Xử trí thời kỳ đầu vết thương bỏng

2013-07-09 09:38 PM

Ngâm vùng bỏng vào nước lạnh (16-200C) trong vòng 20-30 phút. Đặc biệt có hiệu quả trong 20 phút đầu, nếu để sau 30 phút mới ngâm nước lạnh thì không còn giá trị nữa.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Xử trí tại chỗ vết thương bỏng kỳ đầu

Mục đích

Loại trừ các tác nhân gây bỏng còn lại ở vết bỏng, chất bẩn, dị vật nếu có. Chẩn đoán diện tích và độ sâu của bỏng.

Đưa thuốc vaò điều trị tại chỗ.

Yêu cầu

Càng sớm càng tốt, không gây đau đớn thêm cho bệnh nhân.

Đảm bảo vô khuẩn, thao tác nhẹ nhàng tỷ mỷ.

Chống chỉ định

Khi có sốc hoặc đe doạ sốc.

Các bước tiến hành

Ngay khi bị bỏng:

Ngâm vùng bỏng vào nước lạnh (16-200C) trong vòng 20-30 phút. Đặc biệt có hiệu quả trong 20 phút đầu, nếu để sau 30 phút mới ngâm nước lạnh thì không còn giá trị nữa.

Băng ép chặt vừa phải vùng bị bỏng (để hạn chế sự phát triển của dịch nốt phỏng và phù nề vùng bỏng).

Nếu bị bỏng hoá chất phải dùng các chất để trung hoà.          

Xử trí bỏng tại tuyến cơ sở:

Giảm đau: Nếu bỏng diện rộng thì dùng thuốc gây mê để thay băng. Thuốc thường dùng là Ketalar (ketamine) 10 mg/kg tiêm bắp thịt, 2 mg/kg tiêm tĩnh mạch.

Thuốc giảm đau:

Dolacgan 0,1. 1ống.

Pipolfen 0,05.1ống.

Tiêm bắp trước thay băng 15 phút.

Đối với trẻ em phải giảm liều theo cân nặng.

Nguyên tắc thay băng:

Đảm bảo vô khuẩn:

Phải thay băng ở các buồng băng vô khuẩn.

Nhân viên thay băng phải mặc quần áo, mũ công tác, đeo khẩu trang đã hấp, rửa tay theo qui định vô khuẩn, đi găng tay đã hấp.

Dụng cụ, phương tiện, vật liệu thay băng đều được tiệt khuẩn.

Người bệnh: trước khi cởi băng  phải lau sạch các phần không bị bỏng, cởi bỏ quần áo bẩn ở buồng bệnh trước khi vào buồng băng.

Khi rửa vết thương tuân theo các qui định sau:

Rửa từ vùng sạch- vùng bẩn (đầu, măt rửa trước, vùng bàn chân, tầng sinh môn rửa sau cùng).

Vùng da lành xung quanh vết bỏng rửa bằng nước đun sôi để nguội và nước xà phòng (1 lít nước sôi + 5 gam xà phòng để nguội), lau khô rồi bôi cồn iôd hoặc cồn 700.

Tại vùng bỏng rửa bằng nước xà phòng đã pha, rửa lại bằng dung dịch NMSL 0,9%, lấy bỏ dị vật, cắt bỏ vòm nốt phỏng, lấy bỏ phần da hoại tử. Rửa lại bằng NMSL 0,9% thấm khô.

Chẩn đoán diện tích độ sâu của bỏng, đưa thuốc vào điều trị tại chỗ.

Để hở: vùng mặt. tầng sinh môn, bỏng độ IV hoại tử khô- bôi thuốc đỏ.

Để bán hở: bỏng độ II, sạch không nhiễm khuẩn.

Bôi thuốc tạo màng đối với bỏng độ II, III đến sớm chưa nhiễm khuẩn. (không bôi ở vùng mặt, khớp vận động, tầng sinh môn, đầu chi).

Băng kín vết bỏng đến muộn, đã nhiễm khuẩn, bỏng có hoại tử ướt, đắp gạc kháng sinh, thuốc đắp tại chỗ, đặt gạc khô, băng hút nước, băng kín.

Xử trí một số tác nhân gây bỏng hay gặp

Bỏng do vôi tôi nóng:

Rửa bằng dung dịch NMSL 0,9%

Rửa lại bằng dung dịch NH4CL: 3%, 5%.

Ca(OH)2 + 2 NH4CL ---->  CaCL2+ 2NH4OH.

Cắt bỏ vòm nốt phỏng, gắp bỏ dị vật, rửa lại bằng NMSL 0,9%.

Đặt gạc tẩm dung dịch axit nhẹ như: axit Bôric 3%, a.Axêtic 6%, dấm thanh, nước vắt quả chanh, đường... Đặt gạc khô, băng kín lại.

Xử trí bỏng do axit:

Dùng dung dịch bazơ nhẹ để trung hoà như dung dịch Natri Bicacbonat 10-20%, nước xà phòng, nước vôi 5%.

Tẩm dung dịch bazơ vào gạc đắp vào vùng bỏng, đặt gạc khô băng kín.

H2SO4 dùng Magesulphat rắc vào vết bỏng hoặc tiêm Gluconat dưới vết bỏng.

Cacbonic dùng dầu thảo mộc, Glycerin, rượu, cồn để rửa.

Fenic, Phenol dùng dầu thảo mộc đắp và băng lại.

Công tác thay băng bỏng

Mục đích

Loại trừ dịch mủ đọng ở vết bỏng, cắt bỏ mô hoại tử, rửa sạch vết thương bỏng.

Đưa thuốc vào điều trị tại chỗ, bổ sung chẩn đoán.

Yêu cầu

Đảm bảo vô khuẩn, chống lây chéo, nhẹ nhàng tỷ mỷ.

Chống đau đớn, không gây chảy máu hoặc làm bong mảnh da ghép.

Chỉ định thay băng

Thay băng thường kỳ:

Tuỳ theo tình trạng của vết thương, nếu vết thương diện rộng nhiều dịch mủ, thay băng hàng ngày, nếu diện hẹp, ít mủ thay băng cách ngày.

Đối với vết bỏng đã bôi thuốc tạo màng:

Nếu màng khô thì để tự khỏi.

Nếu nhiễm trùng dưới màng thuốc thì dùng kéo cắt bỏ màng thuốc bị  nhiễm trùng, rửa sạch bằng NMSL 0,9% và đắp gạc thuốc vào vùng cắt màng.

Đối với vết bỏng đã bôi thuốc tạo màng:

Nếu khô thì không xử trí gì.

Nếu ướt thì rửa sạch bằng NMSL 0,9% và tiếp tục bôi thuốc đỏ để hở.

Đối với vết bỏng để gạc bán hở:

Nếu khô thì không xử trí gì để hở tự khỏi.

Nếu ướt dùng kéo cắt bỏ gạc bị ướt, rửa sạch và đắp một lớp gạc thuốc để bán hở.

Những qui định về vô khuẩn trong thay băng:

Sau khi thay băng cho một bệnh nhân, phải ngâm rửa lại tay, mỗi bệnh nhân phải dùng khẩu phần thay băng riêng để tránh lây chéo.

Khẩu phần thay băng gồm: 2 khay quả đậu, 2 nỉa (1 nỉa có mấu, 1 nỉa không có mấu), 1 kéo cong, bông băng, gạc, thuốc vừa đủ, tất cả đều được hấp sấy vô trùng.

Thứ tự bệnh nhân vào thay băng:

Ưu tiên những bệnh nhân cần xử trí kỳ đầu, bệnh nhân sau ghép da, tiếp theo là bệnh nhân có diện tích bỏng hẹp, dịch ít mủ, rồi đến những bệnh nhân có vết bỏng rộng, cuối cùng là những bệnh nhân có nhiễm khuẩn nặng.

Đưa bệnh nhân tới buồng băng, trừ bệnh nhân bỏng nặng, có bàn và kíp thay bằng di động.

Người hữu khuẩn: chuyển bệnh nhân đến buồng băng, và chuyển bệnh nhân về buồng bệnh, dùng nỉa, kéo tháo băng và gạc ngoài. Dội NMSL 0,9% hoặc thuốc tím loãng cho ẩm gạc, giúp việc cho người vô trùng, băng bó vết thương đúng kỹ thuật.

Kỹ thuật thay băng:

Dùng 2 nỉa nhẹ nhàng bóc lớp gạc bên trong ra, sao cho miếng gạc phải song song với mặt da. Dùng nỉa có mấu cặp bông cầu đã vắt nước sao cho thiết diện của bông khi chấm vết thương được nhiều mà mũi nỉa không chạm vào vết thương.

Chú ý không để gây chảy máu, ảnh hưởng đến mảnh da ghép, nếu mảnh da ghép  bong ra phải đặt lại.

Dùng gạc cầu  thấm nhẹ nhàng vết thương, lấy bỏ giả mạc, cắt bỏ hoại tử, rửa lại vết thương cho sạch, nếu thấy chảy máu phải đặt gạc tẩm dung dịch CaCl2 10%, hoặc nước muối ấm hay dung dịch Adrenalin pha.

Đặt gạc thuốc hoặc bôi thuốc trực tiếp (theo chỉ định của bác sỹ), sau đó đắp gạc hút nước (nếu là vùng ghép da thêm một gạc Parafin). Lớp gạc sau chờm lên lớp gạc trước 1cm. Độ dày của gạc tuỳ thuộc vào sự tiết dịch, mủ của vết thương.

Đối với mô hạt chuẩn bị ghép da không đắp dầu mỡ trực tiếp lên ô hạt từ 3-5 ngày trước mổ.

Các thuốc thường sử dụng ở buồng băng

Dạng dung dịch:

Gồm NMSL 0,9%. Becberin 0,1%. a.Boric 3%, Nitrat bạc 0,25%, 10%, CuSO4 5%, thuốc đỏ, cồn iod, nước nghệ ép, nước muối 5%, Betadin 10%...

Dạng mỡ, dầu:

Mỡ cao vàng, mỡ Vaselin, mỡ kháng sinh, Chitosan...

Dạng cao bột:

Sến, soan trà, bột B76, bột a.Boric...

Thay băng sau mổ

Ghép da mảnh: thay băng 1 ngày 1 lần, nếu sạch 2 ngày 1 lần.

Ghép da WK: sau 7 ngày thay băng kỳ đầu, 9-12 ngày cắt chỉ.

Chuyển vạt da: sau 5-7 ngày thay băng kỳ đầu.

Ghép vạt da ý: 3-4 ngày thay băng kỳ đầu, nếu nhiều dịch mủ 1-2 ngày thay băng 1 lần.

Trụ Filatop: 3-5 ngày thay băng kỳ đầu sau mổ.

Bài viết cùng chuyên mục

Bệnh học ngoại khoa chấn thương bụng kín

Chấn thương bụng kín hay gọi là chạm thương bụng bao gồm cả những tổn  thương về bụng, tổn thương có thể chỉ ở ngoài thành bụng nhưng có thể tổn thương các tạng đặc trong ổ bụng (như gan, lách, tụy...).

Bệnh học ngoại viêm màng ngoài tim co thắt

Viêm màng ngoài tim co thắt có tràn dịch (1/3 trường hợp): Bệnh nhân trẻ, triệu chứng xuất hiện mới đây, tiền sử viêm màng ngoài tim do nhiễm khuẩn cấp.

Bệnh học ngoại phình đại tràng bẩm sinh (Hirschsprung)

Bệnh Hirschsprung có thể có biểu hiện lâm sàng rất sớm ở trẻ sơ sinh bằng bệnh cảnh tắc ruột cấp tính dễ đưa đến tử vong nếu không can thiệp kịp thời hoặc có biểu hiện bán cấp tính và mạn tính ở trẻ nhũ nhi.

Bệnh học ngoại thông động tĩnh mạch

Thông động tĩnh mạch là có sự lưu thông bất thường giữa động mạch và tĩnh mạch. Nguyên nhân phần lớn do chấn thương mạch máu. Vấn đề chẩn đoán cần phát hiện sớm và có thái độ xử trí kịp thời để tránh những biến chứng về tim mạch.

Bệnh học ngoại nhiễm khuẩn tiết niệu

Nhiễm khuẩn tiết niệu không đặc hiệu (Non- specific infection) là loại nhiễm khuẩn thường gặp của đường tiết niệu do các loại trực khuẩn gram (-) hoặc cầu khuẩn gram (+) gây nên.

Hội chứng Dumping trong phẫu thuật dạ dày

Hội chứng Dumping là một nhóm các triệu chứng có thể xảy ra nếu bn có phẫu thuật để cắt bỏ toàn bộ hoặc một phần của dạ dày, hoặc nếu dạ dày của bệnh nhân đã được phẫu thuật nối tắt để giúp giảm cân.

Bệnh học ngoại khoa hẹp môn vị

Loét dạ dày-tá tràng là nguyên nhân hay gặp nhất. Tất cả mọi vị trí của ổ loét ở dạ dày hay tá tràng, ở gần hay xa môn vị, đều có thể gây nên hẹp môn vị tạm thời hay vĩnh viễn.

Công tác thay băng điều trị bỏng

Tuỳ theo tình trạng của vết thương, nếu vết thương diện rộng, nhiều dịch mủ, thay băng hàng ngày, nếu diện hẹp, ít mủ thay băng  hai ngày một lần 2. kỹ thuật thay băng.

Bệnh học ngoại dị dạng bẩm sinh vùng rốn

Thoát vị cuống rốn là một dị dạng bẩm sinh trong đó một số tạng bụng trồi ra ngoài ổ bụng qua lỗ hổng của vành đai rốn tạo thành một khối phình được bọc kín bởi lớp phúc mạc nguyên thuỷ và lớp màng ối ở vùng rốn.

Bệnh học ngoại khoa vết thương thấu bụng

Thực tế khi có vết thương trực tiếp vào thành bụng mà không xuất hiện hội chứng mất máu cấp tính hoặc hội chứng viêm phúc mạc, chúng ta chỉ cần mở rộng thăm dò tổn thương thành bụng.

Bệnh học ngoại lao xương

Lao xương giống viêm xương là hay gây tổn thương ở người trẻ, nhưng khác viêm xương, tổn thương của lao thường bắt đầu ở xương xốp sau đó lan ra xung quanh.

Bệnh học ngoại chấn thương cột sống

Chấn thương cột sống nói chung chiếm khoảng 4-6% so với tất cả các chấn  thương. Trong thực tế khám chấn thương cột sống là khám  tổn thương ở đốt sống, đĩa đệm, dây chằng.

Bệnh học ngoại khoa sỏi ống mật chủ

Khi tắc mật, dịch mật không xuống tá tràng mà ứ đọng trong gan. Sắc tố mật, muối mật vào máu, bilirubin máu tăng cao, do sắc tố mật có màu vàng nên da, giác mạc mắt có màu vàng.

Bệnh học ngoại xơ vữa động mạch

Tổn thương khu trú ở lớp nội mạc, lớp nội mạc dày lên vừa phải. Các tế bào đặc trưng có chứa các tổ chức mỡ (tế bào bọt). Lớp áo giữa và áo ngoài bình thường.

Bệnh học ngoại trật khớp háng

Ở người lớn trật khớp háng do chấn thương mạnh xảy ra do một lực tác động gián tiếp vào đầu dưới xương đùi, và vùng gối khi đùi gấp, xoay trong và khép, khớp gối ở tư thế gấp.

Bệnh học ngoại khoa ung thư dạ dày

Ung  thư dạ dày là một trong những ung thư ống tiêu hóa thường gặp, trong thực tế tiên lượng vẫn không thay đổi nhiều từ nhiều năm nay. Thời gian sống đến 5 năm của  ung thư dạ dày khoảng 15% và thời gian sống 5 năm sau phẫu thuật triệt căn khoảng 30%. 

Bệnh học ngoại khoa ung thư đại tràng

Ung thư đại  tràng là loại ung thư hay gặp đứng  hàng  thứ hai trong các  loại ung thư đường  tiêu hoá  và  là  một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong  do ung thư nói  chung.

Bệnh học ngoại khoa ung thư trực tràng

Ung thư trực tràng là một bệnh thường gặp ở Việt Nam cũng như trên thế  giới. Khoảng 8000 trường hợp ung thư trực tràng ở Pháp mỗi   năm.  Tỷ  lệ nam/nữ là 1,5.

Bệnh học ngoại khoa ung thư thực quản

Ung thư thể thâm nhiễm chủ yếu phát triển ở lớp niêm mạc xâm lấn vào lớp dưới niêm mạc rồi vào lớp cơ, phát triển theo hình vòng nhẫn, do đó làm ống thực quản bị chít hẹp.

Bệnh học ngoại khoa ung thư gan

Ung thư gan nguyên phát ở các nước Âu - Mỹ rất hiếm gặp chiếm khoảng 1-2% các loại ung thư. Trong khi châu á, Phi rất hay gặp. Đây là loại ung thư tiến triển rất nhanh và điều trị đang còn gặp nhiều khó khăn.

Bệnh học ngoại sỏi hệ tiết niệu

Sỏi hệ tiết niệu bao gồm sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang và niệu đạo, sỏi thận, niệu quản và bàng quang hay gặp hơn: Sỏi thận là một bệnh phổ biến trên thế giới. Việt Nam nằm trong “vành đai” mắc sỏi thận khá cao.

Bệnh học ngoại u não

U não là một từ ngữ được các thầy thuốc lâm sàng gọi tên có tính cách quy  ước để chỉ các u trong sọ vì thực sự u trong mô não chỉ chiếm trên dưới 50% u trong sọ.

Bệnh học ngoại trật khớp khuỷu

Chỉ gặp trật khớp khuỷu ra trước khi có gẫy mỏm khuỷu, các dây chằng bị đứt các cơ nhị đầu, cơ bám vào mỏm trên lồi cầu bị đụng giập hoặc rách.

Bệnh học ngoại khoa thoát vị cơ hoành bẩm sinh

Thoát vị cơ hoành là tình trạng các tạng trong ổ phúc mạc đi vào trong lồng  ngực qua một lỗ khiếm khuyết của cơ hoành. Tần suất mắc bệnh, theo phần lớn tác giả, trong khoảng 1/2.000-1/5.000 trẻ sơ sinh sống.

Bệnh học ngoại u xơ tiền liệt tuyến

U xơ tiền liệt tuyến là một loại u lành tính thường gặp trong bệnh lý của hệ tiết niệu và thường xuất hiện ở nam giới lớn tuổi. Mặc dù có thể thấy u xơ tiền liệt tuyến xuất hiện ở người trẻ < 30 tuổi, nhưng chủ yếu là ở nam giới trên 60 tuổi.