nhiễm khuẩn thường gặp của đường tiết niệu do các loại trực khuẩn gram (-) hoặc cầu khuẩn gram (+) gây nên.
Bệnh học bỏng hóa chất
Trong quân đội và trong chiến tranh còn bị bỏng do các nhiên liệu lỏng của tên lửa và các hoá chất quân sự gây loét rộp da. Một số hoá chất khi tác dụng trên da và niêm mạc còn ngấm theo đường mạch máu vào cơ thể và có thể dẫn tới tử vong.